Xu Hướng 9/2023 # Review Đảo Điệp Sơn Nha Trang Chi Tiết Nhất # Top 9 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Review Đảo Điệp Sơn Nha Trang Chi Tiết Nhất # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Review Đảo Điệp Sơn Nha Trang Chi Tiết Nhất được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu đôi nét về đảo Điệp Sơn

Điệp Sơn là một dãy bao gồm ba hòn đảo nhỏ, nằm chơi vơi giữa vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Hòn đảo này vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ và nét đẹp tự nhiên vốn có vì chưa có nhiều hoạt động khai thác du lịch ở đây.

Bên cạnh sự hoang sơ của thiên nhiên, điểm đặc biệt nhất và thu hút du khách của đảo Điệp Sơn chính là con đường giữa biển. Và càng thú vị hơn là con đường này hoàn toàn bằng cát, nối liền giữa hai đảo và xuất hiện hay biến mất tùy theo thủy triều.

Điệp Sơn là một dãy đảo bao gồm ba hòn đảo nhỏ, thuộc vinh Vân Phong

Để đến được đảo Điệp Sơn, du khách sẽ xuất phát từ thị trấn Vạn Giã, sau đó lênh đênh trên biển khoảng 1 tiếng đồng hồ là sẽ thấy được quần đảo Điệp Sơn xinh đẹp và quyến rũ trước mắt.

Thời điểm đẹp nhất để có thể du lịch đến Điệp Sơn là khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 6 bởi vào thời điểm này, biển Điệp Sơn khá êm đềm với làn nước trong xanh đẹp mắt.

Đến Điệp Sơn nên chơi gì? Check-in tại con đường cát trắng giữa biển

Đây chính là điểm đặc biệt nhất và thu hút du khách của đảo Điệp Sơn. Con đường biển này có chiều dài khoảng 700m, rộng 1m, hoàn toàn bằng cát và nằm uốn lượn trên biển, nối liền hòn đảo giữa với đảo Điệp Sơn lớn. Khi thủy triều lên con đường đất cát này sẽ bị chìm sâu dưới mặt nước biển trong xanh chưa đến nửa mét. Còn khi nước rút, đường mòn sẽ dần dần hiện lên rất thú vị.

Con đường cát trắng xuyên biển đầy hấp dẫn trên đảo Điệp Sơn

Đặc biệt cảm giác đi bộ trên con đường này cũng vô cùng thú vị, xen lẫn đó là một chút hồi hộp và sợ hãi vì trông như bạn đang đi xuyên giữa đại dương bao la vậy. Ngoài ra, khi đi trên con đường này bạn còn có thể thỏa thích ngắm nhìn những đàn cá nhỏ đang tung tăng bơi lội ở hai bên.

Lưu ý dành cho bạn là để có thể trải nghiệm được cảm giác đi bộ trên con đường giữa biển này hãy nhớ hỏi thăm người dân ở đây về giờ lên xuống của các con nước. Thông thường, vào khoảng 6 – 10 giờ sáng khi nước rút con đường biển này sẽ bắt đầu lộ dần trên mặt nước và khoảng tầm giữa trưa sẽ là thời điểm thích hợp để bạn có thể đi bộ qua đây.

Đi cano ngắm cảnh biển

Nếu muốn được tận hưởng cảm giác lướt trên mặt biển bao la, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, đảo Hòn Mao và nghe gió thổi vi vu hai bên tai thú vị đến thế nào thì du khách có thể tìm đến dịch vụ đi cano ngắm cảnh biển tại Điệp Sơn Quán. Ngồi trên cano bạn sẽ thu vào tầm mắt mình một khung cảnh thiên nhiên bao la rộng lớn và không kém phần quyến rũ, thơ mộng của biển trời nơi đây.

Chèo thuyền kayak

Chèo thuyền kayak cũng sẽ là trải nghiệm đầy thú vị dành cho bạn khi đến Điệp Sơn

Check-in tại cầu Ngọc Trai

Bên cạnh con đường đi trên biển, Điệp Sơn còn gây sốt cộng đồng du lịch với cây cầu gỗ “dài vô tận” – cầu Ngọc Trai. Bên cạnh cái tên Ngọc Trai thì cây cầu này còn được gọi với cái tên khác khá lãng mạn là cầu Tình Yêu và là một trong những địa điểm sống ảo lý tưởng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích khi đến đảo Điệp Sơn.

Cây cầu gỗ này có chiều dài khoảng 300m, được một công ty xây dựng với mục đích kết nối các bè ngọc trai lại với nhau. Đặc biệt, hai bên cầu không hề có lan can, bốn bề là biển. Vào mọi thời điểm cây cầu này đều toát lên một vẻ đẹp đến quyến rũ khó cưỡng.

Cây cầu gỗ “dài vô tận” là địa điểm lý thú mà bạn không nên bỏ lỡ

Ngủ lều ở Điệp Sơn

Nếu bạn muốn được ngắm cảnh đêm ở Điệp Sơn thì hãy rủ thêm hội bạn thân để được trải nghiệm cảm giác ngủ lều ven biển vô cùng hấp dẫn và thú vị! Bãi biển ở đây rất rộng lại sạch sẽ nên bạn có thể tha hồ lựa chọn cho mình một điểm dựng lều thật lý tưởng.

Dựng lều và ở qua đêm tại đảo Điệp Sơn sẽ là gợi ý thú vị cho bạn!

Bạn có thể thuê lều ở các dịch vụ thuê lều lưu trú hoặc thuê ở một số nhà dân

Ăn gì ở Điệp Sơn?

Với những tâm hồn du lịch và ăn uống thì ăn gì ở Điệp Sơn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu phải không nào?

Điệp Sơn là một hòn đảo chính vì thế đặc sản ở đây tất nhiên sẽ là hải sản. Hải sản ở Điệp Sơn được đánh giá là vô cùng phong phú và tươi ngon. Và món nổi tiếng nhất ở đây là cá bớp. Khác với những vùng biển khác, cá bớp ở Điệp Sơn rất to, thịt ngọt, bùi và giá thì rất rẻ. Hoặc bạn cũng có thể thử thưởng thức những món ăn hải sản tươi ngon khác như: mực sữa xào rau củ, tôm nướng muối ớt, sườn chua ngọt, hàu nướng,…

Thưởng thức đặc sản Điệp Sơn

Tổ chức tiệc nướng BBQ trên bãi biển sẽ là ý tưởng không hề tồi

Bùi Xuân

Đăng bởi: Nhả Híp Official

Từ khoá: Review đảo Điệp Sơn Nha Trang chi tiết nhất

Cuốn Hút Những Con Đường Giữa Biển Và Đảo Điệp Sơn, Nha Trang

Cùng với vẻ đẹp hoang sơ, bãi biển đẹp, cát mịn thì điều độc đáo đang “gây sốt” gần đây chính là những con đường đi giữa biển kỳ bí mà hết sức lãng mạn. Mà nổi bật nhất hiện nay chính là con đường trên biển ở Điệp Sơn.

  

Đảo Điệp Sơn

Con đường dẫn ra biển ở đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) chính là nơi đầu tiên được biết đến và được xem là nổi tiếng nhất trong số những con đường rẽ đôi biển ở Việt Nam. Giữa đại dương bao la, con đường mòn trên biển kéo dài chưa đến 1km, uốn lượn dưới mặt nước trong veo khoảng nửa mét, xung quanh là những đàn cá nhỏ bơi lượn… tạo nên tiên cảnh giữa nhân gian mà hiếm nơi nào khác có được. Ở đây, tùy thuộc vào lịch thủy triều, nhưng nước sẽ rút và làm hiện ra con đường này vào khoảng buổi sáng, tầm 6 giờ. Dải cát trắng nổi bật giữa biển xanh, cong cong mềm mại dẫn lối ra đảo Điệp Sơn luôn có một sức hút khó cưỡng đối với những ai đặt chân đến đây.

Đảo Yến

Đảo Yến không những sở hữu bãi tắm đôi vô cùng đặc biệt – một bên nóng, một bên lạnh do các dòng chảy lưu đạo tạo nên – mà còn có một con đường giữa biển đẹp nhất nhì Việt Nam. Với màu trắng tinh khiết của cát, hòa cùng dòng nước trong veo như pha lê đã làm cho Đảo Yến luôn là điểm du lịch “hot” xuyên suốt năm ở Khánh Hòa.

Hòn Bà

Gây ấn tượng với sự trơ trọi khi chỉ “một thân một mình” đứng giữa biển, Hòn Bà (Vũng Tàu) còn thu hút bởi con đường sỏi đá nằm im dưới 2m nước biển không thể nhận biết được bằng mắt và chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống. Trong số những con đường rẽ đôi biển ở Việt Nam thì có lẽ đường dẫn ra Hòn Bà là… tùy duyên nhất bởi nó không hiện ra cố định vào một khung giờ mỗi ngày như những con đường ở nơi khác. Nhiều người đã đi Vũng Tàu mấy lần, nhưng chưa lần nào thấy con đường xuất hiện. Cứ tới ngày rằm, thủy triều rút sâu, con đường đá mới bắt đầu lộ ra, đưa đoàn người hành hương một lòng thành kính hướng về. Và chỉ sau 4 giờ trồi lên, con đường lại chìm sâu xuống nước.

