Xu Hướng 9/2023 # Tại Sao Pate Chay Lại Dễ Gây Ngộ Độc? # Top 14 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tại Sao Pate Chay Lại Dễ Gây Ngộ Độc? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Pate Chay Lại Dễ Gây Ngộ Độc? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vào ngày 24/3 vừa qua, một bệnh nhân C.N.M nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy với tình trạng người mệt mỏi, nuốt khó và được được chẩn đoán là viêm thân não. Trong khi theo dõi tại bệnh viện, nạn nhân suy hô hấp và tim ngừng đột ngột, khi đưa về nhà thì tử vong.

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết rằng trường hợp tử vong này không hướng về ngộ độc Botulinum, bệnh viện đang kiểm tra để có kết quả cuối cùng. Kết quả xét nghiệm lần đầu cho thấy nước tiểu bệnh nhân có hàm lượng phốt pho vô cơ có trong thuốc diệt chuột.

Cụ thể vào ngày 20/3, bệnh nhân C.N.M (42 tuổi), chị gái C.N.H (53 tuổi) và P.T.T.T (16 tuổi) có nấu bún riêu chay ở một miếu gần nhà cho nhiều người cùng ăn. Trong lúc nấu ăn có sử dụng 1 hộp pate chay có dấu hiệu bị phồng hộp. Sau khi ăn, thì các bệnh nhân có dấu hiệu nhược cơ, suy hô hấp phải nhập viện.

Tình trạng sức khoẻ của hai bệnh nhân còn lại đang dần hồi phục và sử dụng thuốc giải độc tố Clostridium Botulinum – tác nhân được xác định có trong pate chay.

Vào khoảng tháng 9/2023, hiện tượng ngộ độc pate chay bỗng dưng bắt đầu với hơn 10 trường hợp ngộ độc tại chúng tôi với sản phẩm pate Minh Chay.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hồng, Viện Nghiên cứu Ung thư City of Hope của Mỹ cho biết, vi khuẩn Clostridium Botulinum chủng B có trong pate chay tiết ra độc tố Botulinum rồi tấn công các dây thần kinh của cơ thể, làm tê liệt các cơ, dẫn đến ngộ độc. Đây là vi khuẩn kỵ khí bắt buộc, gram dương, hình que, được ký hiệu từ A-G, và chủng A, B thường gây bệnh cho người.

Theo Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới chúng tôi cho biết độc tố Botulinum do vi khuẩn Clostridium Botulinum tạo ra có thể gây chết người. Loại độc tố trên chỉ tạo ra trong quá trình sinh bào tử và quá trình này chỉ xảy ra trong môi trường yếm khí.

Vi khuẩn Clostridium Botulinum chỉ phát triển được ở môi trường không có khí oxy, đặc biệt là ở môi trường kín như các loại thực phẩm đóng hộp (trong đó có pate chay). Chính vì thế, nếu thực phẩm được đóng hộp không đúng cách, dù vi khuẩn này có bị tiêu diệt nhưng bào tử của chúng vẫn phát triển và tạo ra độc tố.

Hơn nữa, theo Bác sĩ Trần Văn Phúc của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết rằng vi khuẩn Clostridium Botulinum chịu được môi trường có độ axit thấp, và ruột của con người có độ axit thấp nên vi khuẩn có thể tồn tại, phát triển và gây ngộ độc.

Qua các nhận định trên, có thể thấy không riêng gì pate chay mà hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp khác đều tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum gây ra.

Ban đầu khi phát bệnh, các triệu chứng bạn có thể gặp phải là mệt mỏi, không muốn ăn uống, chóng mặt, tiêu chảy, viêm dạ dày và ruột, nôn mửa,… Nếu bạn chỉ bị nhiễm một ít lượng độc tố thì các triệu chứng trên sẽ biến mất trong vài giờ.

Trường hợp nặng hơn có thể xảy ra là liệt các cơ từ thân trên xuống dưới. Và giai đoạn cuối sẽ gây khó thở, rối loạn nhịp thở và tử vong do suy hô hấp.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng vũ, vi khuẩn Clostridium Botulinum có thể bị tiêu diệt bằng cách đun sôi, độc tố Botulinum cũng bị tiêu diệt khi bạn đun thực phẩm ở 80 độ C trong 30 phúthoặc100 độ C trong 10 phút trước khi ăn là được.

