Bạn đang xem bài viết Rối Loạn Giấc Ngủ Trong Thai Kỳ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với hầu hết phụ nữ, thời điểm mang thai là một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhưng bên cạnh những niềm vui đó, đối với nhiều người thời điểm này cũng gặp rất nhiều rắc rối đối với sức khỏe. Trong đó rối loạn giấc ngủ là một vấn đề gặp khá phổ biến ngay cả đối với những phụ nữ chưa bao giờ gặp vấn đề với giấc ngủ trước đó. Trên thực tế, theo một nghiên cứu, 78% phụ nữ cho biết giấc ngủ bị xáo trộn nhiều hơn trong thời kỳ mang thai so với những thời điểm khác.
1.1 Mất ngủ 1.2 Ngủ quá nhiều vào ban ngàyMột trong những lý do gây mệt mỏi và khó ngủ khi mang thai là thay đổi nồng độ hormone. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, nồng độ progesterone tăng cao có thể gây nên ngủ nhiều vào ban ngày. Từ đó, do ban ngày ngủ quá nhiều nên ban đêm không thể ngủ được.
1.3 Hội chứng ngưng thở khi ngủNgưng thở khi ngủ thực chất là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp lặp đi lặp lại. Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Khi ngưng thở, không khí qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm nồng độ oxi trong máu. Trong lúc ngủ, người bị tình trạng này có thể thường xuyên tỉnh dậy với cảm giác nghẹt thở và thở hổn hển. Cổ họng đau và khô, cảm giác mệt mỏi mất năng lượng.
1.4 Hội chứng chân không yên (RLS)Trong một nghiên cứu trên 600 phụ nữ mang thai. Có 26% phụ nữ nói rằng họ có các triệu chứng của hội chứng chân không yên (RLS). Hội chứng chân không yên là một tình trạng đặc trưng bởi cảm giác khó chịu ở chân. Nó thôi thúc bản phải di chuyển và chân không thể để yên được. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm và giảm khi người bị phải di chuyển liên tục. Chính vì phải di chuyển liên tục để không khó chịu khiến bản không thể ngủ được. Nguyên nhân của hội chứng chân không yên hiện vẫn chưa được làm rõ. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy thiếu sắt và acid folic có ảnh hưởng đến hội chứng này. Ngoài ra, nồng độ Estrogen tăng cao trong thai kỳ cũng góp phần vào tình trạng này.
1.5 Trào ngược dạ dày thực quảnTriệu chứng của tình trạng này đó là cảm giác ở nóng, ợ chua trong lúc ngủ. Gây cảm giác khó chịu làm bạn tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng này được giải thích là do tăng lượng hormon trong thai kỳ. Điều này làm giảm nhu động dạ dày và thực quản, khiến thức ăn bị trào lên trong khi ngủ. Thêm vào đó, khi thai càng ngày càng lớn, sẽ đẩy dạ dày lên cao hơn. Từ đó làm tăng nặng hơn tình trạng rối loạn mất ngủ trong thời gian thai kỳ.
Ngủ nghiêng bên trái để cải thiện lưu lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi, cho tử cung và thận của bạn. Cố gắng tránh nằm ngửa trong thời gian dài.
Uống nhiều nước trong ngày nhưng hãy giảm lượng nước trong vài giờ trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm nhiều. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ.
Để tránh ợ nóng, giảm thực phẩm cay, có tính axit hoặc chiên. Ngoài ra, ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày. Hoặc có thể tới gặp bác sĩ để được kê toa thuốc dạ dày.
Nếu bạn vẫn không thể ngủ dù đã thử các biện pháp thư giãn. Lúc này đừng nằm trên giường buộc mình phải ngủ nữa. Hãy đứng dậy và đọc một cuốn sách, đan hoặc móc một cái gì đó mà bạn cảm thấy thoải mái. Hãy để cơn buồn ngủ đến thật tự nhiên.
Nếu bạn mất ngủ kèm theo các tình trạng lo lắng hay trầm cảm. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ, xem có cần phải sử dụng thuốc hay không.
Rối loạn giấc ngủ đa phần chỉ thoáng qua trong một giai đoạn của thai kỳ. Nhưng nếu tình trạng quá kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người mẹ. Bạn cần phải tới gặp bác sĩ để có chỉ định sư dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc tuy là cần hạn chế trong thai kỳ. Nhưng đối với những trường hợp caanff thiết vẫn phải sử dụng. Bác sĩ sẽ theo dõi và kê toa các loại thuốc qua nhau thai ít nhất để tránh ảnh hưởng đến em bé nhất có thể.Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm
Rối Loạn Chuyển Hóa: Có Nguy Hiểm Hay Không?
Mỗi ngày chúng ta đều đưa một lượng thức ăn vào cơ thể và những thức ăn này cần một quá trình gọi là quá trình chuyển hóa. Để biến thức ăn thành các chất cần thiết để cơ thể sử dụng. Nếu quá trình này bị “hư hỏng” thì cơ thể chúng ra sẽ xảy ra những chuyện gì. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về “Rối loạn chuyển hóa là gì?”
Chuyển hóa là quá trình hóa học mà cơ thể sử dụng để biến đổi thứ ăn thành “nhiên liệu” để giúp cơ thể tồn tại.
Những chất dinh dưỡng (thức ăn) bao gồm protein, carbohydrate và chất béo. Các chấy này được phân hủy bởi các enzyme trong hệ thống tiêu hóa và sau đó được mang đến các tế bào để làm nhiên liệu hoạt động. Các chất dinh dưỡng có thể được sử dụng ngay lập tức hoặc được dự trữ trong gan, mỡ và các mô cơ để giành cho sử dụng sau này khi cần thiết.