Hòn Khô

Hòn Khô (Quy Nhơn) ngày càng thêm cuốn hút không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ “chuẩn tự nhiên”, hải sản tươi ngon, mà còn bởi con đường dưới biển ấn tượng. Xen giữa những mỏm núi đá nhô ra biển là nhiều bãi cát phẳng mịn, hết sức quyến rũ. Khi thủy triều xuống, con đường thủy đạo sẽ dần hiện ra.

Đảo Nhất Sơn Tự

Được mệnh danh là hòn đảo đẹp nhất trong vịnh Xuân Đài (Phú Yên), Nhất Sơn Tự đã được thiên nhiên khéo léo ban tặng một con đường dài khoảng 300m nằm chìm mờ dưới nước vô cùng ấn tượng. Con đường này chỉ “lộ mặt” hoàn toàn khi thủy triều rút, và đặc biệt là nước sẽ rút vào buổi chiều từ mùng 1 đến ngày 15 âm lịch, những ngày còn lại nước sẽ rút vào buổi sáng.

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Nguyên Khôi

Từ khoá: Cuốn hút những con đường giữa biển và đảo Điệp Sơn, Nha Trang

Review Đi Đảo Lý Sơn 3 Ngày 2 Đêm, “Thực Sự Toẹt Vời, Chi Tiết”!

Mình vừa hoàn hành chuyến đi 3 ngày 2 đêm hành trình Hà Nội – Chu Lai – đảo Lý Sơn. Chỉ có thể nói một từ rằng, cả chuyến đi quá toẹt vời, không đi thật là đáng tiếc!

Trên đỉnh ngọn núi Thới Lới ở đảo Lý Sơn lớn

Ban đầu cứ nghĩ đảo Lý Sơn xa, từ Hà Nội đi thì sẽ rất tốn chi phí nhưng đi về rồi, mở sổ tính toán thì tổng chi phí cũng chỉ có max là 2,5 triệu đồng/người. Rẻ quá mức tưởng tượng luôn.

Tổng chi phí trên là bao gồm cả vé máy bay Vietnam Airline khứ hồi (1 triệu đồng) do mình săn được vé rẻ. Ăn chơi tuốt tuột chỉ hết 1,5 triệu đồng. Tổng tiêu hao chỉ 2,5 triệu đồng – liệu bạn có muốn đi như mình không?

Từ cửa Hang Câu Lý Sơn trông ra biển, phong cảnh còn cực hoang sơ, đẹp

NỘI DUNG

Review lịch trình, kinh nghiệm check in đảo lớn và đảo bé của Lý Sơn Ngày 1: Rời Hà Nội, thẳng tiến sân bay Chu Lai (Quảng Ngãi), di chuyển ra cảng Sa Kỳ và lên tàu ra Lý Sơn lớn

Từ Hà Nội có 2 khung giờ bay đi sân bay Chu Lai là sáng và chiều. Kinh nghiệm mà mình chia sẻ là bạn nên đặt chuyến bay buổi sáng để kịp giờ tàu từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn. Nếu bay muộn quá thì bạn sẽ lại phải đợi chuyến tàu hôm sau, lãng phí thời gian.

Hình ảnh chụp tại sân bay Chu Lai

Hình ảnh sân bay Chu Lai

Nếu bay buổi sáng, bạn nên đặt tàu chuyến trưa hoặc chiều, thường chuyến tàu cuối cùng ra đảo là lúc 14h chiều

Trong trường hợp bạn bay chuyến muộn buổi chiều và không còn tàu ra đảo nữa thì làm thế nào? Lúc này, bạn nên gọi taxi từ sân bay Chu Lai về biển Mỹ Khê (nằm cách cảng Sa Kỳ chỉ 7km) để chơi và ngủ lại 1 đêm ở đó. Sáng sau ra cảng Sa Kỳ rồi ra đảo. Không nên ngủ lại nhà nghỉ ở cảng, buổi tối rất buồn, không có gì chơi, còn ra Mỹ Khê là một lựa chọn không tệ chút nào.

Từ sân bay ra cảng Sa Kỳ

Mình bay chuyến 9h sáng, đến sân bay Chu Lai là 10h30, lên xe bus ở sân bay vào thành phố Quảng Ngãi, giá vé là 35.000 đồng/vé, xe to, sạch.

Đến bến tại khách sạn Sông Trà mình xuống, băng qua đường là điểm xe bus, đợi xe số 03 đến (hành trình Quảng Ngãi – Sa Kỳ) và lên xe, giá vé là 16.000 đồng ra tận cảng. Nếu đi theo cách của mình thì phải nói là siêu tiết kiệm

Tóm lại: Từ sân bay bạn đi xe bus sân bay về khách sạn Sông Trà tại TP Quảng Ngãi rồi bắt tiếp xe bus số 03 đi thẳng xuống cảng Sa Kỳ

Nếu không muốn đi xe bus thì có 1 lựa chọn khác nhanh hơn cho bạn là đi taxi từ sân bay ra cảng (giá cước khoảng 380-400.000 đồng/lượt) tương đương 47km, đi hết khoảng 50 phút)

Giá vé tàu ra đảo

Tầm 13h15 mình tới cảng và lên tàu. Giá vé tàu từ Sa Kỳ đi Lý Sơn là 175.000 đồng/vé. Vào mùa cao điểm bạn nên đặt trước vì sợ không có đủ vé, khách đi đông.

Tại cảng Sa Kỳ có quá nhiều hãng tàu để cho bạn chọn, tuy nhiên nên đi các hãng uy tín như SuperDong, An Vĩnh…. Quầy vé của họ nằm ngay cửa ra vào rất tiện

Lên tàu ổn định chỗ ngồi, bạn có thể xin lên boong tàu đứng ngắm biển, cảm giác phê pha dã man, gió táp vào mặt nghe mặn mòi mùi biển cả, thích vô cùng. Không có nhiều du khách dám thử cảm giác mạnh này nhất là những ai bị say sóng

Tìm khách sạn

Tàu cập cảng, mình đi lòng vòng ngay khu chợ ở cầu cảng và chọn cho mình 1 khách sạn dạng motel. Khách sạn ở đây rất rất nhiều, chi phí thì vô cùng rẻ, mình thuê được 1 phòng có WC khép kín, khách sạn mới, giá chỉ có 200.000 đồng/1 đêm có điều hoà, quạt, đầy đủ khăn tắm, dầu gội cơ bản.

Giới thiệu khách sạn: Tại Lý Sơn hiện nay có rất nhiều khách sạn, giá rất rẻ. Bạn có thể vào đây để tìm và đặt những chỗ bạn ưng ý nhất, chỗ nào cũng tiện đi lại vì đảo bé, người dân thật thà, chất phác, dễ gần

Cô chủ nhà siêu nhiệt tình, con gái cô support khách là chính, nhà có cho thuê xe máy để đi quanh đảo, giá 120.000 đồng/ngày đã đổ đầy xăng thoải mái cho bạn vi vu hết các điểm trên đảo Lý Sơn lớn

Các dịch vụ cho thuê xe ở Lý Sơn khá nhiều

Vì di chuyển xa và nhiều thời gian nên mình chưa đi chơi đâu mà nghỉ ngơi cho lại sức, chiều tối mới bắt đầu đi khám phá các quán ăn. Quanh khu cầu cảng + chợ nhiều quán hải sản vô cùng, quán lưu động cũng có, nhà hàng cũng có

Tìm quán ăn ngon, đông khách

Trước khi ăn mình có ra cầu cảng xem 1 tàu cua cập bến. Cua huỳnh đế là niềm tự hào của bà con đảo Lý Sơn vì cua rất ngon. Ở tàu, ngư dân thường bỏ sỉ cho các tiểu thương, quán ăn trên đảo, khách sạn… với giá là 300.000 đồng/kg cỡ nhỏ, 500.000 đồng/kg cỡ to… Sau đó các nhà hàng, quán ăn bán khoảng 900.000 đồng/kg loại to cho khách du lịch, gần như không bán loại nhỏ mấy, loại nhỏ các quán ăn, người dân bán lẻ ở chợ hay mua hơn

Không khí tàu cập cảng và những tiếng xôn xao chọn lựa, phân loại cua, ghi chép cân nặng mỗi mẻ… quả thực khiến mình vô cùng thích thú. Nó phản ánh chân thực hơn bao giờ hết cuộc sống sinh hoạt thường ngày của ngư dân trên đảo hơn những bức ảnh bình minh, hoàng hôn mình vẫn thấy trên facebook khi chưa đặt chân tới cái đảo Lý Sơn này.