Chọn mua các sản phẩm, thực phẩm chay có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đạt tiêu chuẩn an toàn và được công nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, như trường hợp ở trên, hộp pate chay đã bị phồng bạn phải lập tức bỏ đi, tránh sử dụng các thực phẩm đóng hộp có màu sắc, mùi vị lạ, khác thường

Advertisement

Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Hùng, trưởng khoa Bệnh nhiệt đới ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khuyến cáo mọi người nên giữ gìn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thực phẩm được nấu chín, không nên ăn thức ăn đóng hộp làm bằng tay mà không sử dụng công nghệ tiệt trùng.

Đối với những người đã lỡ sử dụng sản phẩm trên, bạn nên theo dõi sức khoẻ của mình, nếu có dấu hiệu gì bất thường thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và kịp thời theo dõi.

Nguồn: Báo Lao động

Những Thực Phẩm Kết Hợp Với Nhau Gây Ngộ Độc

NHỮNG THỰC PHẨM KẾT HỢP VỚI NHAU GÂY NGỘ ĐỘC, CHẾT NGƯỜI

Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Có những món ăn riêng thì không sao và rất có lợi cho sức khỏe nhưng khi kết hợp chúng lại thì có thể dẫn đến ngộ độc hoặc gây chết người.

Nếu ăn những loại động vật sống dưới nước có vỏ: hải sản, ốc… thì không nên uống vitamin C hay ăn hoa quả có nhiều vitamin C: cà chua, cà rốt, chanh, ới, cam, quýt, mướp đắng…

Bởi vitamin C khi kết hợp với chất asen pentavenlent có nhiều trong hải sản, động vật có vỏ sống dưới nước sẽ gây ra phản ứng hóa học biến thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc rất nguy hiểm cho tính mạng.

2. Rau dền với quả lê

Nếu ăn rau dền và quả lê, bạn sẽ dễ bị nôn.

3. Quả lê và thịt ngỗng

Bữa ăn của bạn có thịt ngỗng thì món tráng miệng tuyệt đối không ăn lê. Điều đó khiến bạn có thể bị sốt.

4. Trứng và óc lợn

Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.

5. Thịt gà với rau kinh giới

Việt Nam ta nổi tiếng với nhiều loại rau ăn kèm, nhưng không phải là chúng có thể kết hợp với loại thực phẩm nào cũng được.

Trong đó, thịt gà kiêng với rau kinh giới vì thịt gà tính cam ôn thuộc phong còn rau kinh giới tân tán, cay nóng. Ăn phải sinh ra chứng phong ngứa.

6. Thịt dê, thịt chó với nước chè

Trong thịt chó và thịt dê có chứa rất nhiều protein nên sau khi ăn mà chúng ta lại uống nước chè thì các chất acid tanic trong nước chè sẽ kết hợp với protein tạo thành chất tannalbin khiến cho niêm mạc ruột bị se lại, giảm nhu động ruột dẫn đến nguy cơ bị táo bón và có khả năng dẫn đến ung thư.

7. Quả hồng với khoai lang

Tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axit, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.

8. Chuối và sữa

Chuối có nhiều kali và sữa có các enzyme có thể gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa. Khi kết hợp với nhau, chúng trở nên độc hại cho cơ thể, hay khó tiêu, trướng bụng…

9. Sữa đậu nành và trứng gà

Trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

10. Sầu riêng với rượu, bia

Ăn sầu riêng và uống rượu có thể giết chết bạn. Hàm lượng sulfur cao trong sầu riêng ngăn enzyme phân giải cồn trong cơ thể bạn, khiến gan bị quá tải

3.5/5 – (2 bình chọn)

Củ Sắn Và Tác Dụng Của Củ Sắn, Tại Sao Ăn Sắn Bị Say, Ngộ Độc?

Củ sắn là một loại thực phẩm rất đa năng vừa có thể ăn sống để thanh nhiệt, giải độc vừa có thể nấu chín để tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn như bánh củ sắn chiên mè, củ sắn xào thịt,…

Củ sắn là gì?

Cây củ sắn hay còn được gọi là cây củ đậu thuộc loài dây leo thân thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, củ sắn sẽ được tạo thành do những đoạn rễ cái phình to và củ to nhất có thể nặng đến 20kg, dài 2m.

Bên ngoài củ sắn là lớp vỏ mỏng màu vàng bao bọc phần ruột có màu trắng kem (giống quả lê). Khi ăn có vị ngọt mát, có thể dùng để ăn sống chấm cùng muối ớt hoặc nấu chín thành nhiều món như súp, xào chung với tôm, thịt, salad, hầm canh,…

Trong củ sắn có chứa chất gì?