Rối loạn chuyển hóa là khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị thất bại và khiến cơ thể quá nhiều hoặc quá ít các chất cần thiết để duy trì sức khỏe.
Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với những sai sót trong quá trình trao đổi chất. Cơ thể cần phải có axit amin (axit amin là thành phần quan trọng. Nó cấu thành nên các loại protein khác nhau) và nhiều loại protein khác nhau để cơ thể hoạt động. Ví dụ như não cần canxi, kali và natri để tạo ra các xung điện dẫn truyền và lipid (chất béo) để giúp cho hệ thần kinh hoạt động khỏe mạnh.
Trong đó, rối loạn chuyển hóa có thể có nhiều dạng khác nhau. Bao gồm:
Thiếu một loại enzyme hoặc vitamin cần thiết cho một phản ứng hóa học quan trọng trong cơ thể
Phản ứng hóa học bất thường gây cản trở cho quá trình trao đổi chất của cơ thể
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Bạn có thể bị bệnh rối loạn chuyển hóa nếu một trong những cơ quan sau có vấn đề ví dụ như gan, tụy – chức năng của các cơ quan này bị rối loạn. Những rối loạn này có thể do di truyền, thiếu hụt một số loại hóc môn hoặc enzym nhất định, tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhất định hoặc do nhiều yếu tố khác
Một đột biến gen có thể gây ra hàng trăm các rối loạn di truyền khác nhau. Những di truyền này có thể truyền qua nhiều thế hệ khác nhau trong gia đình. Một số đột biến gen cho các rối loạn bẩm sinh đặc biệt như thiếu máu hồng cầu hình liềm, xơ nang, bênh Gaucher…
Đái tháo đườngBệnh đái tháo đường là một trong những rối loạn chuyển hóa phổ biến nhất. Có hai loại đái tháo đường
Đái tháo đường tuýp 1: nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng và người ta cho rằng có thể là do gen.
Đái tháo đường tuýp 2: có nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân đó có thể là do gen.
Theo hiệp hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam. Vào năm 2023, ở nhóm tuổi từ 18-69% trên toàn quốc tỉ lệ đái tháo đường là 4,1%, tiền đái tháo đường là 3,6%
Trong đó, bệnh đái tháo đường tuýp 1, các tế bào T trong hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự tấn công và tiêu diệt các tế bào beta tụy – một loại tế bào ở tụy sản sinh insulin để giúp glucose đi vào trong tế bào. Theo thời gian, việc thiếu hụt insuline có thể gây ra
Tổn thương thận và thần kinh.
Suy giảm thị lực.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.
Đã có hàng trăm các sai sót bẩm sinh trong quá trình chuyển hóa được ghi nhận. Hầu hết các bệnh này là cực kì hiếm. Tuy nhiên, có thể ước tính rằng cứ 1000 trẻ sơ sinh được sinh ra thì có 1 trẻ bị rối loạn chuyển hóa. Một số rối loạn chuyển hóa chỉ có thể được điều trị bằng các hạn chế các loại thức ăn, đồ uống và các chất mà cơ thể của trẻ không thể xử lý được.
Các rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa thường gặp là:
Bệnh GaucherỞ những bệnh nhân mắc bệnh Gaucher, cơ thể mất khả năng phân hủy một số loại chất béo đặc biệt. Điều này dẫn đến các chất béo tích tụ trong gan, lách, và tủy xương. Việc tích tụ có thể gây đau, tổn thương xương và thậm chi tử vong. Bệnh Gaucher được điều trị bằng liệu pháp thay thế enzyme.
Bệnh kém hấp thu glucose galactoseGlucose và galactose (một loại đường cần thiết trong cơ thể) không được vận chuyển qua niêm mạc dạ dày, dẫn đến tiêu chảy và mất nước nặng ở những người mắc rối loạn này. Các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng cách loại bỏ đường, sữa, sucrose và glucose ra khỏi chế độ ăn uống.
Bệnh di truyền ứ đọng sắc tố sắt
Khi bị mắc rối loạn này, sắt dư thừa bị ứ đọng các cơ quan và có thể gây ra:
Xơ quan.
Ung thư gan.
Bệnh tiểu đường.
Bệnh tim.
Bệnh này điều trị bằng các loại bỏ sắt ra khỏi cơ thể định kì.
Phenylceton niệu (PKU)Việc tầm soát và phát hiện sớm tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể sẽ giúp phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm về sau. Liên hệ ngay dược sĩ của YouMed để được tư vấn các phương pháp chẩn đoán kịp thời:
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 19002805
Vệ Sinh Giấc Ngủ (Sleep Hygiene) Là Gì? 7 Cách Vệ Sinh Giấc Ngủ Cần Duy Trì
Vệ sinh giấc ngủ là gì?
Vệ sinh giấc ngủ là việc xây dựng những thói quen lành mạnh hằng ngày, giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon vào ban đêm và tinh thần thoải mái vào ban ngày.
Từ việc có một giấc ngủ ngon hằng ngày sẽ giúp đầu óc luôn được nhẹ nhõm, dễ chịu. Từ đó làm tăng hiệu suất làm việc hiệu quả, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
Lợi ích của vệ sinh giấc ngủ
Thói quen vệ sinh giấc ngủ hằng ngày sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon và bộ não được nghỉ ngơi sau những giờ học tập và làm việc mệt mỏi. Mức độ tập trung từ đó cũng được cải thiện đáng kể.
Việc cân bằng giấc ngủ giúp cơ thể điều chỉnh được chế độ ăn uống, quản lý được cân nặng cơ thể một cách hiệu quả.
Vào ban đêm khi bạn ngủ ngon sẽ giúp các mạch máu trên da hoàn toàn mở rộng, cung cấp oxy cho da sẽ đầy đủ, tự phục hồi, ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa da. Đặc biệt nuôi dưỡng làn da quanh mắt được tươi sáng hơn.