Sau đó mình chọn 1 quán hải sản ngay kè cảng rất đông khách, ra quầy chọn đồ, cân tại chỗ rồi họ chế biến cho mình. Quán đông nhưng phục vụ rất nhanh, cân xong ghi phiếu luôn và cho toàn bộ đồ đã chọn vào một rổ, không lo lẫn với nhóm khác.

Một điểm trừ nhỏ mình nhận thấy ở tất cả các quán nhậu tại Lý Sơn là họ không setup vài món nhậu cho khách trong khi ngồi chờ như: đậu phộng rang, bánh đa nướng, dưa chuột chẻ… Nếu set up sẵn, dùng thì tính tiền, không dùng thì thôi sẽ giúp cảm giác ngồi đợi đỡ sốt ruột hơn, lại tăng thêm hàng bán được cho du khách

Giá các loại hải sản ở Lý Sơn

Đồ hải sản giá phải chăng, không đắt không rẻ, cực tươi ngon. Mực to khoảng 400.000 đồng/kg, tôm hùm cỡ vừa (khoảng 400gram/con là 1.2 triệu đồng/kg). Cua đỏ 250.000 đồng/kg, cua huỳnh đế cỡ to 900.000 đồng/kg. Ốc nhảy, các loại ốc to nướng mỡ hành: 90.000-100.000 đồng/kg tuỳ quán, hàu sống hoặc nướng phô mai, mỡ hành: 25.000 đồng/con. Nhum nướng 30.000 đồng/con.

Hải sản ở Lý Sơn

Mình ăn hải sản 2 bữa tối thả ga chỉ hết khoảng 600.000 đồng/người. Nhậu xong ngồi hóng gió biển, đi dạo bộ cho đỡ no rồi về ngủ, kết thúc ngày 1 chỉ đi và ăn

Ngày 2: đi thăm đảo bé (hay còn gọi là đảo An Bình) + tất cả các điểm tham quan trên đảo lớn của Lý Sơn

Sáng dậy sớm đi ăn sáng (bún chả cá rất ngon ngay chợ 25.000 đồng/tô, bánh hỏi 25.000 đồng/đĩa, cafe mang đi 15.000 đồng/ly loại pha máy, 25.000 đồng/ly loại pha phin cốc to hơn.

Sau đó mình nhờ bé con cô chủ nhà nghỉ mua hộ vé tàu sang đảo bé (giá vé là 100.000 đồng/người khứ hồi). Lên tàu người ta mới thu. Mình thấy vài bạn review giá vé là 80K, vài bạn book vé 100K complain bị chặt chém. Mình thì thấy 20K cũng không có vấn đề gì vì khi có người đặt sẵn hộ vé thì mình chi thêm vài chục cho họ là lẽ bình thường.

Hình ảnh bãi biển hoang vu trên đảo bé Lý Sơn

Đảo lớn sang đảo bé chỉ mất khoảng 7-10 phút, cano cao tốc đi rất nhanh. Chủ thuyền đã có sẵn số điện thoại của khách để khi tập hợp trên cầu cảng đảo bé quay về đảo lớn (khoảng 11h30 đến 12h là tàu sẽ đón khách về đảo lớn) thì gọi nếu khách chưa ra.

Review đảo bé Lý Sơn

Nói về đảo bé, mình hơi tiếc vì lần đi du lịch Lý Sơn này chỉ có 2 đêm nên không có time ngủ lại trên đảo bé. Nếu bạn có khoảng 3 đêm 4 ngày, khi ra đảo bé, bạn có thể thuê lều ngủ trên bãi biển. Theo người dân thì rất an toàn, không lo trộm cướp như ở đất liền đâu mà sợ

Có lẽ 99% khách du lịch sẽ lên xe điện đi đến các điểm check in trên đảo. Mình vì thích đi bộ cũng như khám phá những chỗ lạ, ít người ghé để relax và chụp ảnh phong cảnh nên không đi xe điện.

Bãi tắm tiên đảo bé Lý Sơn

Trên đường tản bộ mình ghé xuống tắm ở một bãi đá rất đẹp mà cả tiếng đồng hồ tắm mình cũng không thấy một ai, nên cảm giác rất thích thú. Có lẽ ở đây có thể “tắm tiên” cũng được!

Đảo bé có gì, như thế nào?

Biển ở đảo bé

Biển trong xanh vô cùng tận, nằm trên những tảng đá quan sát lũ cua bò trên các phiến đá rất thú vị, những con cá ngựa có chân bò trên đá, nhảy tanh tách khi thấy tiếng động. Các bé ở đảo khi mình hỏi nói là cá ngựa, không phải cá ngựa ngâm rượu ta vẫn thường thấy đâu. Chúng còn rúc mình vào các mép đá để náu khi chưa kịp nhảy xuống nước. Lần đầu tiên mình thấy loại cá này dù đã đi biển nhiều rồi.

Trên đường tản bộ quanh đảo, mình gặp 1 người đàn ông trạc 50 tuổi ngồi đau đáu nhìn ra biển. Mình lân la hỏi chuyện và được nghe chú kể rất nhiều về biển đảo, về những chuyến ra khơi có khi thu về cả 500 triệu, có khi không còn gạo để ăn và trở về tay trắng, giữ được tính mạng đã là may mắn. Về nỗi kinh hoàng khi không may gặp tàu cá của TQ ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, mời bạn vào đây

Ánh mắt người đàn ông ấy nhìn xa xăm ra biển cứ ám ảnh mình mãi, cái nhìn lo lắng về cơm áo gạo tiền, về sự an nguy không biết trước của mỗi chuyến ra khơi cho cả tàu cá 15-16 người đi 20-30 ngày mới lại trở về đất liền

Hàng dừa trên đảo bé ở Lý Sơn

Cây Phong Ba trên đảo bé

Trên đảo bé không có nước ngọt, bà con phải mua nước ngọt của tàu chở bên đảo lớn sang đảo bé. Ở đây nhà nước mới đầu tư 1 máy lọc nước biển thành nước sinh hoạt cho bà con, dùng tắm giặt, vệ sinh… chứ không nấu ăn được. Trên đảo, điện mới được kéo cách đây 2 năm nên đời sống của bà con cũng đỡ vất vả hơn nhiều.

Một thông tin mình mới được biết là Tập đoàn FLC đã thâu tóm toàn bộ đảo bé vì nó thực sự là một thiên đường sẽ mang lại món hời kinh tế lớn cho các ông trùm, sau này khi lên đảo bé chắc chắn sẽ bị thu vé. Rồi bà con ngư dân sẽ đi đâu, về đâu?

Tầm 11h30, tàu đón mình về đảo lớn, ăn trưa xong nghỉ ngơi đến 15h chiều thì mình thuê xe máy của khách sạn (120K đã đầy xăng) để bắt đầu đi chơi các địa điểm trên đảo chính.

Check in, khám phá đảo Lý Sơn lớn

Ngay tại cầu cảng có bản đồ của đảo Lý Sơn, bạn dễ dàng đi đến các điểm check in quen thuộc ai ai cũng review như cổng Tò Vò, chùa Quan Âm Tự, đảo Thới Lới… nhưng mình chỉ đi qua mà không vào chụp ảnh.

Hình ảnh đỉnh Thới Lới Lý Sơn – check in

Bạn chạy dọc bờ biển sẽ đi qua cây cầu vào con đường bích hoạ vẽ dọc bờ tường chắn sóng. Phía bên tay phải chính là chỗ lánh nạn cho tàu thuyền khi gặp bão, tuy nhiên rác nhiều không tưởng. Mình thực sự choáng khi thấy rác từng đống, từng đống dạt vào bờ và cả ở trên cạn cũng có rác.

Cổng Tò Vò trong tưởng tượng của mình khi xem các bức ảnh mà mọi người review trên facebook là một điểm rất đẹp, to… nhưng quả thực nó đúng là bé như cái tổ tò vò thật, hiiii. Ảo, nghệ thuật chỉ là ánh trăng lừa dối thôi mà.

Mình thấy ghi giá vé ở lối vào chụp ảnh check in là: 5.000 đồng/người. Không phải vì tiếc tiền mà thực sự thấy không có gì đặc biệt nên mình không vào.

Gần ngay đó là bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, vì mặc quần short nên mình đã không dám vào mà chỉ đứng ngoài chụp ảnh toàn cảnh.

Đến đây là hết đường, bạn quay lại hướng cầu cảng và chạy dọc theo bờ biển. Không giống như bờ biển ở các thành phố biển Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Phan Thiết… là có thể ngắm biển rất đẹp khi chạy xe máy trên đường. Bờ biển ở đảo Lý Sơn được xây những bức tường kè chắn sóng rất cao mà đi ngoài đường bạn không thể ngắm biển được. Haiza!