Củ sắn giàu chất bột với 2,4%, đường toàn bộ (glucose) 4,51% , một ít protein (1,46%) , chứa 86-90% nước. Hạt bột sắn nhỏ mịn, độ dính cao nhưng nghèo chất béo và nhất là nghèo đạm, hàm lượng các acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.

100g củ sắn luộc có chứa 112 calo

Thành phần Số lượng

Tỷ lệ chất khô (%) 30-40

Hàm lượng tinh bột (%) 27- 36

Đường tổng số (% FW) 0,5-2,5

Đạm tổng số (%FW) 0,5-2,0

Chất xơ (%FW) 1,0

Chất béo (%FW) 0,5

Chất khoáng (%FW) 0,5-1,5

Vitamin A (mg/100gFW) 17

Vitamin C (mg/100gFW) 50

Năng lượng (KJ/100g) 607

Yếu tố hạn chế dinh dưỡng Cyanogenes

Tỷ lệ trích tinh bột (%) 22-25

Kích thước hạt bột (micron) 5-50

Amylose (%) 15-29

Độ dính tối đa (BU) 700-1100

Nhiệt độ hồ hóa (OC) 49-73

Ngược lại với củ, phần còn lại của cây củ sắn rất độc, hạt có chứa độc tố rotenone, dùng để diệt côn trùng và thuốc cá, diệt rệp rau và rệp thuốc lá. Lá có chứa các chất độc đối với cá và động vật nhai lại (trừ ngựa).

Phân biệt củ sắn và sắn dây

Thật ra củ sắn và sắn dây là 2 loại hoàn toàn khác nhau. Cả hai đều có tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Củ sắn tròn thì mọng nước còn sắn dây có hình dáng dài, nhiều tinh bột hơn.

Tác dụng của củ sắn

Củ sắn là một loại thực phẩm dễ kiếm, rẻ tiền nhưng lại mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời như

Giảm cân

Củ sắn luôn là một trong những món ăn vặt lý tưởng của hội giảm cân bởi 100g sắn chỉ có 29kcalo lại còn không chứa chất béo. Ngoài ra củ sắn còn cung cấp các loại khoáng chất như vitamin, muối khoáng, chất xơ, canxi, photpho… giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể trong quá trình giảm cân.

Tốt cho hệ tiêu hóa và bệnh trĩ

Theo Đông y thì củ đậu có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, sinh tân, giàu chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giúp dạ dày co bóp tốt, ổn định hệ tiêu hóa và có lợi cho đại tiện.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Củ sắn chứa rất nhiều chất xơ giúp làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL, hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như mỡ máu, xơ vữa động mạch,…

Kháng khuẩn

Lượng vitamin B6 có trong củ sắn có tác dụng hỗ trợ các chức năng thần kinh, giúp hình thành các tế bào máu đỏ và tổng hợp kháng thể để chống lại các loại virus, vi khuẩn đến từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Tốt cho mẹ bầu

Khi các bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai, bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của mẹ bầu để phòng tránh căn bệnh này mẹ bầu nên thường xuyên ăn củ sắn sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định. Vì trong củ đậu giàu chất xơ, có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt.

Cách chế biến củ sắn Lưu ý khi chế biến củ sắn để không bị say, ngộ độc

Người ta thường nói cái gì nhiều quá cũng không tốt vậy nên dù mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời thì bạn cũng nên lưu ý một số điểm nhỏ sau:

Không ăn củ đậu trừ bữa để giảm cân: Củ đậu không thể cung cấp hết tất cả chất dinh dưỡng mà bạn cần trong ngày, vì vậy nên nếu chỉ ăn củ đậu sẽ khiến cơ thể thiếu chất gây tình trạng bủn rủn mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không ăn hạt và lá: Trong hai bộ phận này chứa chất tephrosin và rotenon có thể gây ngộ độc, đau bụng, co giật toàn thân, suy hô hấp,…rất nguy hiểm. Vì vậy khi mua nguyên chùm củ đậu tươi phải cắt bỏ hết dây lá trước khi chế biến.

Bên cạnh đó thì để mua được củ đậu ngọt xốp không bị xơ thì bạn nên chọn củ có hình dạng cân đối, vỏ nhẵn mỏng, cuống nhỏ. Những củ thô sần, cuống lớn thường sẽ bị khô, lạt và xơ, ăn kém ngon.

