Xu Hướng 9/2023 # Một Số Loại Phân Bón Cho Cây Kim Ngân Và Cách Bón Phân Cho Cây # Top 10 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Một Số Loại Phân Bón Cho Cây Kim Ngân Và Cách Bón Phân Cho Cây # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Một Số Loại Phân Bón Cho Cây Kim Ngân Và Cách Bón Phân Cho Cây được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một số loại phân bón cho cây kim ngân

1. Phân vi sinh

Phân vi sinh hữu cơ là một loại phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Loại phân này cũng được dùng nhiều cho cây kim ngân. Phân vi sinh hữu cơ là một loại phân hữu cơ tự nhiên chứa các vi sinh vật có ích. Khi bón phân này vào trong đất các vi sinh trong phân sẽ giúp tổng hợp đạm (N), lân (P), kali (K) giúp bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển.

2. Phân trùn quế

Phân trùn quế cũng là loại phân hữu cơ rất phổ biến có thể được dùng cho cây kim ngân. Loại phân hữu cơ này có chứa ấu trúng của giun trùn quế. Khi được bón vào trong đất, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao của phân thì giun trùn quế sẽ giúp đất luôn tơi xốp một cách tự nhiên.

3. Phân NPK

Phân NPK là một loại phân hóa học rất phổ biến được sử dụng cho cây cảnh. Loại phân này giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất và cây kích thích ra lá, hoa, quả rất tốt. Một lưu ý khi sử dụng phân NPK cho cây kim ngân đó là loại phân này cũng có nhiều loại với thành phần NPK khác nhau. Các bạn nên dùng loại phân NPK 20-20-15 cho cây kim ngân là phù hợp nhất.

4. Phân chuồng ủ hoai mục

Phân chuồng ủ hoai mục là loại phân bón hữu cơ rất tốt được rất nhiều người sử dụng. Loại phân bón này có ưu điểm là giá thành rẻ và bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Phân chuồng ủ hoai mục bán trên thị trường sẽ cho chất lượng đảm bảo hơn vì đã qua xử lý nên đảm bảo không có các mầm bệnh bên trong.

5. Dung dịch thủy sinh

Đối với các loại cây kim ngân trồng trong đất thì các bạn có thể bón những loại phân trên. Tuy nhiên, nếu là cây kim ngân trồng trong nước thì không được và bạn phải sử dụng dung dịch thủy sinh thay cho phân bón. Dung dịch thủy sinh có thể được coi là một dạng phân bón tổng hợp đậm đặc thay cho phân bón khi trồng cây thủy sinh.

Cách bón phân cho cây

Khi bón phân cho cây kim ngân, thường sẽ có hai hình thức bón phân đó là trộn phân bón cùng với đất khi trồng cây và bón trực tiếp vào đất. Nếu bạn tự trồng cây thì trong quá trình làm đất bạn có thể trộn phân bón với đất trồng sẽ cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho đất. Còn nếu bạn mua cây về và không cần trồng lại cây thì bạn chỉ có thể bón phân trực tiếp vào đất. Khi bón phân trực tiếp vào đất, các bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Đối với cây kim ngân thủy sinh, mỗi tuần các bạn thay nước thủy sinh 1 lần và nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào nước là được.

Đối với các loại phân bón dùng cho đất, các bạn lưu ý không bón phân trực tiếp vào gốc và có thể hòa phân với nước để tưới vào đất sẽ tốt hơn. Lưu ý, không tưới phân làm dính lên thân, lá cây sẽ làm thân lá bị khô nóng.

Khi bón phân, liều lượng cần phải hợp lý. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng phân bón trên bao bì để đảm bảo bón phân không quá ít cũng không quá nhiều cho đất.

Thời gian bón phân không cố định tuy nhiên thời gian giữa các lần bón phân không được quá ngắn. Thông thường phân NPK nên bón cách nhau 20 ngày, phân vi sinh bón cách nhau 15 ngày, phân hữu cơ ủ hoai mục cách nhau 30 – 45 ngày, phân trùn quế bón cách nhau 30 ngày.