Thói quen ngủ sớm và ngủ ngon giấc sẽ giúp tăng cường sự đào thải độc tố của gan, làm cho gan khỏe mạnh. Đồng thời loại bỏ những độc tố và vi khuẩn gây hại cho cơ thể, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
7 cách vệ sinh giấc ngủ Tránh sử dụng các chất kích thíchKhi sử dụng các chất kích thích có chứa caffeine và nicotine sẽ làm cơ thể khó chịu và không thể nào ngủ được. Do đó chú ý không nên sử dụng rượu gần giờ đi ngủ, việc này gây cho giấc ngủ của bạn không được sâu và dễ thức giấc vào lúc nửa đêm.
Tập thể dụcNhững bài tập thể dục đơn giản như đạp xe, chạy bộ,…hoặc tập yoga sẽ giúp tinh thần được thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Việc tập thể dục giúp cơ thể vận động, xương cốt giãn nở, hơi thở đều đặn sẽ là một liệu pháp hiệu quả giúp bạn có một giấc ngủ sâu hơn.
Giới hạn giấc ngủ ban ngàyViệc ngủ ban ngày quá nhiều sẽ làm bạn bị thừa giấc ngủ, thời gian ngủ trưa thích hợp nhất khoảng 15-30 phút để nhịp độ sinh học được ổn định và đủ để đầu óc được thư giãn. Từ đó, giấc ngủ ban đêm của bạn cũng được sắp xếp một cách hợp lý và khoa học.
Advertisement
Thư giãn trước khi ngủ
Việc đọc một cuốn sách, hoặc nghe những bản nhạc không lời nhẹ nhàng để thư giãn cũng là một cách xoa dịu tinh thần và đưa bạn đi vào một giấc ngủ sâu một cách nhanh và hiệu quả nhất đó.
Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiênNên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách tự nhiên nhất để đảm bảo cơ thể được cung cấp các loại vitamin cần thiết. Ngoài ra còn cải thiện giấc ngủ làm cho giấc ngủ sâu và ngon hơn, nhờ vào tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học và cải thiện tâm trạng.
Tạo không gian ngủ lý tưởngViệc thường xuyên dọn dẹp và chăm chút cho không gian ngủ được gọn gàng sạch sẽ, cũng là một cách giúp cho chúng ta cảm thấy thoải mái và mát mẻ khi ngủ. Bạn hãy chuẩn bị mền gối gọn gàng, nhiệt độ phòng phù hợp và tắt hết các ánh đèn làm chói mắt để dễ ngủ nhất.
Tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng đến giấc ngủBên trên là bài viết chi tiết về vệ sinh giấc ngủ (sleep hygiene) là gì và 7 cách vệ sinh giấc ngủ cần duy trì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng những thông tin này hữu ích cho bạn.
Nguồn: Sleep Hygiene, INADEQUATE SLEEP HYGIENE, SLEEP HYGIENE TIPS
Rối Loạn Đường Huyết Trẻ Em: Phụ Huynh Chớ Xem Thường
Đường hay còn gọi là glucose được chuyển hóa liên tục trong cơ thể. Insulin và glucagon là hai hormone của tuyến tụy đảm bảo sự điều hòa ổn định của đường. Rối loạn đường huyết xảy ra khi có sự mất cân bằng của hai hormone này thường xuyên.
Bệnh lý rối loạn đường huyết trẻ em khi có sự tăng hay giảm đường huyết một cách bất thường. Mặc dù đường huyết luôn thay đổi tùy theo thời gian, bữa ăn, vận động trong ngày. Song, vẫn có ngưỡng giới hạn bình thường của đường huyết tại từng thời điểm. Các trị số thể hiện đường huyết bình thường là:
Ngoài các ngưỡng này, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để có chẩn đoán chắc chắn. Chẩn đoán bệnh nên kết hợp giữa kết quả xét nghiệm và triệu chứng phù hợp của bệnh nhân.
Tùy vào bệnh lý mà người bệnh đang mắc mà triệu chứng khác nhau. Rối loạn đường huyết trẻ em nhẹ có thể không có triệu chứng và được chẩn đoán qua các xét nghiệm tình cờ. Tuy nhiên, những trường hợp nặng sẽ có những triệu chứng gây đe dọa tính mạng. Các triệu chứng thường gặp là:
Triệu chứng hạ đường huyết
Run rẩy, co giật.
Chóng mặt.
Đổ mồ hôi nhiều.
Đói bụng.
Đau đầu.
Kích thích.
Da xanh xao.
Thay đổi tâm trạng, hành vi.
Mất tập trung, cử động không chính xác.
Lú lẫn.
Ngứa quanh miệng.
Thường gặp ác mộng.
Triệu chứng tăng đường huyết
Nhìn mờ.
Mau mệt mỏi.
Sụt cân.
Khát nước và uống nhiều nước.
Đi tiểu nhiều và thường xuyên.
Có vùng da sậm màu.
Những triệu chứng trên có thể không ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bệnh xảy ra thường xuyên dễ gây ra các biến chứng và di chứng không hồi phục; hơn nữa, tác động lớn đến sự phát triển thể chất và tâm thần.
Xét nghiệm chẩn đoán rối loạn đường huyết ở trẻ emKết quả xét nghiệm đường huyết phụ thuộc nhiều vào phương pháp và thời gian lấy máu. Ngoài đo đường máu sau ăn và nhịn ăn, thử nghiệm dung nạp glucose và HbA1c rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý tăng đường huyết.
Trẻ hạ đường huyết khi < 70 mg/dl và bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.