Sở dĩ người ta xây những cái kè bê tông lớn này vì mùa bão và nước biển lớn, sóng đánh nước bắn tung lên đường sẽ phá hỏng hết đường đi. Tuy nhiên cứ đi một đoạn sẽ có 1 lối xuống biển để những ghe, thuyền thúng nhỏ có thể ghé vào lấy cá, rong biển lên bờ, hoặc là lối cho bà con xuống tắm biển được thuận lợi

Review Café Huy Nguyễn

Đi qua khách sạn Mường Thanh một đoạn, bạn nhìn ở bên tay phải (phía biển) sẽ có quán cafe Huy Nguyễn có view ngắm biển siêu đẹp

Từ đây bạn sẽ thấy một công trình đang được thi công trên biển chính là cầu cảng để phục vụ nhu cầu sống ảo của khách du lịch. Sau này khi xong, toàn bộ tàu du lịch sẽ cập bến ở đây, nhường lại cầu cảng hiện tại cho bà con và ngư dân đi đánh bắt cá, chuyên chở hàng hoá.

Không phải ngẫu nhiên mà khách sạn Mường Thanh cũng như rất nhiều quán nhậu, resort nghỉ dưỡng đang mọc lên san sát dọc bên bờ biển. Mình nghĩ, chỉ vài năm nữa thôi, khu này sẽ rất sầm uất khi cảng du lịch xây xong

Ngồi đây uống cafe ngắm chiều buông trên biển thực sự yên bình vô cùng. Ngoài mom đá nhỏ, đám trẻ địa phương tắm lội bì bõm, những tiếng cười giòn tan vang vọng cả một bãi biển, chúng lạ lẫm nhìn mình ngồi uống cafe trên cao và xấu hổ cười quay mặt đi khi mình lia máy ảnh tới chụp tụi nó

Yên bình và thư thái vô cùng, thấy hồn như đứa trẻ thơ, trong veo không gợn sóng. Chỗ này rất thích hợp cho các bạn trẻ chụp hình sống ảo vì có cây cầu với đèn trang trí rất xinh ra biển. Những chiếc bàn gỗ nhỏ xinh với nhiều màu sắc bắt mắt lên hình rất đẹp. Mình vốn không biết diễn deep và mê cafe nên có chụp được vài cái làm kỉ niệm thôi. Mình thanh toán tiền và hẹn chị chủ quán xíu em quay lại xuống bãi này tắm.

Lặn ngắm san hô trên đảo bé Lý Sơn

Mình lên xe phóng tiếp dọc theo bờ biển, đến 1 khu mình cũng không rõ là ấp tên gì. Tại đây các tàu xây dựng và máy xúc, máy đổ bê tông đang làm việc như 1 công trường khổng lồ. Hỏi ra thì được biết họ đang xây đê chắn bão, lấn biển để làm chỗ lánh nạn cho tàu bè khi gặp các cơn bão lớn.

Hình ảnh Hang Câu ở đảo lớn Lý Sơn

Đến đây là cuối đường, không đi xe máy được nữa. Mình hỏi đường đến Hang Câu, đỉnh Thới Lới, miệng núi lửa… thì được 1 anh siêu nhiệt tình chỉ đường cho. Xong dường như chưa an tâm vì cái mặt ngáo ngơ của mình, anh còn bảo: “Em đi theo anh”. Thế là anh xách xe phóng cái vù, bụi đường mù mịt do đang xây dựng nhiều công trình. Anh đưa mình tới ngã 3 rồi chỉ đi thẳng hết đường nhựa là tới các điểm trên. Nhiệt tình thế chứ!

Check in đỉnh Thới Lới – Lý Sơn, từ đỉnh núi cao trông xuống biển

Mình không ghé Hang Câu mà đóng thẳng xe lên đỉnh núi cao (chắc là đỉnh Thới Lới) vì không thấy bảng hiệu gì. Từ đây, phóng tầm mắt xuống bên dưới chính là bãi tắm Hang Câu, nơi toàn khách du lịch ghé tắm vì bãi đẹp và nhiều cát.

Các xe ô tô du lịch lên đây có vài cái (đa số là chở những cô chú tương đối lớn tuổi đi tham quan), còn bạn trẻ thì đều đi xe máy. Ở đây chụp ảnh hoàng hôn thì deep thôi rồi nhưng mình chụp lại vài ảnh làm kỉ niệm, ngồi ngắm biển trong tĩnh lặng, thấy đất trời thật bao la, vô định…

Tiếp tục lên cao hơn nữa thì có 1 đồn bộ đội biên phòng và được yêu cầu quay xuống do là khu vực cấm xâm phạm

Đi tìm núi lửa

Từ trên này, bạn thấy bạt ngàn những cánh đồng hành và lạc, những rặng dừa uốn mình bên những ngôi nhà trong làng hay biển xanh ngắt một màu với những chiếc thuyền thúng nhìn xa nhỏ như móng tay lênh đênh trên biển.

Đây là điểm cao nhất ngắm hòn đảo Lý Sơn xinh đẹp. Tại đây có 1 hồ nước nuôi cá của bộ đội biên phòng và cấm mọi hình thức câu, bắt… Mình thấy có vài người dân đang mò ốc thôi. Đây chính là miệng núi lửa phun trào từ hàng triệu triệu năm trước hình thành nên. Bạn trẻ lên đây chụp hình rất đông vì cảnh đẹp vô cùng

Cây hoa giấy 50 tuổi

Chơi ở đây tầm 20 phút thì mình quay xuống để về bãi tắm như đã hẹn với chị chủ quán cafe dễ thương. Trên đường về bất chợt gặp cây hoa giấy không thể nào to hơn và mình nhớ ra trong bài viết của 1 bạn nữ review Lý Sơn thì nó là cây hoa giấy 50 năm tuổi của một gia đình người dân nơi đây

Hình ảnh ngọn hải đăng Mù Cu (trên đảo lớn)

Mình ghé uống nước dừa và ngồi chuyện trò với cô, có thêm thật nhiều thông tin thú vị về vùng đảo nhỏ bé này, được hình thành từ mấy trăm năm về trước, từ thời lính Mỹ còn canh ở những ngọn hải đăng trên biển, rồi những đứa con lai Mỹ, Phi được sinh ra trên hòn đảo này, câu chuyện về người phụ nữ giống như… vượn người sống 1 mình ở ngôi nhà hoang gần biển…

Khu du lịch “Hoàng Sa” trên đảo lớn cạnh ngọn hải đăng Mù Cu

Điện chiếu sáng mới có cách đây 5 năm, trước đó bà con mua điện của 1 người đàn ông giàu có có máy phát điện chạy bằng dầu, chỉ được thắp sáng từ 18h-21h mỗi tối. Từ ngày TQ xây dàn khoan dầu trên biển thì bà con mới có điện dùng do được nhà nước kéo.

Mình trả cô tiền nước rồi ra bãi tắm, lúc này hoàng hôn đã đổ bóng mờ dần, mặt trời đã sắp đi ngủ… Thật may còn 1 gia đình anh chị người địa phương đang tắm nên mình mới dám xuống biển giờ đó. Anh chị bảo thấy các em nhìn là biết khách du lịch nên anh chị và cháu nán lại thêm vì khách du lịch không ai tắm bãi này hết, lỡ các em không hiểu dòng nước lại không an toàn.

Người dân đảo mới dễ mến làm sao, chỉ câu nói ấy thôi mà chứa đựng thật nhiều sự lo lắng chân thành của họ cho người lạ như mình. Hỏi chuyện hoá ra cô chủ nhà chỗ hotel mình ở là dì ruột của anh chị, đúng là hữu duyên thiên lý. Tắm xong lên mình gọi 2 lon bia lạnh và 1 đĩa chả cá chiên ngồi ăn, cảm giác rất tuyệt vời

Đi ăn hải sản ở chợ Lý Sơn

Trở về khách sạn tắm gội thay đồ xong mình đi ăn hải sản ở quán Thành Lợi ngay chợ. Hải sản tươi ngon vô cùng, mình ưng ý tất cả các bữa ăn sáng, trưa (ăn cơm, tầm 90.000 đồng/người thôi là đã có nào mực hấp, xào, nào canh chua nghêu và nghêu hấp cùng gỏi rong biển, cơm trắng, bia…). Thực sự tươi ngon mà giá cả phải chăng

Ở ngay chợ có rất nhiều hàng sinh tố trái cây giá 25.000-30.000 đồng/cốc cực chất lượng, ít đá, thơm ngon, chỗ ngồi nhiều và mát mẻ

Tỏi Lý Sơn – vương quốc tỏi

Bạn cũng có thể mua tỏi, hành, rong biển mang về làm quà cho đất liền, tỏi cô đơn khoảng 650.000 đồng/kg, tỏi 3 nhánh khoảng 100.000 đồng/kg. Hành khoảng 70.000 đồng/kg. Tỏi đen có bán ở 1 cửa hàng trưng bày của công ty Dori được làm toàn bộ từ tỏi bà con trồng trên đảo. Ngoài ra có rượu tỏi, cao tỏi đen… với bao bì bắt mắt, ăn thử cũng rất ngon, túi 150gr khoảng 130K, mang về làm quà rất giá trị

Ngày 3: Trở về Quảng Ngãi rồi về Hà Nội

Mình dậy sớm ra cầu cảng, khoảng 4h30-5h sáng ở đây đã tấp nập tàu thuyền đi đánh cá đêm, câu mực đêm trở về. Bà con mua buôn cũng nhiều và bán lẻ cũng nhiều với đủ loại cá nhưng đa phần đều đã bị ướp lạnh để đảm bảo không bị hỏng. Nếu bạn mua họ sẽ đóng thùng xốp ướp đá cẩn thận cho bạn mang lên máy bay. Mình không mua nên cũng không hỏi giá.