Như vậy, phân bón cho cây kim ngân thông dụng nhất có 5 loại là phân vi sinh, phân NPK, phân trùn quế, phân hữu cơ ủ hoai mục và dung dịch thủy sinh. Khi bón phân các bạn nên hỏi kỹ người bán để bón phân đúng liều lượng, đúng cách giúp cây phát triển tốt nhất.

Cây Dây Nhện Có Mấy Loại Và Cách Phân Biệt Cụ Thể Từng Loại

Cây dây nhện có mấy loại

Cây dây nhện hay còn gọi là cỏ lan chi thường được phân loại thành 2 loại là cỏ lan chi lá dài và cỏ lan chi lá ngắn. Ngoài cách phân loại phổ biến trên, nhiều người còn phân loại cỏ lan chi theo màu lá và cũng có 2 loại là cỏ lan chi sọc và cỏ lan chi xanh. Cụ thể từng loại như sau:

Cỏ lan chi lá ngắn

Cỏ lan chi lá ngắn là loại cỏ lan chi có lá hơi to bản và chiều dài không quá dài. Nhấn mạnh một chút là chiều dài của lá không quá dài chứ không phải là ngắn như tên gọi của nó. Có lẽ để phân biệt với loại cỏ lan chi lá dài nên mọi người mới đặt cho nó là cỏ lan chi lá ngắn chứ thực sự lá của nó cũng không phải là ngắn. Tất nhiên, loại cỏ lan chi này lá dù có phát triển tốt đến mấy thì độ dài của nó cũng không quá dài thường vào khoảng 20 cm.

Cỏ lan chi lá ngắn thường được trồng trong các chậu nhỏ hoặc bồn hoa để làm cảnh rất đẹp. Do loại cây này có lá ngắn khá gọn gàng nên nhiều người cũng trồng trong nhà làm cảnh hoặc đặt trên bàn làm việc rất đẹp.

Cỏ lan chi lá dài

Cỏ lan chi lá dài là loại cỏ lan chi có lá không to bản nhưng chiều dài lá thì có thể đạt tới 30 thậm chí gần 40 cm. Chính vì lá có chiều dài như vậy nên loại cây dây nhện này còn được gọi là cỏ lan chi lá rủ. Khác với cây dây nhện lá ngắn, loại cây này thường được trồng trong các chậu nhỏ để treo ngoài hiên, ban công nhìn sẽ đẹp hơn.

Cỏ lan chi sọc

Cỏ lan chi có một đặc điểm rất dễ nhận thấy đó là lá có những sọc trắng nhìn rất đẹp. Những sọc này có thể xuất hiện ở mép lá hoặc bên trong lá tạo thành những đường sọc. Chính vì đặc điểm này nên loại cây lan chi có sọc cũng được gọ là cỏ lan chi sọc.

Cỏ lan chi xanh

Mặc dù những sọc trắng trên lá là đặc trưng của cây mẫu tử nhưng thực tế thì vẫn có những cây không có sọc. Những cây không có sọc này được gọi là cỏ lan chi xanh. Do thị hiếu của người chơi cây cảnh đều chuộng loại cỏ lan chi sọc nên dần dần cỏ lan chi xanh cũng ít thấy bán trên thị trường.

Cách phân biệt cụ thể

Với những đặc điểm vừa kể trên, có thể thấy rằng việc phân biệt cỏ lan chi lá dài, lá ngắn, lá sọc, lá xanh rất đơn giản. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng tương đối nổi bật nên các bạn chỉ cần căn cứ vào tên gọi của từng loại cây là có thể phân biệt được một cách dễ dàng.

Phân biệt cỏ lan chi lá ngắn và lá dài

Để phân biệt hai loại này các bạn chú ý kích thước của lá là được. Cỏ lan chi lá ngắn thường có lá to bản và lá cũng không quá dài. Còn loại lan chi lá dài thì là nhỏ và dài hơn hẳn, khi lá phát triển đủ dài sẽ rủ xuống.