Trẻ tăng đường huyết khi:
Xét nghiệm tầm soát biến chứng
Chỉ định loại xét nghiệm nào để chẩn đoán rối loạn đường huyết trẻ em tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sĩ. Hơn nữa, đo đường cũng có thể thực hiện tại nhà bằng dụng cụ đo cá nhân. Tuy nhiên, khi được kiểm tra tại bệnh viện, ngoài xét nghiệm glucose máu, người bệnh sẽ được làm thêm các kiểm tra tầm soát biến chứng bệnh như:
Đo huyết áp.
Kiểm tra mỡ máu.
Chức năng gan và thận.
Khám và đánh giá sự tăng trưởng và phát triển.
Đánh giá nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang và ngưng thở khi ngủ.
Dù bệnh ít gặp, nhưng nếu có, một số trẻ là đối tượng dễ mắc rối loạn đường huyết trẻ em nhiều hơn.
Trẻ thừa cân, béo phì.
Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
Trẻ có mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Trẻ có người thân trong gia đình mắc đái tháo đường.
Trẻ có các bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hội chứng ngưng thở khi ngủ, buồng trứng đa nang, gan nhiễm mỡ,
Trẻ lười vận động.
Những trẻ em có một trong các vấn đề trên nên được tầm soát sát sao hơn để phát hiện và tư vấn kịp thời. Điều này giúp phòng ngừa diễn tiến bệnh và ước lượng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi và chú ý các bất thường ở trẻ để điều trị bệnh sớm. Rối loạn đường huyết trẻ em không được điều trị dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm dù là sớm hay muộn. Trẻ mắc bệnh có thể xảy ra các vấn đề sau:
Nhiễm toan chuyển hóa.
Hạ đường huyết nặng gây li bì, lơ mơ, lú lẫn.
Các bệnh lý mạch máu như, mạch máu võng mạc, thận, tim mạch, gây ra mất thị giác, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quị tương ứng.
Các bệnh lý dây thần kinh và não bộ.
Trẻ mắc một trong các biến chứng trên đều rất nặng nề và có thể để lại di chứng lâu dài về sau. Rối loạn đường huyết trẻ em lâu ngày cũng gây ra chậm phát triển tâm thần kinh, ảnh hưởng đến tư duy của trẻ.
Bệnh nên được điều trị sớm ngay từ khi được chẩn đoán. Thậm chí các phương pháp điều trị có thể được áp dụng đối với những trẻ có nguy cơ từ trước khi bệnh xảy ra.
Hạ đường huyết có thể hồi phục sau khi trẻ được bù đường hợp lý, có thể là những thức ăn ngọt như bánh, kẹo. Nặng nề hơn, trẻ phải nhập viện điều trị.
Tăng đường huyết nên được điều trị theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh các nguy cơ bệnh tiến triển và xảy ra biến cố.
Rối loạn đường huyết trẻ em trẻ em có thể xảy ra những biến chứng nặng nề không hồi phục. Song, bệnh thường ít gặp, chỉ xảy ra với một vài đối tượng đặc biệt. Phụ huynh cần chú ý cho trẻ đi khám bệnh tầm soát định kỳ hàng năm hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường. Nếu có thắc mắc nào, đừng ngại gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.
6 Nguyên Nhân Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Tiêm Vắc Xin Covid
Các báo cáo về tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu, các nước cũng đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 rộng rãi và đã thu về nhiều hiệu quả to lớn trong công tác phòng chống dịch.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả, vắc xin phòng Covid-19 vẫn có một số tác dụng không mong muốn như sốt, đau mỏi người, đau cơ, sốc phản vệ, rối loạn kinh nguyệt.
Một nghiên cứu tiến hành thống kê trên 950 phụ nữ tại nhiều quốc gia thuộc Châu Mỹ và Châu Âu trong 3 tháng (tháng 7 – 9 năm 2023) đã ghi nhận báo cáo có sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của 184 trên 408 phụ nữ. Trong đó, tỷ lệ thay đổi cao nhất là gia tăng lượng máu kinh nguyệt, xuất hiện ở 127 phụ nữ.[1]
Theo số liệu báo cáo được tổng hợp từ 14 nghiên cứu trên tổng số 78.138 người phụ nữ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã kết luận có những bất thường về kinh nguyệt ở khoảng 52% đối tượng tham gia nghiên cứu.
Có 39.759 người ghi nhận tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bao gồm rong kinh, rong huyết hoặc đa kinh – là những tình trạng hay gặp nhất. Tuy nhiên, hầu hết những triệu chứng thường không kéo dài liên tục, tự giới hạn và ít người cần phải đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế. [2]
Đã có các nghiên cứu về ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt
Thực hư về vấn đề rối loạn kinh nguyệt do tiêm phòng Covid-19Một cuộc khảo sát trực tuyến miễn phí ẩn danh đã được sử dụng để thu thập dữ liệu về ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt bằng các câu trả lời dành cho những phụ nữ đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin và sống ở khu vực MENA.
Kết quả ghi nhận trên 2269 phụ nữ đến từ 16 quốc gia khác nhau, phần lớn đến từ Jordan, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Kuwait và Qatar đáp ứng tham gia vào cuộc khảo sát cho thấy:
Có 66,3% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt sau khi tiêm phòng.
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt được người tham gia báo cáo lại bao gồm chu kỳ kinh nguyệt không đều, gia tăng số lượng dịch kinh nguyệt hoặc kéo dài số ngày có kinh,…
Trong đó, triệu chứng xuất hiện sau 1 tuần là 30,5% và trong vòng 1 tháng đầu là 86,8%.
