Xu Hướng 9/2023 # Natri Clorua (Muối) Là Gì? Lợi Ích, Cách Dùng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ Của Natri Clorua # Top 18 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Natri Clorua (Muối) Là Gì? Lợi Ích, Cách Dùng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ Của Natri Clorua # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Natri Clorua (Muối) Là Gì? Lợi Ích, Cách Dùng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ Của Natri Clorua được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Natri clorua là gì?

Natri clorua hay muối có thể được khai thác ngầm từ mỏ muối hoặc kết tinh từ nước biển

Natri clorua (NaCl), là tên khoa học của muối. Muối là một hợp chất vô cơ, có nghĩa là cơ thể không tự sản xuất ra nó. Nó được tạo ra khi Na (natri) và Cl (clorua) kết hợp với nhau để tạo thành các khối kết tinh, màu trắng, có vị mặn.

Ta có thể khai thác từ mỏ muối bằng phương pháp ngầm (qua các lỗ khoan dùng nước hòa tan muối ngầm; bơm dung dịch lên để kết tinh ra muối ăn). Hoặc cô đặc nước biển bằng cách đun nóng hoặc phơi nắng và để kết tinh.

Natri clorua ngoài được sử dụng trong ngành thực phẩm, còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, dệt may… và đặc biệt đây là thành phần sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế.

Những vai trò của natri clorua với cơ thể Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng

Natri clorua hay cụ thể là natri ảnh hưởng đến hấp thụ và chuyển hóa một số chất

Natri và clorua đóng một vai trò quan trọng trong ruột non của bạn. Natri giúp cơ thể bạn hấp thụ: clorua, đường, nước, axit amin

Clorua, khi nó ở dạng axit clohidric (hydro và clorua) cũng là một thành phần của dịch vị. Nó giúp cơ thể tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và cũng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn không mong muốn trong dạ dày. Ngoài ra clo còn tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào.

Cân bằng chất lỏng, duy trì năng lượng

Sự cân bằng giữa các ion góp phần vào cách các tế bào của bạn duy trì năng lượng cho cơ thể

Natri là ion dương chủ yếu của dịch ngoại bào còn Clo là ion âm chủ yếu của dịch ngoại bào. Tuy nồng độ Clo không được kiểm soát nội môi, nhưng nồng độ Clo phản ánh thụ động nồng độ của các ion chính khác và thường thay đổi song song với nồng độ natri. Clo hỗ trợ cân bằng chất lỏng chủ yếu vì nó theo sau natri để duy trì tính trung hòa về điện tích. Các kênh Clo cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh sự bài tiết chất lỏng, chẳng hạn như dịch tụy vào ruột non.

Sự cân bằng giữa các ion góp phần vào cách các tế bào của bạn duy trì năng lượng cho cơ thể. Đó cũng là cách các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não, sự co cơ và các chức năng tim của bạn.

Kiểm soát lượng máu

Cơ thể liên tục theo dõi và điều hòa lượng máu và nồng độ natri cho phù hợp

Tổng lượng natri trong cơ thể ảnh hưởng đến lượng chất lỏng trong máu (thể tích máu) và xung quanh các tế bào. Thận, não, và tuyến thượng thận làm việc cùng nhau để điều chỉnh lượng natri trong cơ thể. Cơ thể liên tục theo dõi lượng máu và nồng độ natri. Khi một trong hai trở nên quá cao, các cảm biến trong tim, mạch máu và thận sẽ phát hiện sự gia tăng và kích thích thận tăng bài tiết natri, do đó đưa lượng máu trở lại bình thường.

Khi lượng máu hoặc nồng độ natri trở nên quá thấp, các cảm biến sẽ kích hoạt các cơ chế để tăng lượng máu. Các cơ chế này bao gồm:

– Thận kích thích tuyến thượng thận tiết ra hormone aldosterone. Aldosterone làm cho thận giữ natri và bài tiết kali. Khi natri bị giữ lại, lượng nước tiểu được tạo ra sẽ ít hơn, cuối cùng khiến lượng máu tăng lên.

– Tuyến yên tiết ra vasopressin (đôi khi được gọi là hormone chống bài niệu). Vasopressin làm cho thận giữ nước.

Ngoài ra Clo có một số chức năng khác trong cơ thể, quan trọng nhất là trong cân bằng axit-bazơ. PH máu được duy trì trong một khoảng hẹp và số chất mang điện tích dương bằng số chất mang điện tích âm. Protein, chẳng hạn như albumin, cũng như các ion bicarbonat và ion clorua, mang điện tích âm và hỗ trợ duy trì độ pH trong máu. Các tế bào của hệ thống miễn dịch yêu cầu clorua, và các tế bào hồng cầu sử dụng anion clorua để loại bỏ carbon dioxide khỏi cơ thể

Cách sử dụng natri clorua Sử dụng trong gia đình

Muối là gia vị tạo vị mặn cho các món ăn, và sử dụng trong ướp hay bảo quản thực phẩm

Việc sử dụng muối phổ biến nhất là trong thực phẩm. Công dụng của nó bao gồm:

– Gia vị nêm nếm thực phẩm

– Hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên trong việc muối rau, muối thịt hay cá…

– Tăng cường màu sắc tự nhiên của thực phẩm

Ngoài ra còn có nhiều mục đích sử dụng trong gia đình, chẳng hạn như:

– Làm sạch xoong nồi

– Ngăn ngừa nấm mốc

– Loại bỏ vết bẩn và dầu mỡ

Ứng dụng trong y tế

Natri clorua là hợp chất rất quan trọng trong lĩnh vực y tế

Trong y tế natri clorua được sử dụng là dung dịch natri clorua (hay sodium chloride, natri clorid), tức là natri clorua pha với nước.

– Theo đường tiêm truyền tĩnh mạch: để điều trị mất nước và mất cân bằng điện giải.

– Tưới mũi hoặc thuốc nhỏ mũi: để làm sạch mũi, giảm nghẹt mũi, giảm chảy nước mũi và giữ cho khoang mũi ẩm.

– Làm sạch vết thương: để rửa và sát khuẩn trong các vết thương ngoài da.