Phân biệt cỏ lan chi sọc và lan chi xanh

Cũng như tên gọi, các bạn có thể dễ dang phân biệt hai loại dây nhện này thông qua đặc điểm trên lá. Cỏ lan chi sọc có lá với những sọc trắng chạy dọc trên bề mặt lá. Những sọc này có thể ở mép hoặc ở bên trong lá. Còn cỏ lan chi xanh thì không có các sọc trên lá.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc cây dây nhện có mấy loại thì cây trả lời là tùy theo cách phân loại sẽ có những loại khác nhau. Thông thường, phân loại theo kích thước lá sẽ có 2 loại là cỏ lan chi lá ngắn và cỏ lan chi lá dài. Nếu phân loại theo sọc trên lá thì cũng có 2 loại là cỏ lan chi sọc và cỏ lan chi xanh. Để phân biệt những loại trên các bạn chỉ cần chú ý đặc điểm của cây theo đúng tên gọi từng loại là được.

Phân Bón Kép Là Gì? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Sử Dụng Nâng Cao Năng Suất

Phân bón kép (hay còn được gọi là phân bón hai thành phần) là một loại phân bón chứa cả hai nguyên tố dinh dưỡng chính là nitơ (N) và kali (K), có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón kép với các tỷ lệ N-K khác nhau, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, công dụng và cách sử dụng phân bón kép.

Phân bón kép thường được sản xuất dưới dạng hạt ( Phân bón dạng hạt ) hoặc bột ( Phân bột ), có màu sắc và kích thước đồng đều. Đặc điểm nổi bật của phân bón kép là nó chứa hai thành phần chính: nitơ và kali. Thành phần nitơ trong phân bón kép thường có dạng amoniac (NH₄) hoặc nitrat (NO₃), trong khi kali thường được cung cấp dưới dạng kali clorua (KCl) hoặc kali sunfat (K₂SO₄). Mỗi loại phân bón kép có tỷ lệ N-K khác nhau, ví dụ như 16-16-16 hoặc 20-10-10, tương ứng với tỷ lệ phần trăm của nitơ, photpho và kali.

Phân bón kép có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Nitơ là một nguyên tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, giúp thúc đẩy sự phát triển của lá, thân, rễ và hoa. Kali là một nguyên tố cần thiết để duy trì cân bằng nước và hormone trong cây, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác.

Công dụng chính của phân bón kép bao gồm:

Khả năng cung cấp đồng đều và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Giúp tăng cường sức đề kháng và kháng bệnh cho cây.

Thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhanh chóng.

Nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm nông nghiệp.

Hỗ trợ quá trình chuyển hóa và sử dụng hiệu quả các chất dinh dưỡng.

Để sử dụng phân bón kép một cách hiệu quả, cần tuân thủ các hướng dẫn sau:

Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng: Trước khi áp dụng phân bón kép, cần phân tích đất và cây trồng để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây, từ đó chọn loại phân bón kép phù hợp. Mỗi loại cây trồng có yêu cầu dinh dưỡng khác nhau, ví dụ như cây lúa cần nhiều nitơ hơn kali, trong khi cây cà chua cần cung cấp cả nitơ và kali đều đặn.

Sử dụng liều lượng phân bón phù hợp: Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây và tỷ lệ N-K trong phân bón kép, xác định liều lượng phân bón cần sử dụng. Liều lượng thường được quy định theo diện tích đất hoặc trọng lượng cây trồng. Việc sử dụng đúng liều lượng giúp tránh tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.

Phân bố phân bón đều trên diện tích: Khi áp dụng phân bón kép, cần đảm bảo phân bố đều trên toàn bộ diện tích trồng cây. Điều này giúp đảm bảo rằng cây trồng nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và tránh tình trạng một số vùng đất bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.

Thực hiện việc bón phân vào thời điểm phù hợp: Thời điểm bón phân cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phân bón kép. Thông thường, phân bón nên được áp dụng trước khi trồng cây hoặc trong giai đoạn sinh trưởng mạnh của cây. Việc bón phân đúng thời điểm giúp cây tận dụng tối đa dinh dưỡng và phát triển mạnh mẽ.

Phân bón kép 16-16-16: Đây là loại phân bón kép phổ biến với tỷ lệ N-K-P là 16-16-16. Loại phân bón này cung cấp cân đối các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và thích hợp cho nhiều loại cây khác nhau.

Phân bón kép 20-10-10: Loại phân bón này có tỷ lệ N-K-P là 20-10-10, nghĩa là cung cấp một lượng lớn nitơ và ít kali. Đây là loại phân bón thích hợp cho các loại cây có nhu cầu nitơ cao như cây lúa.