Tuy nhiên, 93,6% các triệu chứng thường tự hết trong vòng 2 tháng.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ bất thường kinh nguyệt mang ý nghĩa thống kê khi so sánh AstraZeneca, Sinopharm và Pfizer.[4]
Vắc xin Covid-19 có thể có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Chảy máu kinh nguyệt nhiềuSau tiêm phòng Covid-19, nhiều người phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, họ có thể gặp sự thay đổi về chu kỳ kinh, lượng máu kinh và thời gian có kinh. Trong số đó, hay gặp nhất là tình trạng tăng lượng máu kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ.
Trong nghiên cứu đã trình bày đầu tiên ở trên, ghi nhận có 127 người trong tổng số 184 phụ nữ gặp tình trạng gia tăng thể tích máu kinh nguyệt. Cụ thể trong số đó có khoảng 42% gặp tình trạng chảy máu kinh nhiều ở mức độ nặng.[1]
Kinh nguyệt là hiện tượng bong của của lớp niêm mạc tử cung, do đó lượng dịch máu trong mỗi kỳ kinh sẽ bao gồm máu, niêm mạc tử cung và dịch nhầy. Trung bình mỗi chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ có khoảng 80 – 120 ml dịch kinh nguyệt, đồng nghĩa với cơ thể mất khoảng 30 – 40 ml máu.
Chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường sẽ tùy theo từng chu kỳ bình thường của người phụ nữ đó. Người phụ nữ có thể cảm thấy lượng máu kinh ra nhiều hơn, đo chính xác được bằng sử dụng cốc nguyệt san hoặc phải thay nhiều tampon và băng vệ sinh hơn bình thường.
Vắc xin Covid-19 gây chảy máu kinh nhiều
Đau bụng kinhVắc xin Covid-19 có thể gây tình trạng đau bụng kinh
Kinh nguyệt kéo dàiMột rối loạn kinh nguyệt khác mà nhiều người phụ nữ gặp phải sau tiêm phòng Covid-19 là tình trạng kinh nguyệt kéo dài.
Kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 1 tuần. Những trường hợp ra máu kinh kéo dài trên 8 ngày được coi là kinh nguyệt kéo dài.
Một nghiên cứu theo dõi trong 4 chu kỳ kinh liên tiếp trên tổng 14.936 người tham gia đã có khoảng 1.342 người có sự gia tăng về số ngày có kinh từ 8 ngày trở lên. Người ta đã nhận ra rằng có sự gia tăng về thời gian kéo dài với số mũi tiêm vắc xin như sau:
Những người được tiêm vắc-xin tăng khoảng 0,71 ngày sau liều đầu tiên và tăng 0,56 ngày sau liều thứ hai.
Những người tiêm cả hai liều trong một chu kỳ duy nhất đã tăng 3,91 ngày trong thời gian chu kỳ.
Những người tiêm 1 liều trong 1 chu kỳ sẽ có thời gian kéo dài tăng thêm 0,02 ngày, trong khi ở người tiêm 2 liều trong 1 chu kỳ sẽ tăng 0,85 ngày.
Ngoài ra, những phụ nữ trẻ hơn và có thời gian chu kỳ dài hơn từ trước khi tiêm chủng sẽ có nhiều khả năng bị tăng số ngày có kinh nguyệt hơn những đối tượng khác.
Những thay đổi về độ dài của chu kỳ không khác nhau giữa các loại vắc-xin được tiêm.[3]
Vắc xin Covid-19 gây kinh nguyệt kéo dài
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn kinh nguyệt. Việc điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ do 3 cơ quan phối hợp cùng điều khiển thành một hệ thống: não bộ, buồng trứng và tử cung.
Tác động đến buồng trứngBuồng trứng là nơi sản xuất chính 2 hormone sinh dục nữ là estrogen và progesteron. Đây là 2 hormon quan trọng tham gia điều hòa chu kỳ kinh nguyệt một cách đều đặn.
Tiêm phòng vắc xin là việc đưa vào cơ thể một loại protein có tính kháng nguyên, giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất kháng thể.
Do đó, sau khi tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt, gây các phản ứng miễn dịch tác động lên các hệ cơ quan, trong đó có buồng trứng. Lúc này, nhịp tiết hormone của buồng trứng bị thay đổi, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Phản ứng sau tiêm tác động lên buồng trứng
Tác động đến niêm mạc tử cungĐã có nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố tác động lên bề mặt niêm mạc tử cung gây rối loạn kinh nguyệt, bao gồm: sự gia tăng của đại thực bào và bạch cầu ở lớp nội mạc tử cung, phản ứng miễn dịch sau tiêm của cơ thể gần giống với phản ứng viêm, gây tăng tiết ra các chất giãn mạch mạnh. Điều này giải thích cho lượng máu kinh ở người phụ nữ tăng lên sau tiêm vắc xin.
Phản ứng sau tiêm tác động lên niêm mạc buồng tử cung
Thay đổi nội tiết tốPhản ứng sinh kháng thể sau tiêm phòng không chỉ tác động lên buồng trứng mà còn ảnh hưởng đến nhịp sinh học của não bộ, đặc biệt là trục tuyến yên – buồng trứng. Điều này gây rối loạn quá trình sản xuất và thay đổi về nhịp tiết hormone sinh dục nữ.
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do thay đổi nội tiết tố có thể biểu hiện bằng tình trạng chu kỳ kinh không đều, có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường và thay đổi số lượng cũng như số ngày có kinh.
Phản ứng sau tiêm vắc xin gây thay đổi nội tiết tố
Tiểu cầu giảmSau tiêm vắc xin có thể gặp tình trạng giảm số lượng tiểu cầu. Tiểu cầu là một loại tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu của cơ thể. Trong giai đoạn có kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung bong ra, gây tình trạng chảy máu. Khi cơ thể giảm tiểu cầu gây tình trạng chảy máu nặng, khó cầm, biểu hiện bằng tình trạng đa kinh, rong kinh.