Sau khi chọn được củ sắn ngon thì bạn cũng nên sơ chế đúng cách để loại bỏ các độc tố

Theo PGS Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội ): “Khi ăn sắn phải lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đây là những phần chứa nhiều độc tố. Ngâm trong nước sạch càng lâu càng tốt, rồi rửa sạch nhiều lần. Khi luộc, cần mở nắp mục đích để độc tố tan theo nước và bốc hơi đi. Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay không để lâu, nếu không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cá”.

Các món ngon từ củ sắn

Thịt kho củ sắn

Với nguyên liệu chính là thịt heo và củ sắn cùng với các gia vị nêm nếm. Các bạn đã có được một món ăn cùng với cơm siêu ngon rồi. Thịt ngấm gia vị mặn mặn, ngọt ngọt thêm một chút cay cay. Củ sắn giòn giòn, sần sật lại có vị ngọt nhẹ, ăn mãi không bị ngán.

Củ đậu xào tôm

Xiên sườn chay củ sắn áp chảo

Bò xào củ sắn

Củ sắn thái sợi xào cùng thịt bò, nêm thêm một chút gia vị thì đã có ngày một món siêu ngon để ăn cơm rồi. Thịt bò mềm, ngọt, củ sắn giòn. Cả nhà ai cũng mê.

Nem củ đậu

Với những nguyên liệu làm nem và lần này bạn thêm củ đậu và bào nhỏ. Nêm nếm gia vị rồi cuộn lên. Chiên nem củ đậu với dầu, làm thêm một bát nước mắm chanh tỏi ớt nữa thì đúng chuẩn bài luôn. Nem chiên lên giòn với các gia vị vừa miệng. Chấm thêm nước mắm thì lại đậm đà hơn.

Chè củ đậu

Món chè này ngoài củ đậu thì bạn thêm cả củ năng, cắt thành hạt lựu. Sau đó bạn cho bột năng, đường vào trộn đều (Phần củ đậu bạn muốn có màu xanh thì xay lá dứa và ngâm với củ đậu

Advertisement

Củ đậu lắc

Công thức làm như xoài lắc thôi. Bạn cắt củ đậu ra rồi nêm cùng với nước mắm, đường, ớt bột,… Lắc đều và cùng chiến nó thôi. Củ đậu giòn đã ngấm vị mặn mặn, ngọt ngọt, cay cay. Mới kể cho bạn nghe thôi mà mình đã chảy nước miếng đây rồi nè.

Mứt củ đậu

Sinh tố củ đậu – cà rốt

Chỉ cần có cà rốt và củ đậu rửa sạch, gọt vỏ và cắt nhỏ. Sau đó bạn xay lên. Bạn có thể thêm một chút đường hoặc để nguyên để uống nguyên chất nhất. Sinh tố vừa mát, ngọt nhẹ nhẹ.

Củ đậu hầm sườn

Các câu hỏi thường gặp đối với củ sắn Ăn củ sắn có giảm cân hay không?

Củ sắn có rất nhiều chất xơ và nước, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn,. Ngoài ra, củ sắn chứa rất ít chất béo nên hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Dấu hiệu bị ngộc độc sắn là gì?

Trong lá và hạt của củ sắn có chứa chất tephrosin và rotenon, gây ra ngộ độc. Sau khi ăn phải lá và hạt của củ sắn sẽ xuất hiện tình trạng đau bụng, co giật, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp và suy hô hấp, có thể gây ra tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Cách xử lý khi bị ngộ độc sắn

Khi xảy ra tình trạng ngộ độc sắn, ngộ độc củ sắn bạn hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Nguồn: Báo Lao động

Cách Làm 5 Món Ngon Từ Khoai Mì Đơn Giản Lại Dễ Gây Nghiện

Từ những củ khoai mì bình dân vậy mà người ta lại có thể làm ra hằng hà những món ngon từ khoai mì khác nhau, và được nhiều người ưa thích các món bánh ăn vặt như bánh tằm, khoai mì nướng, bánh khoai mì chiên giòn… Đây đích thực là những món ngon từ khoai mì không ngán mà còn rất dẻo, dễ gây nghiện mà công thức làm cũng đơn giản không kém.

1. Bánh tằm khoai mì hấp

Bánh tằm khoai mì hấp là một trong những món bánh tráng miệng và là món ăn vặt khá phổ biến của người dân miền Nam Bộ, gắn liền với tuổi thơ của khá nhiều người. Chỉ cần được một lần nếm thử thì mãi không bao giờ quên được hương vị đó, bánh có hình dáng giống con tằm nên được gọi là bánh tằm. Bánh nhìn khá đơn giản, hương vị cũng đơn giản và đương nhiên cách làm cũng đơn giản không kém.