Phân bón kép 12-24-12: Với tỷ lệ N-K-P là 12-24-12, loại phân bón này chứa nhiều kali hơn nitơ và photpho. Nó thường được sử dụng cho cây trồng có yêu cầu kali cao như cam, chanh và cây ăn quả.

Ưu điểm của phân bón kép:

Cung cấp cân đối các nguyên tố dinh dưỡng: Phân bón kép cung cấp một tỷ lệ cân đối giữa nitơ và kali, giúp đảm bảo cây trồng nhận được sự cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và đồng đều.

Dễ dàng sử dụng: Phân bón kép thường có dạng hạt hoặc bột, dễ dàng để vận chuyển và ứng dụng lên đất. Người nông dân có thể áp dụng phân bón kép một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Hiệu quả cao: Với tỷ lệ cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, phân bón kép giúp kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng một cách hiệu quả. Nó cũng giúp tăng cường kháng bệnh và tăng năng suất cho cây trồng.

Đa dạng lựa chọn: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân bón kép với tỷ lệ N-K khác nhau, cho phép người nông dân lựa chọn loại phân bón phù hợp với nhu cầu của cây trồng cụ thể.

Nhược điểm của phân bón kép:

Khả năng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng: Việc sử dụng phân bón kép không đúng liều lượng có thể dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của cây trồng.

Tác động tiêu cực đến môi trường: Việc sử dụng phân bón kép không đúng cách có thể gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong việc rửa trôi vào các nguồn nước và gây hiện tượng tảo phát triển quá mức.

Giá thành cao: Phân bón kép thường có giá thành cao hơn so với phân bón đơn thuần do việc cung cấp hai thành phần dinh dưỡng. Điều này có thể tạo áp lực tài chính đối với người nông dân khi sử dụng phân bón kép.

Thành phần dinh dưỡng: Phân bón kép chứa cả hai thành phần nitơ và kali, trong khi phân bón đơn tập trung vào một nguyên tố dinh dưỡng duy nhất. Phân bón đơn có thể là nitrat amoniac (NH₄NO₃) cung cấp nitơ hoặc kali clorua (KCl) cung cấp kali.

Công dụng: Phân bón kép cung cấp cân đốicác nguyên tố dinh dưỡng và hỗ trợ đa dạng các quá trình sinh trưởng của cây trồng. Nó thích hợp cho việc cung cấp dinh dưỡng chung cho nhiều loại cây trồng. Trong khi đó, phân bón đơn tập trung vào nguyên tố dinh dưỡng duy nhất như nitơ, kali, photpho hoặc các nguyên tố vi lượng. Phân bón đơn thường được sử dụng để tăng cường một yếu tố dinh dưỡng cụ thể hoặc giải quyết vấn đề dinh dưỡng riêng của cây trồng.

Ứng dụng: Phân bón kép có thể được sử dụng cho một loạt cây trồng khác nhau, trong khi phân bón đơn thường được áp dụng theo nhu cầu và yêu cầu đặc thù của từng loại cây trồng. Phân bón đơn thường được sử dụng để điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng trong đất và cung cấp nguyên tố dinh dưỡng thiếu hụt.

Hiệu quả: Sự hiệu quả của phân bón kép và phân bón đơn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và tình trạng dinh dưỡng của đất. Phân bón kép cung cấp cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, trong khi phân bón đơn giúp tăng cường một yếu tố dinh dưỡng cụ thể. Việc lựa chọn loại phân bón phù hợp sẽ đảm bảo sự phát triển và năng suất tốt nhất cho cây trồng.

Tóm lại, phân bón kép là loại phân bón chứa cả hai thành phần nitơ và kali, có công dụng cung cấp dinh dưỡng cân đối cho cây trồng. Nó được sử dụng rộng rãi và thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau và bán ở nhiều đại lý phân bón trên cả nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa phân bón kép và phân bón đơn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng loại cây trồng.