Nhớ mãi biển trời Lý Sơn

Tại cảng này, buổi sáng rất đông dân xuống tắm, họ hay có thói quen tắm sớm rồi mới đi làm như lời chia sẻ khi mình nói chuyện với mấy cô chú

Mình bay chuyến 11h40 của VNA nên nhờ đặt tàu chuyến 8h từ đảo trở về đất liền, khoảng 9 giờ kém 15 thì về đến cảng Sa Kỳ, taxi đã đặt sẵn và đang chờ đón mình ra sân bay. Từ cảng Sa Kỳ quay lại sân bay Chu Lai chỉ có 47km, giá taxi là 380K, xe rất đẹp, xịn xò, em tài xế rất dễ thương và nhiệt tình nữa.

Kết thúc hành trình tại sân bay Nội Bài và mình lại đi bus số 07 (hoặc 109- điểm cuối là bến xe Mỹ Đình) qua Phạm Văn Đồng về đến nhà, chỉ mất đúng có 10K, ngon bổ rẻ vô cùng. Sử dụng phương tiện công cộng thật sự văn minh và tiết kiệm

Tổng chi phí vé máy bay Vietnam Airlines khứ hồi, ăn uống, chỗ ở, tất tần tật mỗi người chỉ mất có 2,5 triệu đồng. Quá tuyệt vời cho 1 chuyến đi tới hòn đảo xinh đẹp đáng nhớ mãi này.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Lan Anh

Từ khoá: Review đi đảo Lý Sơn 3 ngày 2 đêm, “thực sự toẹt vời, chi tiết”!

Review Đảo Điệp Sơn Với Con Đường Xuyên Biển, Chuyến Đi Cắm Trại Vui Bá Chạy

Đảo Điệp Sơn nằm gọn trong vịnh Vân Phong của Nha Trang. Là một hòn đảo lớn nổi lên giữa vịnh Vân Phong, . Gồm 3 hòn đảo nhỏ: đảo Phật Nằm Điệp Sơn ( đảo chính), Hòn Quạ (k ai ở) và Hòn Bịp (làng nhỏ có ng dân sinh sống)

Bên ngoài chính là khu vực Mũi Đôi ( còn gọi là cực Đông của Tổ quốc). Bên trên phía Bắc là khu du lịch Đại Lãnh. Phía nam chính là khu du lịch biển Dốc Lết.

Điệp Sơn cách TP Nha Trang khoảng 60km. Đi tới cảng Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh – Khánh Hòa . Rồi mới đi tàu ra đảo điệp sơn được. Nếu đi từ Nha Trang bạn có thể xem bài viết này để kiếm chỗ thuê xe máy ở Nha Trang

Bạn có thể xem hình dạng Đảo Điệp Sơn trên ảnh bản đồ Google Maps tại link này

@ Một góc Điệp Sơn bình yên

@ Tấm hình sống ảo đẹp mê ly

Nội Dung Bài Viết

Đảo Điệp Sơn có gì hot

Là một trong 3 hòn đảo nhỏ, thuộc vùng biển thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Đảo Điệp Sơn có con đường giữa biển, nối giữa 2 đảo bằng cát trắng, xuất hiện và biến mất tùy theo thủy triều.

Nơi có người dân sinh sống nhất là trên Hòn Bọp. Trên Điệp Sơn với khoảng gần 100 hộ dân và trên 300 người đang sinh sống.

Tới cảng Vạn Giã mua vé tàu cano để ra Điệp Sơn. Phòng bán vé ngay tại đầu cầu cảng, nếu bạn đi cano chỉ 30p là tới nơi

Nhóm chúng tối xuất phát đi Điệp Sơn từ Sài gòn ở Bến Xe Miền Đông lúc 19h30’ đi xe Liên Hưng phí (195k), sáng khoảng tầm gần 6h là đến Vạn Giã.

Vé xe Liên Hưng về sài gòn 180k (nhớ đặt vé trước).

Lưu ý : (nhớ nhắc bác tài cho ghé ở ngân hàng Agribank gần bến tàu Vạn giã lôi bộ đến bến tàu tầm 1km hoặc đi xe ôm cũng được , ko cần đặt vé tàu trước, chỉ cần xuống bến tàu sẽ có tàu ra đảo giá vé 20k-30k.

Xe Liên Hưng đi Vạn Giã giá 195k

Đi Điệp Sơn

mùa nào 

đẹp nhất ?

Nếu bạn muốn đến Đảo Điệp Sơn đẹp nhất là từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Đây là thời gian lý tưởng nhất để du lịch Điệp Sơn.

Bởi thời gian này biển khá êm, khí hậu khô ráo, ấm áp, ít mưa. Các bạn cũng sẽ không bị say sóng, kế hoạch vui chơi không bị ảnh hưởng.

Trên đảo hiện tại có hoạt động chèo thuyền kayak do 1 số công ty cho thuê dịch vụ. Bạn có thể thành lập một đội chèo kayak để tổ chức chèo đua với nhau rất là vui.

Nếu bạn đi theo nhóm, có thể thuê nguyên 1 chiếc ghe của người dân trên đảo để đón đi chơi. Theo như thông tin mình nắm được thì giá rơi vào tầm 50k/người.

Tàu ra Đảo từ cảng Vạn Giã

Muốn đi ra đảo Điệp Sơn có 2 cách: là tàu thường và cano

Trước đây để đi ra Điệp Sơn có đò hằng ngày, nhưng hiện nay tàu không còn thường xuyên (mình chưa nắm rõ được lịch cụ thể).

Mình thích phương án này nhất, vì nó rẻ nhất chỉ 30k/người. Và dễ tiếp xúc với người dân đảo, dùng dịch vụ của chính người dân đảo Điệp Sơn nhưng có thể không thuận lợi cho lịch trình và tốn thời gian.

Cano đi Đảo Điệp Sơn giá 200k/mỗi người khứ hồi. Giá cao nhưng là phương án tối ưu nhất, nhanh… Tuy nhiên phải chờ đủ khách thì cano mới chạy.

Nếu đi đông thì thuê luôn chuyến cano cho khỏi chờ đợi giá thuê 2,7 triệu đồng/cano bao cả 2 chiều đi và về

@ Tàu từ Cảng Vạn Giã đi ra Điệp Sơn

@ Cả nhóm xuống tàu để lên Đảo

Cách 1: Xuống tàu Phượng Đồng, giá vé 1 lượt là 30k/người, giờ tàu ra đảo là 9h ra đảo và 6 giờ sáng hôm sau mới vào đất liền. Thời gian đi: ~1 tiếng. Phù hợp cho các bạn muốn cắm trại qua đêm.

Phương án thuê ghe: Thuê ghe cá để đi ra và về trong ngày, muốn về lúc nào cũng được. Giá cả là 500k lẫn đi và về. Cách thuê ghe: bạn có thể hỏi bất kì người dân nào trên đảo để có thể chở về đất liền.

Riêng mình, do hôm sau có việc nên mình chọn đi bằng tàu Phượng Đồng lượt ra (20k)

Ưu điểm là về bờ chỉ ~ 15 phút. Nhược điểm là ghe cá(nhỏ, khoảng 6 người) sẽ chở bạn về trại nuôi hải sản ở Tân Dân (cách cảng Vạn Giã 5km).

View đẹp từ đỉnh núi Điệp Sơn

Ăn trưa nghỉ ngơi tí xíu bắt đầu chinh phục đỉnh núi Điệp Sơn .

Con đường leo lên đỉnh núi thì cực kì đã, đi theo tuyến đường người dân gọi là “đường dê đi”.

Hai bên đường là gai của cây táo, lên được 1 chút là gai xương rồng bảo đảm về toàn thân bị thương, nhưng đổi lại là cảnh đẹp tuyệt vời, nhìn bao quát toàn cảnh Điệp Sơn.

@ Trekking lên đỉnh chụp hình sống ảo

@ Toàn cảnh Đảo Điệp Sơn nhìn từ trên cao xuống

Cắm trại dựng lều  tại Đảo Điệp Sơn

Đảo Điệp Sơn còn chưa khai thác du lịch nhiều nên chỗ cắm trại bao la và rộng rãi. Lưu ý là phải cắm chỗ nào mà đêm thủy triều không lên tới, nếu không là ngủ trên nước biển.