Nguyên liệu làm Bánh tằm khoai mì hấp

750g Khoai mì

120ml Nước cốt dừa

30g Bột năng

20ml Nước lá dứa

20ml Nước ép củ dền

30g Dừa nạo

50g Đường trắng

1/2 muỗng cà phê Muối

30g Đậu phộng giã nhỏ

Hướng dẫn làm Bánh tằm khoai mì hấp

– Khoai mì mua về bóc sạch vỏ ngâm trong nước cùng với một chút muối để khử độc khoai và làm cho khoai trắng hơn. Sau đó bào khoai thành những sợi nhỏ, vắt bỏ nước, lấy khoai mì.

– Sau khi đã vắt hết nước ở khoai mì đã bào sợi thì cho nước cốt dừa, bột năng vào chung tô khoai mì. Dùng nĩa trộn đều hỗn hợp.

– Sau đó chia hỗn hợp khoai mì ra làm 3 phần bằng nhau. Cho vào mỗi tô khoai mì lần lượt là 20ml nước củ dền, 20ml nước lá dứa, 20ml nước cốt dừa và trộn đều để màu được hòa quyện vào khoai mì.

– Kế đến cho mỗi màu vào mỗi khuôn hoặc dụng cụ nào bạn muốn. Trước khi cho vào khuôn nhớ bôi chút dầu ăn vào mỗi khuôn để bánh không bị kết dính khi hấp chín. Mỗi khuôn như vậy sẽ hấp khoảng 20 phút để khoai mì chín.

– Trộn hỗn hợp bánh tằm khoai mì: Cho khoai mì vào sẵn tô lớn, thêm dừa nạo, đường trắng, muối, đậu phộng rang giã nhỏ. Dùng đũa nĩa trộn đều hỗn hợp lại với nhau.Vậy là món bánh tằm khoai mì đã hoàn thành. Một món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn đúng không nào?

Xem và lưu lại cách làm Bánh tằm khoai mì hấp

2. Khoai mì hấp nước cốt dừa

Nguyên liệu làm Khoai mì hấp nước cốt dừa

2kg Khoai mì

700g Dừa nạo

1 bó Lá dứa

2 muỗng cà phê Đường trắng

100g Mè trắng

1 muỗng cà phê Bột bắp

Hướng dẫn làm Khoai mì hấp nước cốt dừa

– Dừa nạo mua về, cho vào nước sôi. Sau đó nhồi kỹ và vắt lấy nước cốt dừa đặc, để riêng qua bên. Sau đó cho vào thêm nước nóng, vắt lấy 1 tô nhỏ nước dão.

– Lột khoai mì ngâm với một chút muối, ngâm khoảng nữa ngày cho ra hết chất độc. Khoai mì cho vào xửng hấp, như hấp xôi. Khi hấp cho lá dứa vào hấp cùng, rưới 1/2 lượng một chút nước dão dừa vào. Khoai mì chín, tắt bếp.

– Lấy 1/2 lượng nước dão dừa còn lại, cho vào bột bắp (hoặc bột năng), đường, một chút muối, lá dứa bắt lên bếp quậy riu riu cho nước dão dừa sệt lại. Đổ hết nước cốt dừa vào sôi lên 1 lần, rồi tắt bếp.

-Rang mè vàng nhắc xuống cho vào một ít muối ( khoảng đầu muỗng cf không thôi mặn. Khoai mì chín, gấp ra đĩa, khi ăn rưới lên xíu muối mè.

Xem và lưu lại cách làm Khoai mì hấp nước cốt dừa

3. Bánh khoai mì chiên giòn

Bánh khoai mì chiên giòn này là kiểu chiên giòn theo sợi, bạn có thể cảm nhận được độ giòn cũng như độ ngọt hoàn chỉnh ở trong loại bánh này. Chỉ với củ khoai mì sợi, khoai mì đã được nghiền rồi thêm sữa đặc, kết hợp cùng một số nguyên liệu khác đem đi chiên giòn đã có thể tạo ra món ăn mà bạn có thể mê mệt. Bánh khoai mì chiên giòn này khá thích hợp vào những ngày se lạnh nữa đấy!