– Thuốc nhỏ mắt: để dùng khi đỏ mắt, chảy nước mắt và khô.

– Trong dung dịch khí dung: làm sạch khoang mũi, họng: cải thiện tiết dịch đường hô hấp, kích thích ho khạc đờm hoặc làm dung môi pha thuốc khác.

Liều dùng hợp lý của natri clorua

Nên sử dụng hợp lý lượng natri clorua trong ăn uống hằng ngày

WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng không quá 5gr muối/người/ngày.

Và lượng natri đưa vào cơ thể là một yếu tố quan trọng phải xét đến. Ta phải phân biệt được muối và natri là khác nhau. 40% lượng natri được đưa vào cơ thể là từ muối, nhưng natri cũng có nhiều trong các loại thực phẩm khác. Một thìa cà phê muối có khoảng 2.300 miligam (mg) natri, nên rất dễ dàng để vượt qua giá trị hàng ngày.

Ở người lớn: lượng natri hấp thụ đầy đủ là 1,5 gam mỗi ngày đối với hầu hết người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Lượng natri tối đa được khuyến nghị là 2,3 gam mỗi ngày đối với hầu hết người lớn.

Ở trẻ em: lượng natri hấp thụ đầy đủ là 0,11 gam mỗi ngày cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi; 0,37 gam mỗi ngày cho trẻ 7-12 tháng tuổi; 0,8 gam mỗi ngày cho trẻ 1-3 tuổi; 1 gam mỗi ngày ngày cho trẻ 4-8 tuổi; 1,2 gam mỗi ngày cho trẻ 9-13 tuổi và 1,5 gam mỗi ngày cho trẻ từ 14 tuổi trở lên.

Lượng Clorua thích hợp:

Nhóm tuổi mg / ngày

Trẻ sơ sinh (0 – 6 tháng) 180

Trẻ sơ sinh (6 – 12 tháng) 570

Trẻ em (1 – 3 tuổi) 1.500

Trẻ em (4 – 8 tuổi) 1.900

Trẻ em (9 – 13 tuổi) 2.300

Thanh thiếu niên (14 – 18 tuổi) 2.300

Người lớn (19 – 50 tuổi) 2.300

Người lớn (51 – 70 tuổi) 2.000

1.800

Khám Phá Thêm:

 

Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Ngoài ra tùy thuộc vào bệnh lý, bạn sẽ có chế độ tiêu thụ natri khác nhau:

Bác sĩ có thể đề nghị bạn áp dụng chế độ ăn ít natri nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim. Theo các cuộc tranh luận về Natri và vai trò của nó trong bệnh tim mạch:Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nếu bạn bị bệnh tim, bạn nên tiêu thụ natri dưới 1.500 mg.

Nhưng nếu thiếu natri, bạn dễ bị hạ natri máu: gây nên các biểu hiện lâm sàng là triệu chứng thần kinh trung ương (do chuyển dịch thẩm thấu của nước tới tế bào não gây ra phù), đặc biệt trong hạ natri máu cấp tính, bao gồm nhức đầu, nhầm lẫn và sững sờ; co giật và hôn mê cũng có thể xảy ra.

Tác dụng phụ khi sử dụng natri clorua

Natri Clorua khá an toàn nhưng một số người dị ứng với chất này có thể gây kích ứng da

Tác dụng phụ của dung dịch nước muối (dung dịch natri clorua):

Đối với hầu hết các trường hợp khi sử dụng trong y tế, dung dịch natri clorua không phải là một mối nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng với lượng quá nhiều, hoặc cơ thể dị ứng với việc tiếp xúc natri clorua thì nó có thể gây kích ứng: mắt, da, đường thở, dạ dày. Ngoài ra có thể gây kích ứng tại chỗ tiêm truyền dung dịch nước muối.

Tùy thuộc vào khu vực, bạn có thể điều trị kích ứng bằng cách rửa sạch bằng nước thường hoặc hít thở không khí trong lành. Tìm trợ giúp từ y tế nếu tình trạng kích ứng không dừng lại.

Tác dụng phụ của muối ăn (natri clorua) trong ăn uống:

Nếu dư thừa muối, có thể dẫn đến thừa natri và gây ra:

– Huyết áp cao.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh thận.

– Tăng khả năng giữ nước , có thể dẫn đến sưng phù trong cơ thể.

– Mất nước.

Hy vọng rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về natri clorua và cách sử dụng cũng như liều lượng hợp lý để dùng sao cho lượng natri, clorua được cân bằng tốt nhất cho cơ thể.

Nguồn:healthline, webmd, humannutrition

Nước Ép Trái Nhàu: Thành Phần Dinh Dưỡng, Lợi Ích, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ

Nước ép trái nhàu là nước ép từ quả của cây Morinda citrifolia hay còn gọi là cây nhàu. Cây nhàu mọc cao khoảng 3-10 mét khắp các vùng nhiệt đới. Bộ phận dùng để làm nước ép là quả có vị đắng, hình dạng sần sùi. Trái nhàu được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như xây nhuyễn để làm bột hoặc ép để làm nước trái cây và sử dụng nó một mình hoặc kết hợp với các thành phần khác.

Từ xa xưa trái nhàu đã được sử dụng trong các bài thuốc gia truyền, để điều trị các vấn đề sức khỏe như táo bón, nhiễm trùng, đau và viêm khớp. Ngày nay, trái nhàu chủ yếu được tiêu thụ như một hỗn hợp nước trái cây. Nước ép trái nhàu chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh và có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Tham khảo thành phần dinh dưỡng của trái nhàu thông qua sản phẩm Tahitian Noni Juice

Do nước ép trái nhàu thường được trộn với các loại nước trái cây khác hoặc thêm chất làm ngọt để che đi vị đắng và mùi hôi của nó. Nên thành phần dinh dưỡng của mỗi ly nước ép trái nhàu sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo thành phần dinh dưỡng trong một ly nước ép trái nhàu 100ml với 89% nước trái nhàu, 11% nước ép nho và quả việt quất thông qua sản phẩm Tahitian Noni Juice – được sản xuất bởi Morinda, Inc. – là thương hiệu phổ biến nhất trên thị trường và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu, như sau:

Các chất dinh dưỡng trong 3,5 ounce (100 ml) có trong nước ép trái nhàu Tahitian là:

– Lượng calo: 47 calo

– Carbs: 11 gram

– Chất đạm: dưới 1 gam

– Chất béo: dưới 1 gam

– Đường: 8 gam

– Vitamin C: 33% lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI)

– Biotin: 17% RDI

– Folate: 6% RDI

– Magiê: 4% RDI

– Kali: 3% RDI

– Canxi: 3% RDI

– Vitamin E: 3% RDI

Giống như hầu hết nước trái cây, nước ép trái nhàu chứa chủ yếu là carbohydrates. Nó rất giàu vitamin C, cần thiết cho làn da và sức khỏe miễn dịch. Ngoài ra, đây là một nguồn cung cấp biotin và folate tuyệt vời- hai loại vitamin B đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể bạn, bao gồm cả việc giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Nước ép trái nhàu chứa nhiều chất chống oxy hóa

Nước ép trái nhàu được biết đến với hàm lượngchất chống oxy hóa cao

Nước ép trái nhàu được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử gọi là gốc tự do. Cơ thể của bạn yêu cầu một sự cân bằng của chất chống oxy hóa và các gốc tự do để duy trì sức khỏe tối ưu

Các chất chống oxy hóa chính trong nước ép trái nhàu bao gồm beta carotene, iridoids và vitamin C, vitamin E. Trong đó, iridoids được chứng minh hoạt tính chống oxy hóa mạnh trong các nghiên cứu trong ống nghiệm – tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm về tác dụng của chúng ở người. Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa – chẳng hạn như chất có trong nước ép trái nhàu – có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường

Làm giảm tổn thương tế bào do khói thuốc lá gây ra

Nước ép trái nhàu có thể làm giảm tổn thương tế bào và ung thư do thuốc lá gây ra

Trong một nghiên cứu, những người nghiện thuốc lá nặng được uống 4 ounce (118 ml) nước ép trái nhàu mỗi ngày. Sau 1 tháng, họ đã giảm được 30%hai gốc tự do phổ biến so với mức cơ bản của họ [2]

Khói thuốc lá cũng được biết đến là nguyên nhân gây ung thư. Một số hóa chất từ ​​khói thuốc có thể liên kết với các tế bào trong cơ thể bạn và dẫn đến sự phát triển của khối u.

Nước ép trái nhàu có thể làm giảm mức độ của các hóa chất gây ung thư này. Hai thử nghiệm lâm sàng cho thấy uống 4 ounce (118 ml) nước ép trái nhàu mỗi ngày trong 1 tháng làm giảm khoảng 45% mức độ hóa chất gây ung thư ở những người nghiện hút thuốc lá [3] [4]

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch ở người hút thuốc

Nước ép trái nhàu làm giảm cholesterol xấu ở những người nghiện thuốc lá nặng

Nước ép trái nhàu có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol và giảm viêm. Cholesterol có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bạn, nhưng nếu dư thừa một số loại có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim – cũng như viêm mãn tính

Một nghiên cứu với 132 người nghiện thuốc lá nặng cho thấy, uống 6,4 ounce (188 ml) nước ép trái nhàu mỗi ngày trong 1 tháng làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, mức cholesterol LDL (có hại) và protein phản ứng C marker trong máu [5]

Một nghiên cứu riêng biệt kéo dài 30 ngày đã cho những người không hút thuốc uống 2 ounce (59 ml) nước ép trái nhàu hai lần mỗi ngày. Tuy nhiên, những người tham gia không có những thay đổi đáng kể về mức cholesterol [6].

Những kết quả này cho thấy tác dụng giảm cholesterol của nước ép trái nhàu chỉ có thể áp dụng cho những người nghiện thuốc lá nặng. Điều đó nói rằng, cần có thêm nhiều nghiên cứu về nước ép trái nhàu và cholesterol ở tất cả đối tượng khác.

Cải thiện sức bền khi tập thể dục

Nước ép trái nhàu giúp cải thiện sức bền và sự hấp thụ oxy trong quá trình hoạt động thể chất

Nước ép trái nhàu được nhiều nghiên cứu chứng minh có thể cải thiện sức bền và sự hấp thụ oxy trong quá trình hoạt động thể chất.

Tham Khảo Thêm:

 

Điều trị hiệu quả bệnh viêm đường hô hấp dưới

Một nghiên cứu kéo dài 3 tuần với những người chạy đường dài, họ được cho uống 3,4 ounce (100 ml) nước ép trái nhàu hai lần mỗi ngày. Nhóm uống nước ép trái nhàu tăng 21% độ bền, điều này cho thấy sức bền được cải thiện [7].

Một thử nghiệm này đã chia đều 46 vận động viên đại học thành một nhóm uống nước ép trái nhàu và một nhóm nước ép quả việt quất đen. Trong 30 ngày, những vận động viên này được chia ra uống 100 mL nước ép trái nhàu hoặc nước ép quả việt quất đen hai lần mỗi ngày. Nhóm uống nước ép trái nhàu đã giảm đáng kể nồng độ creatine kinase (CK) huyết thanh trung bình, trong khi không có sự suy giảm nào như vậy ở nhóm nước ép việt quất đen.

Một thí nghiệm trên những người đi xe đạp nam bán chuyên nghiệp để đánh giá tác động của nước ép trái nhàu về hấp thụ oxy. Họ uống 120 ml nước ép trái nhàu mỗi ngày trong 14 ngày và với khối lượng công việc tăng 30 watt/phút. Sau 2 tuần, mức hấp thụ oxy tối đa trung bình tăng, VO2 tăng sau khi dùng nước ép trái nhàu [9].

Cải thiện sức khỏe miễn dịch

Nước ép trái nhàu chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Nước ép trái nhàu có thể hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, với 3,5 ounce (100 ml) nước ép trái nhàu chứa khoảng 33% RDI vitamin C.

Advertisement

hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách bảo vệ các tế bào của bạn khỏi tác hại của các gốc tự do và các chất độc từ môi trường

Vitamin Ccủa bạn bằng cách bảo vệ các tế bào của bạn khỏi tác hại của các gốc tự do và các chất độc từ môi trường

Ngoài ra, nhiều chất chống oxy hóa khác có trong nước ép trái nhàu, chẳng hạn như beta carotene cũng có thể cải thiện sức khỏe miễn dịch.