Còn nếu các bạn không đem lều có thể nghỉ ở nhà dân kiểu dạng homestay. Vừa nấu nướng , tắm rửa ngủ nghỉ cũng dc, đặc biệt là những bạn nữ.

Khoảng 4h chiều lo tìm chổ cắm trại, nên cắm trại ngay con đường đi bộ ra những hòn đảo. Vì buổi tối nước rút mình có thể lội bộ ra đảo đi bắt cua, bắt ốc (cảm giác tẹt vời), nhớ mang đèn pin nhá.

Buổi tối cắm trại trên Đảo Điệp Sơn là tiếc mục thích nhất. Mọi người ngồi tụ họp lại ăn nhậu hát hò bên bãi biển. Qua đảo có bán bia hết (bao đá luôn)

Cả Nhóm dựng lều cắm trại ngay con đường thủy đạo

Trên đảo có bán bia luôn nha ( bao luôn đá )

Chúng tôi đêm lều để trải nghiệm ngủ ngoài bãi biển Điệp Sơn luôn . Một trải nghiệm khó quên

Ăn uống tự túc trên Đảo

Hải sản cũng chẳng cần mua trước, qua bên đảo mà mua giá cả thì cũng ko mắc. Nói chung hợp lí, đặc biệt bảo đảm tươi ko cần “tưới” luôn , chỉ nên mua trước trái cây thui nhá.

Qua tới đảo liên hệ nhà anh Ky (078 775 4648) để ăn cơm trưa.

@ Ăn uống tại nhà Anh Ky

Mình mua thức ăn chỉ mượn chổ nấu ăn rồi trả tiền phí thui, tùy vào sự sang chảnh của các bạn mà cho bao nhiêu.

Chơi gì trên đảo Điệp Sơn

Sáng chủ nhật ngắm mặt trời mọc, ăn sáng trên đảo.

Bên trái cầu cảng có 1 bãi bồi cát dài đó chính là con đường nổi trên mặt biển. Có lẽ đảo Điệp Sơn chỉ có con đường xuyên biển này và leo núi ngắm cảnh là hấp dẫn nhất.

Con đường Điệp Sơn thủy đạo: nước sẽ lên cao vào sáng đến trưa và cạn vào chiều tối. Do đó bạn canh thời gian để ra chơi.

Nếu muốn đi dạo trên con đường thủy đạo thoải mái thì có thể ghé tầm sau 3h chiều, nước săm sắp… đến chiều 7h là gần như đường khô ráo nối qua đảo nhỏ.

Cuối cầu cảng có mấy còi lá được dựng lên để bán nước, cafe cho khách du lịch.

Tiếp theo đoàn mình thuê tàu 800k/16 người ra Vĩnh Yên rồi xin ta túc ở 1 nhà dân để leo đồi cát, tắm biển, bắt con còng về rang muối làm tiếp mấy chai bia, khoảng 5h chiều thuê xe ra bến xe vạn giã 700k nữa.

Tổng chi phí chuyến đi

Lịch trình du lịch đảo Điệp Sơn 3 ngày 2 đêm với leo núi tắm biển, ăn nhậu no say , được trải nghiệm nhiều điều thú vị ….. mỗi chuyến đi là vô vàn kỉ niệm và đầy ấp những tiếng cười.

Tiền xe và tàu đi Điệp Sơn là : 500k /người ,

Ăn uống nghỉ ngơi trên đảo  : 450k/người .

Tổng thiệt hại cho chuyến đi Đảo Điệp Sơn là : 950k/người . Quá good cho 1 chuyến trải nghiệm thú vị

Một số lưu ý khi đi Điệp Sơn

Bạn nên gặp anh Mẫn trưởng thôn để báo cáo, xin phép lưu trú trên đảo. Rồi qua gặp anh Pha công an trưởng để báo cáo.

Anh Pha Trưởng công An xã: 0793636125. Có thể ngủ nhờ nhà anh Pha. Gửi anh 50.000 đồng/người gồm tắm rửa.

Anh Tư Nghĩa thuê tàu ra đảo: 0367982151

Trên đảo cũng có nuôi gà với 1 trại lớn, muốn làm gà nướng thì cứ hỏi đến mua. Còn hải sản thì mua trực tiếp tại chợ cá họp sáng sớm ở ven biển.

Nên chuẩn bị nước ngọt và túi đựng rác từ đất liền. Vì trên đảo rất ít nước ngọt.

Chia sẻ của bạn Gà Huỳnh: đi từ Tra Trang

1. Vé xe buýt từ 86 Trần Phú, Nha Trang đến Bến Xe Vạn Giã: 30k/1 lượt. Khởi hành lúc 8h00 sáng (trạm xe buýt bên dọc bãi biển).

2. Đón xe ôm từ Bến Xe Vạn Giã đến Cảng Điệp Sơn: 20k/1người.

3. Vé Cano đi từ Cảng đến Đảo Điệp Sơn: 200k/1ng/khứ hồi. Đi cano tầm khoảng 10_15p . Xung quanh Cảng thì có những gian hàng ăn uống. Có 2 điểm dừng riêng biệt dành cho khách đi tour tắm biển quay về và khách ở lại qua đêm.

5. Bữa ăn: 150k/1phần/ 1người(canh chua cá, cá kho tộ, mực xào khóm cà chua…). Nhóm e k ăn hết nên gửi lại để cho bữa kế tiếp trong ngày (150×3= 450k/ 3ng ăn / 2lần ăn). Cô Dung làm món theo ý từng khách – nhóm khách.

6. Hải sản: gồm cá, mực, ốc, tôm hùm,…. Giá dao động từ 200k/1 món ăn.

7. Hoạt động trên đảo Điệp Sơn: Chèo Kayak, lặn san hô, Câu cá, …. (Em có up ảnh hoạt động + giá tiền)….. Nhóm e chủ yếu dạo biển, nước xuống thì đi dạo quanh đảo Phật Nằm tầm 4km hoặc chạy nhanh theo đường biển qua Hòn Quạ xem phong cảnh (nói thật là chỉ có rác vì nước rút mạnh). Đi ngang qua Hòn Quạ sẽ đến Hòn Bịp – ngôi làng nhỏ và ng dân sinh sống. Khoảng cách khá xa nên e quay về Đảo Phật Nằm (vì e sợ mưa k chạy về kịp).

Ưu điểm: cô Dung – 1 hộ duy nhất sống trên đảo Phật Nằm rất mến khách, nấu ăn ngon và nhiệt tình, yên tĩnh, chi phí rẻ, nhìn rõ đường biển khi nước xuống, nước biển trong xanh, vài cảnh đẹp sống ảo (xích đu, võng, cầu thang tựa vách đá, thuyền kayak, chòi lá, giàn hoa giấy, dù màu vàng, xanh….)

Khuyết điểm: trên đảo, điện và nước ngọt còn thiếu thốn (nhớ đem theo sạc dự phòng), thời tiết khá khắc nghiệt vì bình thường là nóng khô quanh năm ( nhớ đem theo quạt cầm tay), Sóng đt và 3G 4G 5G rất là yếu

Đăng bởi: Tâm Nguyễn

Từ khoá: Review Đảo Điệp Sơn với con đường xuyên biển, chuyến đi cắm trại vui bá chạy

Review 15 Nhà Hàng, Quán Ăn Ngon Ở Tam Đảo Cực Chi Tiết

“Tình hình dịp nghỉ lễ 30/4 sắp tới, em và nhóm bạn thân khoảng 6 người du lịch Tam Đảo 2 ngày. Trong nhóm có anh chị nào từng đi rồi có thể review cho em chút kinh nghiệm về ăn uống, nên lựa chọn nhà hàng, quán ăn ngon ở Tam Đảo nào với ạ. Em xin cám ơn!” (Quỳnh Chi – Hà Nội)

Nhà hàng, quán ăn ngon ở Tam Đảo 2023 Nhà hàng Tuấn Hương Tam Đảo

Địa chỉ: Khu 1, Tam Đảo

Giờ mở cửa: 7h – 22h

Điện thoại: 0982328222

Nhà hàng Tuấn Hương Tam Đảo

Nằm ở trung tâm nên quán ăn ngon ở Tam Đảo này hầu như lúc nào cũng đông khách tới ăn uống hay tổ chức tiệc liên hoan, sinh nhật. Nhà hàng Tuấn Hương có menu niêm yết giá rõ ràng. Các món phục vụ được yêu thích đó là xu xu xào, gà nướng vỉ, gà đắp đất, gà nướng muối, lẩu gà, lẩu ếch, lẩu cá tầm, gà om nấm, cá suối chiên…

Nhà hàng Hải Đăng Tam Đảo

Địa chỉ: khu 1, trung tâm Tam Đảo

Giờ mở cửa: 8h – 0h

Điện thoại: 097 591 26 15

Nhà hàng Hải Đăng Tam Đảo

Tiếp theo những nhà hàng ngon ở Tam Đảo đó là nhà hàng Hải Đăng với không gian rộng rãi, nhiều phòng ăn để tổ chức tiệc tùng liên hoan theo công ty hoặc tập thể. Đồ ăn của nhà hàng được chế biến nhanh lại ngon nên bạn nhớ đặt trước nếu đi đông người kẻo không còn chỗ đâu, đặc biệt là vào cuối tuần.