Phân Biệt Gadget Và Widget: Khái Niệm Và Cách Phân Loại

I. Gadget là gì?

II. Widget là gì?

III. Sự khác biệt giữa Gadget và Widget

1. Sự ra đời

2. Điểm chung

3. Điểm khác biệt

Khả năng tương thích

Hoạt động sử dụng

Nếu như bạn mới tìm hiểu về tạo, phát triển Website hay là bạn hay tìm hiểu về công nghệ thì chắc chắn các bạn sẽ nghe tới Gadget và Widget. Hai thuật ngữ này được sử dụng khá là phổ biến rộng rãi. Thế nhưng để hiểu được về chúng thì các bạn phải cần rất nhiều kiến thức. Trong bài viết này, Thủ thuật phần mềm sẽ giới thiệu các bạn về Gadget, Widget là gì? Cách phân biệt chúng.

Gadget theo tiếng Việt có nghĩa là Tiện ích. Đây chính là tên của nó và thể hiện toàn bộ nhiệm vụ của nó trong ngành công nghệ. Gadget là những phần mềm tiện ích hỗ trợ cho người sử dụng trong quá trình dùng các thiết bị công nghệ như: Máy tính, điện thoại,…

Gadget được phát triển rất gần gũi với nhu cầu sử dụng của con người, nó không phải những thứ xa vời như: Phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, video, 3D,… nó là những tiện ích như: Đồng hồ, thời tiết,…. Chính vì điều đó mà Gadget rất quan trọng trên các thiết bị máy tính, điện thoại.

Một trong số những ông lớn của Gadget đó chính là Google và Microsoft. Nếu như các bạn sử dụng điện thoại Android thì chắc hẳn quá quen thuộc với việc đổi giao diện của đồng hồ, biểu tượng thời tiết,…

Widget được định nghĩa tiếng Việt là phần mềm nhỏ, ứng dụng nhỏ tiện ích. Về cơ bản thì Widget cũng giống như Gadget đều chung nhiệm vụ cung cấp cho người sử dụng những thông tin hữu ích, cần thiết tùy theo các nhu cầu của con người. Widget cũng rất phổ biến trên máy tính, nhất là ai làm việc nhiều với máy tính thì sẽ thường cài những Widget cung cấp thông tin thời gian, phần cứng, thời tiết, dự báo,…

Tại sao mà lại có hai cái tên Gadget và Wiget nhưng chúng lại có nhiệm vụ giống như nhau?

 Widget được ra đời từ những thời kì đầu của công nghệ số với nhà phát triển là Yahoo!. Sau một thời gian dài phát triển của dự án Konfabulator (2003) thì thuật ngữ Wiget được ra đời từ đó. Và vào những năm sau thì Widget được sử dụng rất nhiều, đến tận nay thì Widget vẫn còn nhiều người sử dụng.

Gadget thì được ra đời bởi Google vào cuối những năm 2004 với dịch vụ Google Gadget. Google Gadget cung cấp hàng loạt các tiện ích hữu dụng cho người sử dụng và được cung cấp trên rất nhiều thiết bị máy tính. Sau đó là tới lượt của Microsoft cung cấp ra thị trường Gadget với Siderbar hữu dụng.

Gadget và Widget đều có điểm chung là chung nhiệm vụ, cung cấp tới người sử dụng những dịch vụ tiện ích cơ bản và cần thiết trong quá trình sử dụng máy tính. Chúng đều có giao diện đẹp, thân thiện và dễ dàng sử dụng với mọi người.

Khả năng tương thích

Điểm khác lớn nhất giữa Gadget và Widget đó chính là khả năng tương thích. Đối với Wiget hoàn toàn miễn phí, người sử dụng có thể sao chép chúng đến bất kì nơi nào có mã HTML là có thể sử dụng được. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đưa được Widget lên các trang Blog, trang web khác nhau.

Thế nhưng Gadget lại bảo vệ quyền sáng tạo và phát triển của mình mạnh mẽ khi chỉ cho phép chúng hoạt động trên những môi trường được cho phép và được thiết kế sẵn. Chính vì điều đó mà Gadget không thể “năng động” như Widget. Thế nhưng Gadget lại có một hệ sinh thái lớn mạnh hơn Widget. Không tin các bạn hãy thử Google Gadget xem, hàng loạt tiện ích hữu dụng trong hệ sinh thái Google sẽ được cung cấp cùng.

Hoạt động sử dụng

Với Wiget hoạt động theo phương thước nhấn là sử dụng được ngay lập tức không cần cài đặt. Còn với Gadget thì người sử dụng cần phải cài đặt và trải qua vài thao tác khác nhau mới có thể sử dụng được. Đây cũng là điểm yếu của Gadget.