Nguyên liệu làm Bánh khoai mì chiên giòn

200g Khoai mì

50g Dừa nạo

30ml Sữa đặc

30ml Nước cốt dừa

20g Đường trắng

30g Mè trắng

1/2 chén Dầu ăn

Hướng dẫn làm Bánh khoai mì chiên giòn

– Khoai mì gọt vỏ, ngâm trong nước khoảng 30 phút, rửa sạch. 1/2 khoai mì đem bào nhỏ, phần còn lại cho vào nồi, hấp chín.

– Nghiền nhuyễn khoai mì đã hấp, cho khoai mì bào nhỏ, dừa nạo, sữa đặc, nước cốt dừa,  đường trắng vào, trộn đều. Vo bánh thành từng viên tròn, ấn hơi dẹp khoảng 1,5cm.

– Sau đó eắc mè trắng lên, cho vào chảo dầu ăn, chiên vàng giòn. Gắp bánh ra đĩa, để ráo dầu và thưởng thức.

Xem và lưu lại cách làm Bánh khoai mì chiên giòn

4. Bánh khoai mì nướng nước cốt dừa Nguyên liệu làm Bánh khoai mì nước cốt dừa

1kg Khoai mì

250g Đường trắng

600g Nước cốt dừa

150g Bột năng

150g Sữa đặc

80g Bơ

2 quả Trứng gà

Hướng dẫn làm Bánh khoai mì nước cốt dừa

– Khoai mì bóc vỏ, rửa sạch đem mài nhuyễn rồi dùng vải vắt ráo nước. Dùng tay trộn đều khoai mì với đường và bột năng.

– Thêm vào nước cốt dừa, bơ, 2 trứng gà trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất. Sau đó thêm 150g sữa đặc vào trộn đều lên.

– Cho hỗn hợp vào khuôn nướng ở 180 độ C trong khoảng 90 phút là bánh chín. Đợi bánh nguội là có thể dùng.

Xem và lưu lại cách làm Bánh khoai mì nướng nước cốt dừa

5. Chè khoai mì dừa nạo

Chị em nào hảo ngọt thì phải lưu ngay công thức nấu chè khoai mì dừa nạo này, đây cũng là món chè khoái khẩu của nhiều chị em bởi cái bùi bùi, dẻo dai của khoai mì, thêm cái sần sật của dừa nạo, vị thơm và béo của nước cốt dừa và vani hòa quyện ăn rất ngon.

Nguyên liệu làm Chè khoai mì dừa nạo

800g Khoai mì

150g Đường vàng

1 củ Gừng

50g Đậu phộng

100g Dừa nạo

1g Muối

1 lít Nước

Hướng dẫn làm Chè khoai mì dừa nạo

– Khoai mì mua về đem rửa sạch rồi dùng dao khứa đến phần thịt sắn, lột sạch vỏ rồi đem ngâm trong chậu nước muối loãng 2 tiếng để thải hết độc tố trong khoai mì.

– Trong thời gian ngâm sắn với nước muối loãng thì bạn đem rang đậu phộng cho chín, tiếp theo xát sạch vỏ đậu rồi cho vào túi ni lông, túm chặt miệng túi và dùng chày giã cho đậu dập ra là được.

– Khoai mì sau khi đã ngâm xong thì rửa lại và cho vào nồi nước, thêm 1 xíu muối rồi luộc cho tới khi khoai mì chín. Vớt khoai mì ra để cho nguội bớt sau đó đem thái miếng vừa ăn.

– Gừng đem cạo vỏ rồi thái sợi. Cho nước vào nồi cùng với đường vàng, khuấy đều và nấu cho nước đường sôi lên thì cho gừng vào nấu cùng.

– Tiếp theo bạn cho tất cả khoai mì vào nồi, khuấy đều nấu cho sôi khoảng 2-3 phút cho sắn ngấm đường.Trong khi đó bạn hòa tan bột năng với 1 chút nước rồi chế từ từ vào nồi sắn, vừa chế vừa khuấy tới khi thấy chè có độ sánh đặc như ý thì dừng lại. Nấu cho chè sôi lên là có thể tắt bếp.

Xem và lưu lại cách làm Chè khoai mì dừa nạo

Tổng hợp

Đăng bởi: Tú Trần

Từ khoá: Cách Làm 5 Món Ngon Từ Khoai Mì Đơn Giản Lại Dễ Gây Nghiện

Tại Sao Thất Tịch Lại Có Mưa? Thất Tịch Không Mưa Thì Sao?