Quán Gió Tam Đảo

Địa chỉ: cách chợ Tam Đảo khoảng 700m

Giờ mở cửa: 7h30 – 21h30

Điện thoại: 097 106 50 06

Quán Gió Tam Đảo

Review ăn uống ở Tam Đảo chắc chắn sẽ không thể bỏ qua quán Gió – nơi check in và ngắm cảnh siêu đẹp ở Tam Đảo. Với độ cao gần 1000m so với mực nước biển, bạn tới quán Gió sẽ được thưởng thức những loại nước uống ngon, nếu đi cùng người yêu thì lãng mạn vô cùng.

Quán Tam Mount BBQ & Pub Tam Đảo

Địa chỉ: khu 1 thị trấn Tam Đảo, cách quảng trường 100m, đối diện khách sạn Gia Lê

Giờ mở cửa: 6h – 0h

Điện thoại: 097 828 17 47

Nhà hàng Tam Mount Tam Đảo

Nếu bạn đang tìm một quán buffet lẩu nướng ở Tam Đảo thì hãy tới Tam Mount BBQ & Pub. Nhà hàng này phục vụ rất nhiều món ăn từ đặc sản địa phương tới hải sản tươi sống với giá từ 260k/người với hơn 80 món nướng lẩu tự chọn.

Quán Rock Cafe Tam Đảo

Địa chỉ: Dốc Tam Đảo, nằm ngay cổng trường công viên Tam Đảo

Giờ mở cửa: 7h30 – 21h30

Điện thoại: 097 106 50 06

Rock Cafe Tam Đảo

Cùng nằm trong top những quán ăn ngon Tam Đảo đó là Rock Cafe. Quán này chuyên phục vụ cafe và các món ăn phương Tây như pizza, mì ý, sandwich, salad, bánh ngọt…Không gian của quán rất đẹp và sang chảnh cho mọi người check in.

Nhà hàng Xuân Dương Tam Đảo

Địa chỉ: dốc Tam Đảo, ngay quảng trường Tam Đảo

Giờ mở cửa: 6h30 – 22h

Điện thoại: 0975244673

Nhà hàng Xuân Dương Tam Đảo

Nhà hàng Xuân Dương là một trong những nhà hàng ở Tam Đảo có vị trí trung tâm cực kỳ đắc địa chuyên phục vụ những món ăn đặc sản rừng núi. Các món ăn đặc sản của quán chính là cá tầm, cá hồi, gà đồi, cá suối, lợn bản…Về giá thì đã niêm yết cụ thể, không đắt hơn so với những nhà hàng cùng loại tại Tam Đảo còn đồ ăn thì chế biến khá vừa miệng mà lên món cũng nhanh.

Quán Sky Gate Coffee Tam Đảo

Địa chỉ: đường lên cổng trời Tam Đảo

Giờ mở cửa: 8h – 23h

Điện thoại: 097 802 06 99

Quán Sky Gate Coffee Tam Đảo

Nói tới những địa điểm ăn uống ở Tam Đảo view đẹp, check in thả ga thì chắc chắn không thể bỏ qua Sky Gate Coffee. Nằm trên đường lên cổng trời Tam Đảo, quán này họ đầu tư rất nhiều vào các tiểu cảnh để cho bạn tha hồ check in sống ảo như hình trên.

Chợ Tam Đảo – địa điểm ăn uống ngon rẻ ở Tam Đảo

Chợ Tam Đảo – khu ẩm thực ngon rẻ ở Tam Đảo

Nếu như bạn muốn tìm đồ ăn với giá rẻ ở Tam Đảo thì cứ việc ra chợ Tam Đảo. Ở trong chợ Tam Đảo có một dãy chuyên bán đồ ăn với rất nhiều quán ăn lẩu nướng đủ loại để các bạn lấp kín dạ dày của mình. So với những nhà hàng phía trên thì khâu vệ sinh không bằng nhưng về độ ngon với giá thì có thể chấp nhận được.

Nhà hàng Family Tam Đảo

Địa chỉ: Dốc Tam Đảo, ngay quảng trường Tam Đảo

Giờ mở cửa: 8h – 24h

Điện thoại: 0836996394

Nhà hàng Family Tam Đảo

Nằm ở trung tâm của Tam Đảo, nhà hàng Family có thiết kế đẹp, phục vụ nhiều món ăn ngon đặc sản Tam Đảo cùng các món lẩu nướng đa dạng với giá thành vừa phải. Đặc biệt nhất chính là cách phục vụ của chủ quán, chị chủ quán cực nhiệt tình, giới thiệu nhiều điểm vui chơi cũng như tư vấn khoản ăn uống phù hợp với mỗi đối tượng khách hàng.

Quán cô Đào Tam Đảo

Địa chỉ: Nằm cách chợ nhà thờ đá Tam Đảo khoảng 290m

Giờ mở cửa: 8h – 0h đêm

Điện thoại: 0989937910

Quán cô Đào Tam Đảo

Quán cô Đào là quán ăn ngon Tam Đảo phục vụ nhiều món ăn hấp dẫn như gà nướng, bò xào xu xu, lẩu gà, lẩu cá tầm, thịt lợn rừng, món nướng với giá niêm yết rõ ràng trên thực đơn nên bạn hoàn toàn không cần lo lắng việc bị chặt chém nha.

Nhà hàng Phố Núi – quán ăn ngon ở Tam Đảo

Địa chỉ: dốc Tam Đảo, cách chợ Tam Đảo 800m

ĐT: 0962770888

Nhà hàng Phố Núi Tam Đảo

Phố Núi là nhà hàng ăn ngon tại Tam Đảo được nhiều du khách lựa chọn. Với sức chứa 130 khách và 2 phòng riêng được trang bị máy lạnh. Nhà hàng nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ gà (Từ các món quay, luộc, nướng, hấp…), cá (tầm rang muối, rán, om dưa, canh cá, cá chiên…), baba (nấu rượu vang, nướng riềng mẻ…).

Bên cạnh đó, quán ăn ngon rẻ ở Tam Đảo này còn chế biến nhiều món ăn hấp dẫn có sẵn tại địa phương như: Thịt lợn bản, lươn, ốc, ếch, rau sạch các loại… Đồ uống bao gồm rượu, bia, nước ngọt, rượu thuốc (ba kích, táo mèo…).

Nhà hàng O2 chuyên gà chọi

Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Gà chọi O2

Nếu bạn muốn thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ gà chọi, có thể lựa chọn O2 chuyên gà chọi là nhà hàng ở Tam Đảo nằm trên đường Nguyễn Văn Linh Thành phố Vĩnh Yên. Thịt gà ở đây được chăn thả tự nhiên nên rất giòn, ngọt, thịt săn chắc. Tới đây, bạn sẽ được thưởng thức thực đơn phong phú với 7 món cơ bản được làm từ thịt gà chọi đó là: Gà xào xả ớt, xào lá chua, gà chọi nướng, hấp, làm nộm, lòng gà xào chuối,…

Điểm hấp dẫn du khách đó là, thịt gà chọi đều giữ được hương vị thơm ngon, ngọt chắc của thịt gà tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng. Chính vì vậy, quán ngon ở tam đảo này trở thành điểm đến hút khách du lịch khi tới “Đà Lạt” của miền Bắc.

Nhà hàng Long Thành “Baba number one”

Địa chỉ: 33 Nguyễn Tất Thành – Phường Tích Sơn – TP Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Giờ mở cửa: 8h – 22h

ĐT: 0211 3761 388

Nhà hàng Long Thành

Nhà hàng Tây Thiên – địa chỉ ăn ngon ở Tam Đảo

Địa chỉ: Đền Chùa Thượng, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Điện thoại: 0967504760

Nhà hàng Tây Thiên Tam Đảo

Nhà hàng nào ngon ở Tam Đảo? Bạn có thể lựa chọn nhà hàng Tây Thiên, nằm trên sườn núi Tam Đảo, có lối cấu trúc mở khiến bạn vừa có thể ăn uống, lại có không gian thoáng đãng thiên nhiên để ngắm cảnh.

Ăn ở Tam Đảo tại nhà hàng Tây Thiên phục vụ món ăn rất đa dạng, từ những món ngon của rừng núi cho tới đồ hải sản, các món ăn Âu, Á du khách tha hồ lựa chọn. Không gian bài trí của nhà hàng với sức chứa 100 khách trong nhà và 150 khách ngoài sân, cùng với sự phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên nhiệt tình.