Giảm số lượng tiểu cầu gây tình trạng kinh nguyệt kéo dài
Căng thẳng, lo lắngTình hình dịch bệnh gây nhiều áp lực về công việc và sức khỏe, khiến nhiều người lo lắng, căng thẳng, stress. Khi cơ thể bị căng thẳng, việc điều hòa kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt, có thể chậm kinh, mất kinh, đau bụng kinh,…
Căng thẳng, lo lắng gây rối loạn kinh nguyệt
Thay đổi lối sốngLối sống có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Trong thời kỳ Covid-19 căng thẳng, nhiều người nghỉ việc ở nhà hoặc rối loạn về nhịp sinh học, làm việc,… điều này gây những thay đổi về lối sống như thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ. Từ đó, có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt kèm theo.
Thay đổi lối sống gây rối loạn kinh nguyệt
Hiện chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào chứng minh ảnh hưởng của vắc xin Covid-19 đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Những ảnh hưởng của vắc xin gây rối loạn kinh nguyệt chỉ dừng ở mức phản ứng miễn dịch, không gây biến đổi về cấu trúc và không gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng mang thai sau này.
Vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Do bản chất cơ chế gây rối loạn kinh nguyệt là đáp ứng miễn dịch của cơ thể với vắc xin nên những sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt thường không kéo dài.
Thông thường những rối loạn kinh nguyệt sau tiêm vắc xin Covid-19 sẽ tự hết sau 1 – 2 chu kỳ. Khi hình thành được lượng kháng thể chống SARS-COV-2 ổn định, nhịp tiết sinh học sẽ trở lại và chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Kinh nguyệt thường trở về bình thường sau 1 – 2 chu kỳ
Sử dụng các sản phẩm giúp điều hòa nội tiết tốDo cơ chế chính gây rối loạn kinh nguyệt là quá trình điều hòa nội tiết tố bị ảnh hưởng sau tiêm vắc xin. Việc bổ sung các sản phẩm giúp điều hòa nội tiết tố giúp hỗ trợ chức năng trục nội tiết (sự phối hợp điều hòa nội tiết tố của 3 cơ quan tuyến yên – buồng trứng – tử cung) của cơ thể hoạt động ổn định hơn.
Advertisement
Sử dụng các sản phẩm điều hòa nội tiết tố
Giữ cho tinh thần thoải máiTinh thần thoải mái giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, hạn chế được tình trạng kinh không đều và đau bụng kinh. Đặc biệt trong mùa dịch, bạn có thể tập yoga hoặc thiền định tại nhà. Đây vừa là khoảng thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn vừa giúp hạn chế lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Giữ tinh thần thoải mái giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt
Xây dựng chế độ ăn hợp lýChế độ ăn có ảnh hưởng rõ rệt tới kinh nguyệt của người phụ nữ. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, dinh dưỡng vừa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe nữ giới, vừa hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp phòng tránh dịch bệnh.
Hàng ngày, bên cạnh chế độ ăn hợp lý, bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin C, vitamin E,…
Chế độ ăn hợp lý giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt
Tập thể dục thường xuyênTập thể dục là một biện pháp hiệu quả giúp nâng cao sức khỏe, độ dẻo dai cho cơ thể. Hạn chế thời gian nằm, ngồi quá lâu. Các bài tập nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, thư giãn sau một ngày căng thẳng.
Tập thể dục hàng ngày giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tình trạng đa kinh, rong kinh gây biểu hiện nặng, bất thường, kèm đau bụng vùng hạ vị nhiều, dữ dội.
Thiếu máu do đa kinh: da xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,…
Sốt kéo dài sau tiêm vắc xin hoặc có biểu hiện các tác dụng phụ khác sau tiêm vắc xin.
Đến khám bác sĩ khi có dấu hiệu trên
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Hoặc các Bệnh viện Phụ Sản lớn tại các tỉnh thành.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Phái nữ cần đặc biệt chú ý
5 cách giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả
Nguồn: Frontiers, VaccinesWork, DovePress, NIH.
Nguồn tham khảo
Menstrual cycle disturbances after COVID-19 vaccination
Menstrual abnormalities after COVID-19 vaccines: A systematic review
Study confirms link between COVID-19 vaccination and temporary increase in menstrual cycle length
Menstrual Symptoms After COVID-19 Vaccine: A Cross-Sectional Investigation in the MENA Region
Menstrual cycle disturbances after COVID-19 vaccination
Study confirms link between COVID-19 vaccination and temporary increase in menstrual cycle length
Bệnh Rối Loạn Bùng Phát Gián Đoạn – Triệu Chứng Và Cách Chữa
Rối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh mạn tính kéo dài trong nhiều năm, mặc dù độ nặng của những cơn bùng nổ có thể giảm dần theo tuổi. Điều trị thường là dùng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí để giúp làm giàm và dịu đi những cơn phẫn nộ.
3. Tác hại
5. Biến chứng
Chẩn đoán
Điều trị
7. Phòng chống
1. Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn là gì?
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Những cơn bùng nổ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, và thường kéo dài không quá 30 phút. Những cơn này xảy ra thường xuyên hay cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng, xen kẽ vào đó là những đợt bùng nổ bằng lời nói hay chửi rủa. Bạn có thể cảm thấy khó chịu, bốc đồng, phẫn nộ hoặc giận dữ kéo dài và hầu như lúc nào cũng vậy.