Giảm đau ở những người bị viêm khớp

Nước ép trái nhàu có thể giúp giảm đau tự nhiên bằng cách giảm viêm và chống lại các gốc tự do

Trong một nghiên cứu kéo dài 1 tháng, những người bị thoái hóa khớp cột sống uống 0,5 ounce (15 ml) nước ép trái nhàu hai lần mỗi ngày. Kết quả cho thấy số cơn đau thấp hơn đáng kể – giảm hoàn toàn cơn đau cổ ở 60% người tham gia [10].

Trong một nghiên cứu tương tự, những người bị viêm xương khớp uống 3 ounce (89 ml) nước ép trái nhàu mỗi ngày. Sau 90 ngày, họ đã giảm đáng kể tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau do viêm khớp, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống [11].

Liều được nghiên cứu là an toàn khi dùng nước ép là 750ml

Hiện chưa có liều chính xác của nước ép trái nhàu, các nhà nghiên cứu dựa vào thí nghiệm để đưa một liều dùng an toàn. Một nghiên cứu nhỏ ở người lớn khỏe mạnh chỉ ra rằng uống 750 ml nước ép trái nhàu mỗi ngày là an toàn [12]

Tham Khảo Thêm:

 

Bệnh kiết lỵ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cần nhiều nghiên cứu và sự công nhận của các tổ chức để người dùng có thể an tâm sử dụng.

Những người có vấn đề về gan và thận nên cẩn trọng khi dùng nước ép trái nhàu

Mặc dù nước ép trái nhàu có thể là một chất bổ sung hữu ích đối với một số người, nhưng có một số tác dụng phụ và an toàn cần cân nhắc trước khi sử dụng nước ép trái nhàu:

– Trong khi bản thân trái nhàu có ít đường, nhưng các nhà sản xuất thường trộn nước ép với các loại nước hoa quả khác hoặc thêm đường để làm cho nó ngon và ngọt hơn. Bạn nên kiểm tra nhãn của mỗi sản phẩm trái nhàu để xác định hàm lượng đường của nó.

– Hiện chưa có đủ bằng chứng về tác dụng của việc uống nước ép trái nhàu khi mang thai hoặc cho con bú. Những người đang mang thai hoặc cho con bú nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống nước ép trái nhàu.

– Nước ép trái nhàu chứa hàm lượng kali cao nên những người bị bệnh thận mãn tính hoặc suy thận nên tránh dùng nước ép trái nhàu [15].

Nguồn: Healthline, Pubmed

Nguồn tham khảo

Free radicals, antioxidants and functional foods: Impact on human health

Antioxidant activity of noni juice in heavy smokers

Noni juice reduces lipid peroxidation-derived DNA adducts in heavy smokers

Morinda citrifolia (noni) reduces cancer risk in current smokers by decreasing aromatic DNA adducts

Noni juice improves serum lipid profiles and other risk markers in cigarette smokers

The Effects of Noni (Morinda citrifolia L.) Fruit Juice on Cholesterol Levels: A Mechanistic Investigation and An Open Label Pilot Study

Morinda citrifolia L. (noni) improves athlete endurance: Its mechanisms of action 

Anugweje K.C., Okonko I.O. Effect of noni supplementation on the serum creatine kinase (CK) levels of athletes. World J. Sport Sci. 2012;7:41–47.

Noni Fruit Juice May Increase Oxygen Uptake in Athletes during Exercise

Comparative study of the effect of Morinda citrifolia (Noni) with selected physiotherapy modalities in the management of patients with cervical spondylosis

Morinda citrifolia L. (noni) Improves the Quality of Life (QoL) in Adults with Osteoarthritis

A double-blind clinical safety study of noni fruit juice

Hepatotoxicity of NONI juice: report of two cases

Opinion of the Scientific Panel on Dietetic products, nutrition and allergies [NDA]  related to the safety of noni juice (juice of the fruits of Morinda citrifolia)

Noni juice (Morinda citrifolia): hidden potential for hyperkalemia?

Công Dụng, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ Của Thuốc Cefixim

Cefixim là loại thuốc kháng sinh được các bác sĩ dùng nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Thuốc Cefixim đến nhiều tác dụng hữu ích đối với người bệnh. Thế nhưng, sử dụng thuốc quá liều cũng khiến vi khuẩn sinh ra kháng nguyên và giảm hiệu quả của thuốc. Như vậy, thuốc Cefixim nên được sử dụng như thế nào? Tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về thuốc thông qua những nội dung sau.

Cefixim – Khắc tinh của bệnh viêm nhiễm

Thuốc Cefixim là loại thuốc kháng sinh Cephalosporin thuộc thế hệ thứ ba và được dùng theo dạng uống trực tiếp. Thuốc được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn gây nên.

Thông thường, bệnh nhân sẽ mắc bệnh ở một vài vị trí tiêu biểu sau:

Tai: Viêm tai giữa.

Mũi, xoang: Viêm xoang.

Họng: Viêm amydal.

Phổi: Viêm phổi, viêm phế quản mạn tính,…

Hệ tiết niệu – đường sinh dục: Viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, lậu không biến chứng,…

Cefixim có thể được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nhai, viên nang, gói bột pha với hỗn hợp dịch, lọ pha hỗn hợp dịch dùng để uống.

Mỗi viên thuốc Cefixim có thể được điều chế với hàm lượng khác nhau. Người bệnh sẽ được bác sĩ dựa theo tình hình phát triển của bệnh để kê các đơn thuốc Cefixim khác nhau như Cefixim 200mg, Cefixim 50mg, Cefixim 100mg, Cefixim 400mg,…

Người bệnh sẽ trực tiếp uống thuốc Cefixim theo kê đơn của bác sĩ điều trị chuyên khoa. Mỗi người bệnh sẽ có liều lượng dùng khác nhau dựa theo độ tuổi thực tế, cụ thể như sau:

Cách sử dụng thuốc Cefixim hiệu quả

Người lớn: Sử dụng Cefixim 200mg dạng viên. Mỗi ngày uống từ 1 đến 2 viên và có thể chia thành uống trong 1 lần hoặc 2 lần trong ngày.

Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc trên 45kg: Cách dùng sẽ giống với liều lượng của người lớn (nên chia thành 2 lần uống sẽ thuận tiện hơn cho trẻ nhỏ).

Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi hoặc từ 45kg trở xuống: Uống 8 mg/kg/ngày. Có thể chia thành 1 đến 2 lần uống và sử dụng dạng hỗn hợp dịch cho các bé uống.

Đôi khi, thuốc Cefixim sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi dùng thuốc Cefixim bạn cần phải được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ và theo dõi tình trạng của người bệnh sau khi uống.

Các dấu hiệu xác định Cefixim xảy ra phản ứng phụ sau khi uống:

Dị ứng thuốc hoặc phản vệ với thuốc: Ngứa, khò khè, sưng phù, đau ngực, khó nuốt, sưng mặt – mũi – họng – môi – lưỡi, nổi mẩn, khó thở, khàn giọng.

Hội chứng Steven Johnson: Người bệnh có thể xuất hiện một trong các dấu hiệu như phồng rộp, sốt, chảy máu một vài vị trí trên cơ thể (môi, miệng, bộ phận sinh dục, mắt, mũi) và có nhiều triệu chứng giống bệnh cảm cúm thông thường.

Tiêu chảy: Thường gặp ở đại đa số các bệnh nhân bị tác động của tác dụng phụ thuốc Cefixim. Vì vậy, bác sĩ sẽ kê theo thuốc men tiêu hóa vào đơn thuốc của người bệnh.

Viêm đại tràng giả mạc: Một dạng tiêu chảy hiếm gặp thường được gây ra bởi Clostridium Difficile, tình trạng có thể xuất hiện sau vài tháng sử dụng thuốc. Liên hệ nhanh với bác sĩ nếu người bệnh gặp các tình trạng như đau bụng, phân lỏng (toàn nước hoặc có máu), chuột rút.

Tác dụng phụ hiếm gặp: Buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu và đau bụng.

Ngoài những tác dụng phụ trên, người bệnh còn có thể gặp một vài tác dụng phụ khác nguy hiểm hơn như phù mạch, sốt do thuốc, suy thận cấp, nấm Candida, tăng bạch cầu ưa acid, viêm gan, hồng ban đa dạng, vàng da, co giật, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,…

Tìm kiếm địa chỉ mua thuốc uy tín và đáng tin cậy, không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc, tránh gặp hàng giả.

Sử dụng theo lời khuyên và tư vấn từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa được bác sĩ kê đơn.

Người bệnh có thể lựa chọn mua thuốc tại những phòng khám hoặc nhà thuốc lớn trên khu vực sinh sống thông qua đơn thuốc từ bác sĩ. Hoặc, bạn có thể mua thuốc nhanh hơn qua ứng dụng bác sĩ gia đình 7-Dayslim.

Bác sĩ gia đình 7-Dayslim luôn luôn bên bạn

Qua ứng dụng, bạn có thể được bác sĩ trực tiếp khám bệnh online và kê đơn sau khi thăm khám. Hệ thống 7-Dayslim sẽ giúp bạn chọn lọc những hiệu thuốc chất lượng gần nơi sinh sống để mua thuốc an toàn hơn.

Không chỉ như vậy, nếu bạn bận rộn và không có thời gian đi mua thuốc, 7-Dayslim có thể giúp bạn mua thuốc theo đơn của bác sĩ và giao trực tiếp tại nhà. Một điều quan trọng khác chính là bệnh nhân sẽ luôn được bác sĩ theo dõi trực tiếp tình trạng trong quá trình sử dụng thuốc Cefixim.

Từ đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng nhiều về những tác dụng phụ của thuốc. Bởi vì, bác sĩ sẽ luôn bên cạnh và chăm sóc cho sức khỏe của bạn.

Thuốc Cefixim là một loại kháng sinh liều mạng và có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh. Để đảm bảo an toàn tốt nhất khi sử dụng Cefixim, bạn nên mua và uống thuốc theo sự chỉ dẫn cũng như đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa.

Công Dụng Của Ipad Là Gì? Lợi Ích Của Ipad Mang Lại Cho Người Dùng

Định nghĩa

iPad là dòng máy tính bảng của Apple, có thể xem là thiết bị sở hữu nhiều ưu điểm giữa smartphone và laptop. iPad chạy hệ điều hành iOS – phần mềm được phát triển độc quyền của hãng Apple.

Hơn nữa, iPad có thể được gắn thêm thiết bị ngoại vi như bàn phím Magic của Apple để trở thành chiếc laptop nhỏ gọn, thuận tiện cho người sử dụng.

iPad có 2 loại là iPad Wifi và iPad 4G, đồng thời được phân chia thành nhiều dòng mà Apple muốn hướng đến nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng như iPad Pro, iPad Air, iPad Mini,…

iPad có thể kết nối với bàn phím Magic để tạo thành chiếc laptop

Mục đích sử dụng

Kiểu dáng và chức năng của iPad có thể được xem là phiên bản kết hợp hoàn hảo giữa laptop và smartphone, nên iPad có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng như:

Thuận tiện trong việc di chuyển, bảo quản trong giỏ xách hoặc balo tiện lợi.

Đảm bảo được màn hình to tối thiểu để nhìn rõ nội dung hiển thị.

Có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng để làm việc, học tập và giải trí.

Cài đặt nhiều phần mềm hoặc kết nối với thiết bị ngoại vi khác để mang lại sự trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Máy tính bảng iPad Pro M1 12.9 inch WiFi Cellular 128GB (2023) đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng

Dùng iPad để học tập

iPad là thiết bị điện tử sẽ hỗ trợ tốt cho việc học tập của học sinh và sinh viên khi muốn tương tác với thầy cô, bạn bè một cách dễ dàng bởi:

Kiểu thiết kế nhỏ gọn, có thể bảo quản trong cặp xách và thuận tiện cho việc di chuyển.