Nhà hàng Vĩnh Sơn Đê Nhất Xà

Địa chỉ: Thôn 4 – xã Vĩnh Sơn – huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

ĐT: 0971098928 hoặc 0912098928

NhГ  hГ ng VД©nh SЖЎn Đệ Nhất XГ

Ăn gì ở Tam Đảo? Nhà hàng Vĩnh Sơn nổi tiếng với nghề chăn nuôi, chế biến dược liệu, thuốc quý từ rắn, nhà hàng Đệ nhất rắn luôn là lựa chọn đầu tiên cho bất cứ thực khách muốn thưởng thức hương vị của loài rắn.Thịt rắn Vĩnh Sơn mang tính hàn, dinh dưỡng cao, được nhà hàng chế biến với 12 món đặc trưng như súp, thịt rắn xào lăn, món nướng, hấp, nấu canh, cháo,…

Nhà hàng, quán ăn ngon ở Tam Đảo này với lối thiết kế với lối thiết kế đơn giản nhưng sang trọng, lịch sự. Rắn Vĩnh Sơn chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ rắn, với thực đơn phong phú và đa dạng, hấp dẫn. Với mức giá khoảng  35,000 – 220,000 VNĐ/món.

Đăng bởi: Phúc Hân

Từ khoá: Review 15 nhà hàng, quán ăn ngon ở Tam Đảo cực chi tiết

Review Du Lịch Đảo Robinson Nha Trang: Ở Đâu, Chơi Gì, Ăn Gì Ngon

1. Đảo Robinson ở đâu?

Vị trí: Đảo Robinson Nha Trang là một hòn đảo nhỏ, có vị trí nằm ở eo biển Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang, cách cảng Cầu Đá khoảng 10km và tầm 15 phút đi cano. 

Nguồn gốc tên gọi: Trước đây, đảo có tên là đảo Dừa, còn cái tên Robinson được dùng để chỉ cụm đảo Tứ Bình Nha Trang (Bình Ba, Bình Hưng, Bình Lập và Bình Tiên). Nhưng sau này khi người ta khám phá ra vẻ đẹp hoang sơ của hòn đảo không người này, cái tên đảo Robinson Nha Trang đã “sang tên” cho hòn đảo hoang vắng này và trở nên phổ biến với du khách như hiện nay. 

2. Cách đi đảo Robinson Nha Trang thuận tiện nhất

Ốc đảo Robinson Nha Trang nằm cách cảng Cầu Đá khoảng 10km. Để có thể đến được đảo Robinson Khánh Hòa, bạn có thể di chuyển theo 3 cách sau:

Cách 1: Bạn di chuyển đến cảng Cam Lập, sau đó đi tàu/cano khoảng 15 phút là tới đảo.

Cách 2: Di chuyển từ cảng Ba Ngòi, bắt tàu/cano chừng 1 giờ đồng hồ là tới đảo.

Cách 3: Xuất phát từ cảng Đá Bạc, bạn sẽ đi tàu hoặc ca nô khoảng 1 tiếng để đến đảo. 

3. Review đảo Robinson Nha Trang có gì hấp dẫn 3.1. Thưởng thức tiệc rượu nổi trên biển có 1-0-2

Một trong những trải nghiệm thú vị nhất bạn chỉ có thể tìm thấy tại đảo Robinson Nha Trang đó chính là tiệc rượu nổi trên biển. Đây là hoạt động được tổ chức kết hợp với lễ trao giải cho người thắng cuộc trong cuộc thi đua thuyền kayak. Trong bữa tiệc sẽ có các vũ công nhảy trên thuyền theo vũ đạo sôi động và mời rượu khách tạo nên không gian sôi động có 1-0-2.

3.2. Chèo thuyền Kayak

Chèo thuyền Kayak có thể coi là trải nghiệm không thể thiếu khi đi biển, đặc biệt là khi bãi tắm của đảo Robinson Nha Trang được bao quanh bởi nhiều dãy núi và đảo nhỏ, tạo thành điều kiện lý tưởng cho du khách tự chèo thuyền khám phá.

Giá cho hoạt động trải nghiệm này là khoảng từ 100.000 – 120.000 VNĐ/thuyền trong 2 giờ chèo thuyền tự do, bao gồm thuyền, áo phao và mái chèo cho 2 người. Bạn có thể tự do chèo thuyền khám phá đảo hoặc tham gia cuộc thi chèo thuyền để có cơ hội nhận được những phần thưởng hấp dẫn.

3.3. Ngắm hoàng hôn

Với lợi thế là nơi có thể đón bình minh đầu tiên và ngắm hoàng hôn cuối cùng tại Nha Trang, đảo Robinson đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm cảm giác được chiêm ngưỡng ráng chiều đỏ rực nơi chân trời, lấp lánh dát vàng trên mặt biển. Lúc này, bãi biển Robinson như một bức tranh tuyệt đẹp mà bạn khó có thể nhìn thấy ở đâu khác, tạo nên nét rất riêng cho hòn đảo hoang sơ này.

3.4. Tắm biển 

Bãi tắm ở đảo Robinson Nha Trang khá rộng với độ dốc tương đối nên phù hợp với mọi đối tượng, kể cả phụ nữ hay trẻ em cũng có thể thoải mái tắm biển một cách an toàn. Không chỉ vậy, trên bãi biển còn có dãy ghế miễn phí để ngồi “chill”, nghỉ ngơi và có khu vực giữ đồ riêng với phí đặt cọc 50.000 VNĐ/tủ, phí này bạn có thể lấy lại sau khi lấy đồ.

3.5. Tổ chức team building trên bãi biển

Với lợi thế là bãi cát rộng trải dài, đảo Robinson Nha Trang có thể tiếp nhận nhiều đoàn khách cùng lúc, là nơi lý tưởng để các đoàn nhóm, công ty có thể tổ chức dã ngoại, team building thay đổi không khí.

3.6. Trải nghiệm ẩm thực độc đáo hấp dẫn

4. Lưu trú trên đảo Robinson Nha Trang 

Hiện tại, đảo Robinson Nha Trang còn khá mới và chưa có nhiều nhà nghỉ, khách sạn phục vụ du khách nghỉ lại qua đêm nên hầu hết người tham quan đảo đều đi tour trong ngày. Để có thể khám phá được đảo Robinson thuận tiện nhất, bạn có thể chọn lưu trú ở các khách sạn, homestay, nhà nghỉ có vị trí gần các bến cảng ra đảo hoặc trong thành phố Nha Trang.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và thuận tiện nhất cho chuyến khám phá đảo Robinson, bạn có thể nghỉ dưỡng tại hệ thống khách sạn/ resort Vinpearl Nha Trang nằm trên đảo Hòn Tre – cách đảo Robinson chỉ khoảng 16km và có thể đi bằng đường bộ do vị trí đảo Robinson cũng thuộc địa phận đảo Hòn Tre, rất tiện lợi cho khách tham quan.

Tùy theo sở thích và mục đích nghỉ dưỡng, du khách có thể lựa chọn nghỉ tại 06 khách sạn/ resort thuộc hệ thống Vinpearl Nha Trang Hòn Tre bao gồm:

Lựa chọn Vinpearl Nha Trang, bạn sẽ được trải nghiệm không gian nghỉ dưỡng cao cấp cùng hàng loạt những tiện ích, dịch vụ như bãi tắm riêng, bể bơi, spa thư giãn, gym, nhà hàng ngay trong khuôn viên,… Cùng với đó, du khách cũng có thể kết hợp vui chơi tại công viên giải trí VinWonders Nha Trang, thử đi cáp treo xuyên biển,… cùng rất nhiều hoạt động khác giúp cho chuyến đi trở nên thú vị hơn.

5. Bảng giá vé và dịch vụ trên đảo Robinson Nha Trang

Hoạt động

Giá vé

Vé tham quan

100.000 VNĐ/ người

(Giá vé đã bao gồm chèo thuyền kayak và tắm nước ngọt)

Lặn biển (bằng bình hơi)

500.000 VNĐ/ người/ lần

Câu cá

50.000 VNĐ/ cần câu (đã bao gồm mồi câu)

Chèo thuyền thúng

100.000 VNĐ/ người

Tàu đáy kính

100.000 VNĐ/ người

Ngoài ra, đảo Robinson còn tổ chức một số tour ghép kết hợp tham quan như:

Loại tour

Giá tour

Tour Robinson, Hang Yến, Hòn Mun bằng tàu gỗ

550.000 VNĐ/ người

Tour tham quan đảo Ghé Hòn Mun bằng cano

650.000 VNĐ/ người

Tour câu mực, lặn san hô, ngắm hoàng hôn trên đảo

900.000 VNĐ/ người

Đăng bởi: Phượng Tím Hoa

Từ khoá: Review du lịch đảo Robinson Nha Trang: ở đâu, chơi gì, ăn gì ngon

Cập nhật thông tin chi tiết về Review Đảo Điệp Sơn Nha Trang Chi Tiết Nhất trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!