Ngày lễ Thất tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu man mác buồn của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Tương truyền từ ngàn xưa, có chàng Ngưu Lang hiền lành, chăm chỉ trong một lần đi chăn trâu đã vô tình gặp nàng tiên Chức Nữ xinh đẹp, mang nét dịu hiền, đằm thắm. Chức Nữ là con gái Thiên Hậu xinh đẹp. Hai người đem lòng yêu nhau và có với nhau đứa con kháu khỉnh.

Vào một ngày nọ Chức Nữ phải trở về trời theo lệnh của Thiên Hậu, nàng đành phải rời bỏ chồng và con. Ngưu Lang và các con ở hạ giới ngày ngày nhớ thương nàng nên đã cùng nhau đi tìm Chức Nữ. Nhưng tới sông Thiên Hà, phận là phàm nhân nên họ không thể vượt qua.

Ngưu Lang và hai con quyết không trở về, ngày ngày ngồi đợi bên dòng sông, mong ngày đoàn tụ. Họ biến thành một ngôi sao nhỏ và một ngôi sao lớn chờ đợi tin tức của Chức Nữ.

Thiên Hậu cảm động tấm lòng của Ngưu Lang dành cho Chức nữ nên đã cho phép hai người được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm. Họ đoàn tụ trên cầu Ô Thước được đàn quạ trời tạo ra.

Mặc dù đã được gặp nhau nhưng mỗi năm họ cũng chỉ được đoàn tụ một lần và thời gian bên nhau không dài. Mỗi lần gặp nhau, Chức Nữ mang lòng nhớ thương cùng biết bao tâm sự chất chưa trong lòng. Nàng khóc, nước mắt hóa thành cơn mưa tháng bảy ray rứt. Vì thế, hằng năm đến ngày Thất tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch, trời luôn đổ cơn mưa.

Thực tế ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm đều có những cơn mưa lất phất và cũng từ truyền thuyết trên mà dân gian quan niệm ngày Thất Tịch (7/7) hằng năm sẽ mưa. Lúc này cũng là lúc Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là truyền thuyết lý giải cho việc ngày thất tịch thường mưa. Cũng có khi ngày này không mưa, cũng là lẽ rất thường tình.

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng.

Vào ngày lễ Thất Tịch, mọi người thường thực hiện rất nhiều hoạt động, xem như để nhớ đến chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ăn chè đậu đỏ cầu duyên

Vào ngày này, các bạn trẻ thường ăn chè đậu đỏ để cầu tình duyên. Màu đỏ của đậu mang ý nghĩa may mắn, người ăn sẽ mau chóng tìm được ý trung nhân của đời mình.

Đi chùa cầu điềm lành

Dân gian quan niệm rằng, vào ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, đi chùa sẽ mang đến điềm lành cho gia đình, giúp mọi người hòa thuận, hạnh phúc.

Thả đèn lồng

Hoạt động thả đèn lồng cùng người mình thương cũng được các bạn trẻ yêu thích. Những chiếc đèn lồng đại diện cho những ước mong của các đôi trai gái cho một tổ ấm lâu dài.

Tặng quà cho người mà mình yêu thương

Advertisement

Ngày Thất tịch, mọi người cũng sẽ dành những phần quà cho người thân để thể hiện tình yêu thương của mình với người đó.

Giá Hạt Dổi Hiện Nay, Tại Sao Lại Đắt Như Vậy?

Dổi là một loài cây mọc tự nhiên ở vùng Tây Bắc. Cây dổi tuổi càng lớn, sinh sống ở vùng núi càng cao thì cho hương vị càng thơm ngon hấp dẫn. Vì vậy, dổi phải được sinh trưởng và thu hái tự nhiên chứ không thể canh tác đại trà. Đây cũng là một lý do khiến hạt dổi Tây Bắc trở nên đắt đỏ và hiếm. Vậy giá hạt dổi hiện nay trên thị trường là bao nhiêu là phù hợp?

Giá hạt dổi hiện nay trên thị trường?

Vừa ngon vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạt đổi được coi là “vàng đen” mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng cho người dân nơi đây.

Hạt dổi rừng hiện nay trên thị trường có giá dao động  từ 2,5 đến 3 triệu đồng một kg. Loại cao cấp nhất là hạt dổi được thu hoạch từ cây dổi rừng cổ thụ, tuổi đời trên 30 tuổi giá có thể lên đến 4 triệu đồng một kg mà vẫn đắt hàng. Loại hạt dổi này cực kỳ quý hiếm và ít người bán.