Hỗ trợ tra cứu dữ liệu nhanh chóng với màn hình lớn để giúp hiển thị nhiều nội dung hơn.

Có thể cài đặt các phần mềm hỗ trợ cho việc học tập như Evernote (giúp tạo và lưu ghi chú nhanh chóng), Paper (tạo bản thuyết trình, phác thảo sơ đồ tư duy sinh động), Goodreader (hỗ trợ đọc và xem bất kỳ loại tệp tin dữ liệu nào),…

iPad Air 4 hỗ trợ cho việc học được dễ dàng

Dùng iPad để làm việc

iPad còn là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho công việc, nó có thể thay thế hoặc phối hợp với việc sử dụng laptop của người dùng để:

Thao tác các phần mềm Office trên máy dễ dàng.

Có thể đọc được nhiều loại tệp tin, nhất là ở dạng PDF.

Truy cập mạng nhanh chóng để tìm kiếm tài liệu dễ dàng, nhờ đó hỗ trợ công việc được tốt hơn.

Thuận tiện cho việc sử dụng ở mọi lúc mọi nơi với màn hình to hiển thị nội dung rõ ràng.

Cài đặt nhiều phần mềm hỗ trợ cho công việc như iWork Pages (soạn thảo văn bản), iWork Numbers (hỗ trợ nhập nhiều loại định dạng dữ liệu), GoodReader 4 (quản lý và mở tệp tin),…

iPad 9 có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu làm việc của người dùng

Dùng iPad để giải trí

Ngoài phục vụ cho mục đích học tập và làm việc, iPad còn trở thành thiết bị mang lại nhiều loại nội dung giải trí cho người sử dụng nhờ:

Màn hình rộng và sắc nét, hỗ trợ cho việc xem phim, đọc báo và chơi game thú vị hơn.

Kết nối mạng bất kì khi nào (nhất là loại iPad 4G) để phục vụ cho việc giải trí mọi lúc mọi nơi.

Có thể cài đặt nhiều loại game mới hiện nay.

Thời lượng pin ổn định, đáp ứng cho việc chơi nhiều nhu cầu giải trí khác nhau.

Hỗ trợ kết nối với thiết bị ngoại vi khác để tăng cường âm thanh lớn hơn hoặc trình chiếu lên màn hình lớn như tivi, nhờ đó mang lại cảm giác chơi game tuyệt vời hơn.

iPad có thể đáp ứng việc chơi game nhiều thể loại khác nhau

iPad là thiết bị được nhiều người lựa chọn hiện nay, không thua gì so với iPhone và MacBook. Nhìn chung, thiết bị này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

Kiểu dáng nhỏ gọn, vừa đáp ứng cho nhu cầu bảo quản để thuận tiện khi di chuyển, vừa sở hữu màn hình lớn giúp quan sát nội dung hiển thị tốt hơn.

Trang bị nhiều chức năng đáp ứng cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.

Có thể kết nối với bàn phím Magic (Magic Keyboard) để biến thành chiếc laptop thuận tiện cho việc sử dụng.

Hỗ trợ cài đặt nhiều phần mềm phù hợp cho mục đích sử dụng.

Có thể kết nối iPad với nhiều thiết bị ngoại vi khác để thuận tiện cho việc sử dụng

Advertisement

Khi sử dụng iPad, tùy theo mục đích sử dụng thiết bị mà bạn có thể cài đặt những phần mềm, ứng dụng thích hợp như:

Adobe Photoshop Express: Hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh cũng như thêm hiệu ứng bắt mắt.

ArtRage: Giúp thoải mái sáng tạo với nhiều bức vẽ nghệ thuật.

Amazon Kindle: Đọc sách điện tử, mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức đa dạng và phong phú.

Netflix: Ứng dụng xem phim với nhiều bộ phim hay và đạt chất lượng cao.

TeamViewer: Hỗ trợ truy cập và điều khiển iPad từ xa.

We Do Pulse: Hỗ trợ theo dõi sức khỏe, kết nối để đặt lịch khám hoặc nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.

LongPay: Giúp bạn thu âm, sáng tác nhạc phục vụ cho việc giải trí.

myHomework Student Planner: Giúp người dùng quản lý được thời, cài đặt thông báo nhắc nhở phục vụ tốt cho việc học tập và làm việc.

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể cài phần mềm thích hợp trên iPad

Acid Folic (Vitamin B9) Là Gì?Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ, Thực Phẩm Chứa Nhiều Acid Folic

Axit folic là một trong những vitamin nhóm B, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu và sự phát triển của ống thần kinh. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là mẹ bầu và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Thiếu axit folic ở phụ nữ có thai có thể khiến thai nhi bị dị tật ống thần kinh

Vitamin B9, còn được gọi là folate hoặc axit folic, là một loại vitamin thuộc nhóm B, tan trong nước. Folate, trước đây được gọi là folacin, là thuật ngữ chung cho cả folate thực phẩm tự nhiên và axit folic.

Tuy nhiên, Folate là thuật ngữ thường dùng để chỉ chất này có trong các thực phẩm tự nhiên, còn axit folic là từ thường dùng để chỉ chất này ở dạng tổng hợp, được sử dụng trong thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường.

Cơ thể không dự trữ vitamin B9, do đó bạn có thể bị thiếu hụt vitamin B9. Đau nhức cơ thể, gặp vấn đề về tiêu hóa… là các hệ lụy khi thiếu acid folic. Vì vậy, điều quan trọng là phải liên tục nhận đủ acid folic từ chế độ ăn uống hàng ngày hoặc từ các viên uống bổ sung.

Bổ sung acid folic giúp tăng cường sức khỏe trí não

Tăng cường sức khỏe trí não

Hay một nghiên cứu năm 2023 ở 180 người lớn bị suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) đã chứng minh rằng việc bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong 2 năm đã cải thiện đáng kể các chỉ số chức năng não ở người lớn tuổi [2].

Một báo cáo được tổng hợp từ nghiên cứu khác ở 121 người bị bệnh Alzheimer cho thấy, những người dùng 1,250 mcg axit folic mỗi ngày trong 6 tháng đã cải thiện nhận thức và giảm các dấu hiệu viêm, so với những người chỉ dùng donepezil [3].

Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ axit folic trong chế độ ăn hàng ngày. Axit folic là một trong những vitamin quan trọng giúp cơ thể tạo ra các tế bào mới, bao gồm cả các tế bào hồng cầu mới. Mặt khác, cơ thể lại cần các tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Nếu bạn không có đủ tế bào hồng cầu, bạn sẽ bị thiếu máu, khiến bạn cảm thấy yếu và mệt mỏi. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải bổ sung đủ axit folic mỗi ngày.

Phòng ngừa dị tật bẩm sinh và biến chứng thai kỳ

Một trong những tác dụng phổ biến nhất của việc bổ sung axit folic và folate là ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, đặc biệt là dị tật ống thần kinh, bao gồm tật nứt đốt sống và chứng thiếu não – khi trẻ sinh ra không có bộ phận não hoặc hộp sọ.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, tất cả phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai nên bổ sung 400–800 mcg axit folic mỗi ngày bắt đầu từ ít nhất 1 tháng trước khi mang thai và tiếp tục bổ sung trong 2-3 tháng đầu của thai kỳ [4].

Hỗ trợ điều trị các rối loạn sức khỏe tâm thần

Những người bị trầm cảm đã được chứng minh là có lượng folate trong máu thấp hơn những người không bị trầm cảm [5]. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung acid folic và folate có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm khi được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm [6].

Ngoài ra, một đánh giá của 7 nghiên cứu cho thấy rằng, những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt khi điều trị kết hợp các chất bổ sung folate cùng với thuốc đặc trị đã mang lại kết quả rất tốt [7].

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu acid folic, bao gồm chế độ dinh dưỡng không đủ chất, phẫu thuật làm ảnh hưởng đến chức năng ruột, nghiện rượu hay nhu cầu tăng lên khi mang thai mà việc ăn uống bình thường không đáp ứng đủ.

Giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic có thể làm giảm mức homocysteine ​​và nguy cơ mắc bệnh tim

Folate đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa homocysteine – đây là loại acid amin có thể gây các vấn đề về tim mạch khi chúng ở nồng độ cao trong máu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic có thể làm giảm mức homocysteine ​​và nguy cơ mắc bệnh tim, bổ sung axit folic giúp giảm 4% nguy cơ mắc bệnh tim và giảm 10% nguy cơ đột quỵ [8].

Ngoài ra, acid folic cũng được chứng minh giúp cải thiện lưu lượng máu, cải thiện chức năng tim mạch [9].

Nói chung, vitamin B9 an toàn cho hầu hết mọi người khi uống

Cần bổ sung acid folic với liều bao nhiêu mg/ngày ?

Hàm lượng acid folic được chỉ định ở mỗi người là khác nhau. Tùy vào mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Hoa Kỳ (CDC), hàm lượng acid folic được khuyên bổ sung mỗi ngày là ít nhất 400 mcg. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú do nhu cầu tăng cao nên cần được cung cấp từ 500 – 600 mcg/ngày.

Nếu bạn đang bổ sung axit folic, hãy uống nó cùng một thời điểm mỗi ngày. Có thể uống sau bữa ăn 30 phút hoặc uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 2 tiếng, cùng với một cốc nước lọc. Nếu bạn quên dùng liều của mình, hãy uống ngay khi bạn nhớ ra.

Sử dụng quá liều axit folic có thể gây mất ngủ

Sử dụng acid folic có an toàn không?

Nói chung, vitamin B9 an toàn cho hầu hết mọi người khi uống. Thực tế cho thấy, không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng acid folic với liều lượng dưới 1 mg mỗi ngày. Tuy nhiên, sử dụng quá liều axit folic có thể gây buồn nôn, đầy hơi và mất ngủ.

Sử dụng acid folic có xảy ra tác dụng phụ gì không?

Axit folic không chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ và nhận thức thần kinh

Một nghiên cứu gần đây trên 200 bà mẹ cho thấy rằng những bà mẹ có nồng độ folate trong máu cao ở tuần thứ 14 của thai kỳ có nhiều khả năng sinh con mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) Lượng axit folic không chuyển hóa được tìm thấy ở những người mẹ có con bị ASD lớn hơn so với những mẹ có con không bị ASD [10].

Advertisement

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mức độ cao của axit folic không được chuyển hóa trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển nhận thức thần kinh ở trẻ em.

Một nghiên cứu khác trên 1.682 cặp mẹ – con cho thấy những đứa trẻ có mẹ bổ sung hơn 1.000 mcg axit folic mỗi ngày trong thời kỳ mang thai đạt điểm thấp hơn trong bài kiểm tra đánh giá khả năng trí tuệ của trẻ, so với những trẻ có mẹ bổ sung 400–999 mcg mỗi ngày [11].

Bổ sung nhiều axit folic gây khó phát hiện ra bệnh thiếu hụt vitamin B12

Axit folic có khả năng giúp sản sinh số lượng lớn hồng cầu. Tuy nhiên, bổ sung axit folic không khắc phục được các tổn thương thần kinh xảy ra khi thiếu vitamin B12. Vì lý do này, sự thiếu hụt B12 có thể không được chú ý cho đến khi các triệu chứng tổn thương thần kinh xuất hiện.

Một số tác dụng phụ khi dùng liều cao

– Nguy cơ ung thư: Một đánh giá của 10 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở những người bổ sung axit folic đã tăng lên đáng kể [12].

– Suy giảm chức năng miễn dịch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung axit folic liều cao có thể dẫn tới suy giảm chức năng miễn dịch [13].

Bông cải xanh, cà chua và các loại hạt là những thực phẩm giàu acid folic

Thực phẩm giàu acid folic nằm trong hầu hết các nhóm thực phẩm chính mà chúng tay hay sử dụng hằng ngày. Một số loại thực phẩm chứa nhiều acid folic được kể đến như:

– Các loại rau xanh nhiều lá như: bắp cải, bông cải xanh…

– Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng…

– Trái cây: chanh, chuối và dưa….