Cây Kim Ngân Để Bàn Giá Bao Nhiêu? Tổng Hợp Giá Từ Nno

Cây kim ngân có nhiều loại, có loại mini với độ cao chỉ khoảng 20 – 60 cm, có loại cỡ lớn cao tới 1,5 m. Những loại cây kim ngân cỡ nhỏ được rất nhiều người yêu thích vì loại cây này có thể dùng làm cây trang trí trong phòng có thể đặt được ở rất nhiều vị trí khác nhau mà không chiếm diện tích. Hơn nữa, loại cây kim ngân mini này có thể đặt trên bàn làm việc nên được rất nhiều dân văn phòng yêu thích. Điểm quan trọng khi mọi người quan tâm đến loại cây kim ngân để bàn này thường là giá thành. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn tổng hợp giá bán của loại cây kim ngân này từ một số shop cây cảnh online.

Giá bán cây kim ngân để bàn

Tên shop

Giá tiền (VNĐ)

65.000 – 190.000

45.000 – 190.000

99.000 – 250.000

71.000 – 190.000

159.000

170.000 – 270.000

200.000 – 350.000

cayvahoa.net

250.000 – 300.000

120.000 – 180.000

200.000 – 220.000

Một vài chú ý:

Giá trên đã bao gồm cả cây kim ngân trồng trong đất và cây kim ngân thủy sinh . Thường cây trồng thủy sinh sẽ có giá tương đương hoặc nhỉnh hơn so với cây trồng trong đất một chút.

Những cây có giá rẻ 45.000 đ – 65.000 đ thường sẽ không có chậu cây đi kèm.

Giá cây ở trên là những cây để bàn có kích thước cao từ 20 – 60 cm.

Cây kim ngân để bàn làm việc có tốt không

Bên cạnh giá bán cây kim ngân, nhiều bạn còn thắc mắc cây kim ngân để bàn làm việc có tốt không. Câu trả lời là có và nếu bạn chú ý sẽ thấy cây kim ngân là một trong những cây thường được dân văn phòng đặt trên bàn làm việc. Theo phong thủy, cây kim ngân là cây giúp mang lại tài lộc, cân bằng ngũ hành, ổn định tài vận. Do đó, rất nhiều người thích đặt cây kim ngân trên bàn làm việc nhất là loại cây kim ngân có 1 thân to giúp tài vận hanh thông. Còn về vấn đề đặt cây kim ngân trên bàn như thế nào thì thực ra không quá quan trọng vì bàn làm việc hiện nay ở các công ty thường khá nhỏ nên vị trí đặt cây không có nhiều, bạn chỉ cần đặt cây ở vị trí nào bạn thấy phù hợp là được.

Cây kim ngân thủy sinh để bàn hợp với ai

Cây kim ngân thủy sinh là loại cây rất hợp để bàn vì có ưu điểm là đẹp, không phải tưới nước cho cây và rất dễ trồng. Theo phong thủy thì cây kim ngân có thuộc tính mộc, khi trồng thủy sinh thì cây kim ngân sẽ mang thuộc thủy mộc hỗn tạp. Mà theo ngũ hành thì thủy sinh mộc nên cây kim ngân thủy sinh sẽ là cây hợp với người mệnh mộc nhất.

Tại Sao Nên Trồng Cây Xanh Trong Nhà? Nên Trồng Những Loại Cây Nào Và Cách Chăm Sóc Cây Trong Nhà

Tại sao nên trồng cây xanh trong nhà?

– Trồng cây trong nhà khiến cho không gian hài hòa, đẹp mắt, tạo cảm giác dễ chịu hơn khi nhìn vào, cho dù ngôi nhà của bạn được thiết kế theo phong cách nào.

– Một số loại cây xanh có tác dụng thanh lọc khí cực tốt, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống thường có trong sơn tường, thảm trải sàn, khí gas độc hại,… đem lại không gian sống trong lành, khỏe mạnh cho gia đình bạn.

– Về mặt phong thủy, nếu lựa chọn phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ, cây xanh còn giúp mang đến may mắn, tài lộc đầy nhà, sức khỏe dồi dào, tăng vận khí cho người trong nhà.