Hiện nay, thứ gia vị này còn được xuất khẩu sang cả thị trường Châu Âu càng làm chúng trở nên có giá trị và đắt đỏ.

Tại sao giá hạt dổi lại đắt như vậy? Hạt dổi rừng rất quý hiếm

Dổi là cây thân gỗ cao, mọc tự nhiên, có tán lá rộng. Loại cây này phát triển chủ yếu trên những vùng đồi núi thoáng mát, trong lành và có nhiều ánh sáng tự nhiên.

Dổi thường ra hoa khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 và thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10. Dổi ra hoa 1 vụ 1 năm nên hạt dổi thu hoạch được rất hiếm.

Để có thể ra quả cho hạt thì cây dổi mất 5 năm để phát triển. Tuy nhiên, phải có tuổi đời trên 10 năm, cây mới có thể cho một lượng hạt nhất định từ 3kg trở lên. Những cây dổi mới lớn chỉ có thể thu hoạch được từ 0,5 đến 1kg một vụ mùa.

Bình quân, mỗi cây dổi từ 15 tuổi trở lên sẽ cho thu hoạch từ 7 đến 10kg hạt tươi. Nếu phơi khô thì 3kg hạt dổi tươi mới cho được 1kg hạt khô.

Do số lượng ít nên hạt dổi rừng khá quý hiếm, thường xuyên hết hàng, không đủ để bán cho khách.

Quy trình sản xuất hạt dổi kỳ công và vất vả

Bên cạnh hương vị tê cay đặc trưng, hạt dổi đắt đỏ còn do quy trình sản xuất kỳ công và vất vả. Cây dổi thuộc loài thân gỗ thẳng đứng, cao 15 đến 20m, ít cành. Vì vậy việc hái lượm thủ công diễn ra rất khó khăn.

Để khai thác hạt dổi, người bản địa phải giỏi leo trèo thì mới thực hiện được. Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuẩn xác. Trong quá trình thu hái người dân cũng hạn chế tối đa việc bẻ cành vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất các năm tiếp theo.

Cách thứ hai là đợi quả dổi chín rụng tự nhiên. Cách này người dân phải trải 1 lớp bạt để hạt dổi khi rơi xuống từ độ cao 15-20m sẽ không bị lẫn vào các lớp cỏ bụi. Đồng thời hạt bị không bị lẫn các tạp chất.

Hạt dổi sau khi thu hái sẽ được gom lại, loại bỏ những tạp chất lẫn. Sau đó sẽ được phơi khô dưới ảnh nắng tự nhiên cho nứt vỏ. Khi đó người dân sẽ dùng tay để tách hạt khỏi vỏ.

Hương vị hạt dổi khác biệt, hấp dẫn, nhiều người yêu thích

Không giống như các loại gia vị khác, hạt dổi có một mùi thơm quyến rũ, cay âm ấm, tê tê ở đầu lưỡi và thơm mùi núi rừng. Hương vị đó quyến rũ khiến bao người say mê. Hương vị các món ngon nổi tiếng thịt trâu gác bếp, thịt lợn rừng, thịt gà nướng Tây Bắc,… cũng nhờ hạt dổi góp phần ngon khác biệt.

Vì vậy nhiều chị em nội trợ, khách du lịch, thực khách xa gần hay nói đùa nhau rằng “đừng thử, kẻo nghiện hạt dổi”.

Mua hạt dổi ở đâu uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh?

Hạt dổi là loại gia vị chỉ có Tây Bắc mới sản xuất được và cho chất lượng tốt nhất. Giờ đây người dân thành phố Hồ Chí Minh yêu thích hương vị hạt dổi có thể dễ dàng mua hàng tại chúng tôi mà không phải đi đâu xa. Đây là một Cửa hàng quà miền Bắc – chuyên cung cấp các loại đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc.

Quà miền Bắc được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng vì nguồn gốc hàng rõ ràng, hàng chuẩn rừng cực thơm.

Quý khách hàng tại TPHCM có thể mua hạt dổi mắc khén chuẩn Tây Bắc tại:

CH 1: Số 38B đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, TPHCM

CH2: Chung cư 9 view Hưng Thịnh, đường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TPHCM (Cạnh

trường Cao đẳng công thương TPHCM)

Hotline: 0932 761 868 (viber/zalo)

Đăng bởi: Tiên Dương

Từ khoá: Giá hạt dổi hiện nay, tại sao lại đắt như vậy?

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Pate Chay Lại Dễ Gây Ngộ Độc? trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!