– Các loại mì ống, ngũ cốc, bánh mì…

Nguồn tham khảo

Normal-But-Low Serum Folate Levels and the Risks for Cognitive Impairment

Effects of folic acid supplementation on cognitive function and Aβ-related biomarkers in mild cognitive impairment: a randomized controlled trial

Folic Acid Supplementation Mitigates Alzheimer’s Disease by Reducing Inflammation: A Randomized Controlled Trial

Folate

The association of folate and depression: A meta-analysis

Caveat emptor: Folate in unipolar depressive illness, a systematic review and meta-analysis

Folic acid/methylfolate for the treatment of psychopathology in schizophrenia: a systematic review and meta-analysis

Folic Acid Supplementation and the Risk of Cardiovascular Diseases: A Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials

Efficacy of folic acid supplementation on endothelial function and plasma homocysteine concentration in coronary artery disease: A meta-analysis of randomized controlled trials

Maternal blood folate status during early pregnancy and occurrence of autism spectrum disorder in offspring: a study of 62 serum biomarkers

Effect of maternal high dosages of folic acid supplements on neurocognitive development in children at 4-5 y of age: the prospective birth cohort Infancia y Medio Ambiente (INMA) study

Cancer risk with folic acid supplements: a systematic review and meta-analysis

Unmetabolized folic acid in plasma is associated with reduced natural killer cell cytotoxicity among postmenopausal women

Chlorhexidine Là Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Đúng Cách

Chlorhexidine còn có tên gọi là chlorhexidine gluconate và chlorhexidine digluconate. Đây là một chất có tác dụng khử trùng. Trong lĩnh vực y tế, chất này được bác sĩ sử dụng để khử trùng các dụng cụ phẫu thuật và khử trùng da trước khi phẫu thuật. Chlorhexidine được bào chế dưới các dạng như: Gel, kem, dung dịch súc miệng, siro.

Chlorhexidine có khả năng chống lại vi khuẩn có hại. Chlorhexidine điều chế ở dạng bôi dành cho da được sử dụng để làm sạch da, tránh nguy cơ nhiễm trùng gây ra bởi các vết thương trên da, do phẫu thuật hoặc tiêm. Ngoài ra, chlorhexidine gluconate còn được dùng như một loại nước súc miệng giúp điều trị bệnh viêm nướu.

Liều dùng chlorhexidine

Điều trị viêm nướu và viêm niêm mạc: Súc miệng 2 lần mỗi ngày bằng 15ml chlorhexidine sau khi đánh răng. Nên súc miệng lại với nước trong khoảng 30 giây.

Sát khuẩn trước khi phẫu thuật: Bôi dung dịch lên vị trí rạch, dùng gạc lau tối thiểu 2 phút. Sau đó lau khô bằng khăn vô khuẩn. Quy trình này có thể lặp lại.

Sát khuẩn tay cho bác sĩ phẫu thuật: Rửa tay bằng dung dịch trong 3 phút với lưu lượng khoảng 5ml. Cọ rửa tay sau đó rửa sạch lại với nước. Sau đó lặp lại quy trình thêm 1 lần.

Liều dành cho trẻ em vẫn chưa có nghiên cứu và quyết định chính xác. Có một số trường hợp chlorhexidine gluconate có thể dùng cho trẻ. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên hỏi kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng chlorhexidine

Đối với dạng kem hoặc gel bôi trên da, bạn sử dụng thuốc theo các bước sau:

Bước 1 Rửa sạch da trước khi bôi thuốc.

Bước 2 Sử dụng bông y tế, giấy thấm hoặc dụng cụ bôi để lấy thuốc, không để đầu lọ thuốc chạm vào tay bạn.

Bước 3 Bôi một lượng thuốc vừa đủ lên các vùng bạn đang điều trị. Không bôi thuốc lên vết thương hở.

Dùng thuốc chlorhexidine dạng xà phòng:

Bước 1 Thoa sản phẩm lên vùng đang được điều trị.

Bước 2 Vệ sinh nhẹ nhàng các vùng này.

Bước 3 Rửa sạch lại bằng nước sạch.

Những lưu ý khi dùng chlorhexidine

Khi sử dụng chlorhexidine bạn cần lưu ý những điều sau:

Thuốc không dùng cho người quá mẫn cảm với chlorhexidine và các thành phần khác của thuốc. Ngưng sử dụng ngay lập tức nếu có dấu hiệu bị dị ứng.

Thuốc chỉ dùng ngoài da, không bôi lên vết thương hở. Đặc biệt lưu ý, chlorhexidine có thể gây điếc nếu nhỏ vào tai giữa.

Hãy thận trọng khi sử dụng chlorhexidine cho trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

Khi dùng dung dịch súc miệng có chứa chlorhexidine, chất này có thể làm răng và lưỡi bắt màu, hoặc vị giác bị thay đổi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều này là bình thường và không gây hại đến sức khỏe.

Không nên sử dụng dung dịch chlorhexidine 2% và 4% để sát trùng da trước khi phẫu thuật ở mặt và đầu.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng như: Khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn bị tác dụng phụ nguy hiểm như: Sưng hoặc mẩn ngứa trên da, bỏng nặng, da phồng rộp, bong tróc hoặc bất kỳ các kích ứng bất thường xuất hiện trên vùng da đang được điều trị.

Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ của thuốc, bạn hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì.

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.

Không bảo quản trong phòng tắm hoặc ngăn đá.

Để xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Không để sản phẩm ở nơi có lửa hoặc điện.

Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đơn vị xử lý rác thải địa phương về cách thu gom loại rác thải này một cách an toàn.

Advertisement

Chlorhexidine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có khả năng làm thay đổi chức năng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này và trao đổi với họ về những thuốc bạn đang dùng, bao gồm các loại thuốc được kê toa, không kê toa và cả thực phẩm chức năng.

Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới chlorhexidine không?

Có một số loại thuốc chống chỉ định dùng trong bữa ăn hoặc sử dụng cùng lúc với những loại thức ăn nhất định, vì có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Rượu, bia và thuốc lá cũng có khả năng tương tác với một số loại thuốc nhất định. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe về việc uống thuốc cùng thức ăn và rượu bia.

Cập nhật thông tin chi tiết về Natri Clorua (Muối) Là Gì? Lợi Ích, Cách Dùng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ Của Natri Clorua trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!