Những đợt bùng nổ có thể kèm theo các triệu chứng sau:
Khó chịu
Dư thừa năng lượng
Ngứa cảm giác giống kiến bò
Run rẩy
Đau thắt ngực
Sự bùng nổ qua lời nói hay hành vi là ngoài tầm kiểm soát của người bệnh trước một tình huống cụ thể mà không suy nghĩ hay lường trước hậu quả, có một số biểu hiện sau:
Chửi rủa một tràng
Hay gây gổ với người khác
Hành vi bạo lực như tát, xô đẩy người khác
Đánh nhau
Có hành vi đe doạ hay hành hung với người và động vật
Người bệnh sẽ thấy nhẹ nhõm và giải toả được mệt mỏi sau mỗi đợt bùng phát. Sau đó, họ có thể cảm thấy ăn năn, hối hận hay thậm chí xấu hổ.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn nhận thức được hành vi của mình khá giống với các triệu chứng của rối loạn bùng phát giai đoạn, hãy tham vấn với bác sĩ về các biện pháp điều trị hoặc hỏi ý kiến với các chuyên gia sức khoẻ tâm lí.
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
3. Tác hại của bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn khiến cho người bệnh trở nên mất kiểm soát, có thể gây tổn thương cho chính bản thân mình và những người xung quanh, thậm chí là thực hiện những hành vi phạm pháp. Điều đó khiến cho người bệnh gặp rắc rối lớn đối với xã hội.
Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
===
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) – Đại Học Y Hà Nội.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
⌨ CHAT FACEBOOK
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Yếu tố môi trường: hầu hết những người bệnh lớn lên trong gia đình có những hành vi gây hấn, bạo lực hay bùng nổ qua lời nói. Bởi vì họ thường xuyên trải qua hay chịu đựng những hành vi này từ lúc nhỏ nên họ sẽ có nguy cơ biểu hiện những đặc điểm hay hành vi tương tự khi trưởng thành.
Những hoạt chất trong não: serotonin, một hoạt chất quan trọng trong não, có thể gây ra rối loạn bùng phát gián đoạn.
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn bùng phát gián đoạn:
Có tiền sử các bệnh về tâm lí: người mắc các chứng bệnh như rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc những bệnh khác có hành vi gây phá rối như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
5. Biến chứng của bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Người bị rối loạn bùng phát gián đoạn sẽ tăng nguy cơ bị:
Thường xuyên gặp rối loạn cảm xúc: như trầm cảm, lo lắng
Một số bệnh lí có thể xảy ra như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, cảm giác đau mạn tính.
Tự làm hại bản thân: cố ý tự làm tổn thương hay tự sát thỉnh thoảng có thể xảy ra.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
6. Điều trị bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Chuẩn bị trước khi đi khám
Trước khi đến khám, bạn hãy liệt kê một danh sách gồm:
Tất cả những thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả vitamin và thực phẩm chức năng, nếu có ghi rõ liều thì càng tốt
Những câu mà bạn muốn hỏi bác sĩ
Tại sao tôi lại hay bị giận dữ, bùng nổ như thế này?
Tôi có cần làm thêm xét nghiệm nào không? Và các xét nghiệm này có yêu cầu chuẩn bị trước không?
Các phương pháp điều trị của bệnh và bác sĩ thấy cái nào phù hợp với tôi nhất?
Có thể có tác dụng phụ hay hệ quả xấu nào từ việc điều trị hay không?
Thuốc để điều trị bệnh có cần loại tốt nhất không?
Điều trị kéo dài trong bao lâu?
Và quan trọng là bạn đừng bao giờ ngần ngại hay do dự khi hỏi những câu này với bác sĩ.
Những điều có thể mong chờ từ bác sĩ
Cách bao lâu thì những đợt triệu chứng sẽ xuất hiện lại?
Có điều gì làm khởi phát hay kích động cơn bùng phát của bạn không?
Bạn có đập phá đồ khi nổi cơn giận dữ không?
Bạn có từng cố tự làm hại bản thân không?
Có điều gì khiến những đợt triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn không?
Có điều gì có thể giúp bạn lấy bình tĩnh lại không?
Bạn có bị chấn thương đầu trước đó không?
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
Chẩn đoán
Để đưa ra chẩn đoán xác định rối loạn bùng phát gián đoạn và loại trừ những bệnh lí thực thể hay những bệnh tâm lí khác, bác sĩ cần:
Đánh giá tâm lí người bệnh: bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lí sẽ trò chuyện và hỏi han về các triệu chứng, suy nghĩ cũng như cảm xúc và các hành vi của bạn.
Các triệu chứng được liệt kê trong danh sách các bệnh về tâm lí (DSM-5) được xuất bản bởi Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Điều trị
Liệu pháp tâm lí
Điều trị theo cá nhân hoặc theo nhóm có thể hữu ích và một loại thường dùng điều trị đó là liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh:
Học và luyện cách kiềm chế những hành vi hay lời nói không phù hợp ví dụ như tập thư giãn, suy nghĩ thấu đáo trước mọi tình huống (tái hình thành sự nhận thức) và các kĩ năng đối phó với nhiều hoàn cảnh khác nhau
Thuốc
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Biện pháp tự chăm sóc
Kiềm chế cơn giận dữ bùng phát
Đây là một phần trong việc điều trị, bao gồm:
Gạt bỏ những rối loạn hành vi trước đó và tập ứng phó tốt với những lúc giận dữ bằng cách học qua hành vi. Bạn hãy tập luyện những kĩ năng bạn học được trong quá trình điều trị bằng liệu pháp tâm lí, và bạn cần nhận biết được cái gì có thể thúc đẩy đưa đến cơn giận và các ứng phó với tình huống đó.
Lập kế hoạch: bạn có thể kết hợp với bác sĩ đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể mỗi khi bạn giận dữ. Ví dụ, nếu bạn nghi ngờ mình sắp mất kiểm soát thì hãy cố đưa bản thân thoát khỏi tình hình hiện tại, bạn có thể đi bộ hoặc gọi cho người bạn thân để làm dịu bản thân lại.