Một số loại cây thích hợp trồng trong nhà:

1. Cây thường xuân

Loài cây này thường được mọi người chọn trồng trong không gian hẹp, nhỏ và cây leo tốt ở những nơi như cửa sổ, lan can,…

Cây thường xuân có tác dụng hấp thụ một số chất độc hại thường có trong những vật dụng bằng gỗ dán, nhựa,… nhờ tán lá rậm rạp, xanh mát.

2. Cây lan ý

Lan ý hay huệ hòa bình là loại cây trồng trong nhà vô cùng phổ biến với nhiều gia đình, có thể lọc được những chất độc hại trong sơn nước, chất tẩy rửa,…hay sóng từ thiết bị điện tử,…

Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh…

3. Cây nha đam

Không chỉ có tác dụng giúp chị em phụ nữ làm đẹp hay chế biến thành những món ăn giải nhiệt bổ dưỡng, cây nha đam còn có tác dụng không ngờ khi đặt trang trí trong nhà.

Khi bạn thấy lá cây xuất hiện nhiều đốm nâu, chứng tỏ cây đã hút đi khá nhiều chất độc hại, bạn có thể mang cây ra cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt trở lại.

4. Cây lưỡi hổ

Loại cây này không cần quá nhiều ánh sáng để phát triển, phù hợp đặt trong nhà ống hay nhà phố, vừa giúp trang trí lại vừa tốt cho sức khỏe.

Hãy đặt chậu cây nhỏ trong phòng ngủ của bạn để tăng oxy, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính,…

5. Cây ái mộc lá

Với những chiếc lá nhỏ xinh xắn, hình trái tim độc đáo, cây ái mộc lá được rất nhiều người lựa chọn đặt trong nhà còn bởi lợi ích mà nó mang lại.

Cây có khả năng tiêu diệt đáng kể lượng formaldehyde trong không khí, lại không mất quá nhiều thời gian chăm sóc.

6. CГўy trбє§u bГ

Trầu bà thường được các gia đình chọn trồng trước cổng nhà hoặc đặt ở bàn bếp, bàn làm việc để lọc chất độc formaldehyde có trong không khí. Ngoài ra, cây có tác dụng làm đẹp cảnh quan cực tốt với những tán lá xanh xum xuê, nhìn rất mát mắt.

Cách chăm sóc cây trồng trong nhà

Để cây trồng trong nhà luôn tươi tốt và phát huy tối đa tác dụng, hãy đảm bảo những yếu tố quan trọng sau:

– Ánh sáng tự nhiên cho cây:

Không phải bất kỳ vị trí nào trong nhà cũng có thể đặt cây xanh, bạn hãy đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển. Trong phòng khách thì nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên khoảng 2 – 3 giờ trước khi di chuyển cây đến chỗ khác.

– Tưới nước đều đặn:

Cũng giống như con người, cây xanh cũng cần có nước để duy trì và phát triển sự sống, vì vậy bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây. Không nên tưới quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước.

Ngoài ra, có thể dùng bình phun sương để phun cho cây, mùa hè 2 lần/ngày, mùa đông thì 1 lần/ngày để tăng thêm độ ẩm cho cây, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây.

– Bón phân:

Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Cứ khoảng nửa tháng – 1 tháng bạn nên bón phân tổng hợp cho cây 1 lần. Một mẹo nhỏ nếu bạn không có thời gian bón phân cho cây thường xuyên, hãy dùng nước vo gạo tưới cho cây.

– Phòng bệnh cho cây và cách hồi phục khi cây khô héo:

Cây cảnh trong nhà không nên sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại thuốc kích thích bởi có thể làm hại đến không khí trong nhà. Nếu cây bị bệnh, nên đưa cây ra vườn điều trị khỏi rồi đặt lại cây vào nhà.

Trong trường hợp cây khô quắt, lá vàng úa, héo rụng,…thì nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Đồng thời có thể hòa phân đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng.

Đăng bởi: Lộc Hoàng

Từ khoá: Tại sao nên trồng cây xanh trong nhà? Nên trồng những loại cây nào và cách chăm sóc cây trong nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Loại Phân Bón Cho Cây Kim Ngân Và Cách Bón Phân Cho Cây trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!