Tránh dùng cồn và các chất gây hưng cảm vì những chất này có thể tăng sự kích động và nguy cơ bùng nổ cảm xúc bất cứ lúc nào.
Khi người thân của bạn không chịu đi khám bệnh
Không may mắn là nhiều người bị rối loạn bùng phát gián đoạn không chịu đi khám bệnh. Nếu người quen xung quanh bạn có những đợt bùng phát giận dữ thì trước hết bạn cần biết cách tự phòng vệ bản thân.
Lập kế hoạch thoát thân để phòng vệ bản trong trong trường hợp xảy ra bạo lực gia đình
Nếu bạn thấy tình huống trở nên tồi tệ và nghi ngờ rằng người thân hiện đang có đợt bùng phát giận dữ thì bạn hãy cố phòng thủ bản thân, bạn và trẻ em trong nhà cần thoát khỏi những tình huống nguy hiểm này. Tuy nhiên, nếu để người bệnh rối loạn tâm trạng ở một mình thì cũng rất nguy hiểm.
Hãy hiện hiện những bước sau trước khi tình huống khẩn cấp xảy ra:
Gọi đường dây nóng về bạo lực gia đình hoặc những trung tâm vì quyền lợi phụ nữ để nghe tư vấn, ngay cả khi người bệnh không có ở nhà.
Khóa chặt những đường truyền có thể lây lan lửa: đừng để người bệnh bị kích động gây hỏa hoạn.
Hãy chuẩn bị sẵn một túi khẩn cấp chứa những vật dụng quan trọng mà bạn cần mang theo bên mình như quần áo, chìa khóa, giấy tờ tùy thân, thuốc và tiền bạc để đề phòng bạn chỉ việc mang theo túi này khi khẩn cấp. Và bạn tuyệt đối giấu túi này đi hoặc để nhờ nhà người quen có thể tin tưởng.
Báo cho hàng xóm hoặc bạn bè biết rằng bạn đang bị bạo lực gia đình để người khác có thể giúp đỡ.
Biết nơi cần tránh khi xảy ra bạo lực hành hung bởi người bệnh, nhất là vào ban đêm.
Bạn nên có những kí hiệu hay tín hiệu riêng báo rằng bạn đang cần sự giúp đỡ từ cảnh sát và chia sẻ với bạn bè, gia đình và cả con cái.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy liên hệ ngay với:
Cảnh sát: gọi 113 hoặc trung tâm cấp cứu địa phương hoặc nơi thi hành pháp luật tại chỗ bạn đang sống.
Bác sĩ hoặc trung tâm cấp cứu y tế: nếu bạn bị thương, bác sĩ và y tá có thể điều trị và băng bó vết thương của bạn.
Trung tâm chính quyền cho chị em phụ nữ hoặc lên án bạo hành
Các cơ sở y tế chuyên về tâm thần
Tòa án địa phương: Toà án địa phương của bạn có thể giúp bạn có được một lệnh cấm để buộc kẻ vũ phu tránh xa bạn hoặc bị bắt. Luật sư biện hộ, bào chưa có thể giúp hướng dẫn bạn qua tiến trình. Bạn cũng có thể kiện những vụ tấn công tình dục hoặc các tội danh khác.
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
7. Phòng chống bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn
Tuân thủ điều trị dài lâu: hãy tham dự những buổi tập trị liệu, luyện tập những kĩ năng ứng xử và đối phó trước mọi tình huống và có thể bác sĩ sẽ kê cho bạn thêm một số thuốc cần thiết, và bạn nên dùng thuốc theo đúng toa của bác sĩ, đồng thời phải duy trì uống thuốc để tránh từng đợt lặp lại của rối loạn bùng phát gián đoạn.
Tập những kĩ năng giúp thư giãn: như thở sâu hoặc tập yoga
Tái hình thành nhận thức đúng đắn
Áp dụng những kĩ năng giải quyết vấn đề đã luyện tập trước đó
Học cách phát triển kĩ năng giao tiếp
Thay đổi môi trường: tránh những tình huống làm bạn buồn rầu, lo lắng, bạn cần sắp xếp một thời gian biểu cá nhân để xua đi hay giải quyết tốt những vấn đề gây stress và lo lắng cho bạn
Tránh những chất làm thay đổi tâm trạng: ví dụ như cồn hay thuốc gây khoái cảm
Kiềm chế cơn giận
Lập kế hoạch cụ thể với bác sĩ: kế hoạch này sẽ dùng khi bạn cảm thấy hay dự báo trước mình sẽ dễ nổi cơn giận. Ví dụ nếu bạn nghĩ bạn sắp không kiềm chế hay khống chế nổi tình hình, hãy nhanh chóng bỏ đi hay gọi điện cho một người bạn tin tưởng để bình tĩnh và làm dịu tâm trạng trở lại.
Tạo ra kế hoạch giữ an toàn khi trong nhà xảy ra bạo lực: nếu bạn nghi ngờ người thân sắp bùng nổ, hãy cố di chuyển ra chỗ khác và giữ cho trẻ em trong nhà được cách ly với người này. Tuy nhiên, nếu bạn để người đó ở lại một mình thì cũng rất nguy hiểm, hãy thật cẩn trọng với mọi tình huống, có thể nhờ sự giúp đỡ từ các đường dây nóng, khóa chặt những thứ có thể gây cháy nổ trong nhà, hoặc nhờ sự giúp đỡ từ các gia đình xung quanh.
Bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cập nhật thông tin chi tiết về Rối Loạn Giấc Ngủ Trong Thai Kỳ trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!