Xu Hướng 9/2023 # Mẹ Cần Lưu Ý Gì Để Bảo Vệ Hệ Hô Hấp, Phòng Dịch Bệnh Cho Trẻ? # Top 14 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mẹ Cần Lưu Ý Gì Để Bảo Vệ Hệ Hô Hấp, Phòng Dịch Bệnh Cho Trẻ? # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mẹ Cần Lưu Ý Gì Để Bảo Vệ Hệ Hô Hấp, Phòng Dịch Bệnh Cho Trẻ? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hệ hô hấp đảm nhận vai trò trao đổi khí cacbonic và oxy. Và được chia ra thành: đường hô hấp trên (gồm: mũi, xoang, hầu, họng, thanh quản) và đường hô hấp dưới (gồm: khí quản, phế quản, phế nang). Vi khuẩn, virus, thậm chí là các bệnh lý tự miễn đều có thể ảnh hưởng lên hệ hô hấp.1

Các bệnh/tình trạng ở đường hô hấp trên1 Các bệnh/tình trạng ở đường hô hấp dưới1

Sau khi đã hiểu được cấu tạo hệ hô hấp và các bệnh lý thường gặp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem liệu có cách nào để bảo vệ hệ hô hấp cho con và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh không.

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể cũng như phổi bé khỏe hơn. Giúp tăng lượng oxy đến các tế bào của cơ thể. Ngoài ra còn giúp bé trở nên năng động, linh hoạt, nhanh nhẹn. Và cải thiện được cả giấc ngủ cũng như chiều cao.2 3

Chạy bộ

:

Chạy bộ là hình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng vô cùng hiệu quả. Trẻ có thể chạy bất kỳ đâu. Từ trong nhà đến ngoài trời. Thậm chí là chạy xung quanh bàn, chạy lên xuống các bậc cầu thang chung cư.

Có thể thay đổi các hình thức chạy bộ khác nhau như: phối hợp chạy bộ với các trò chơi vận động, chạy tiếp sức, hay chạy nhanh tại chỗ, chạy nâng cao gối, chạy gót chạm mông,…

Nhảy: Nhảy giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sức bền. Và trẻ nào lại không thích thi đấu cùng bạn bè, anh chị em. Thậm chí là người lớn để xem ai nhảy cao hơn? Có nhiều kiểu nhảy khác nhau: như nhảy lò cò, nhảy kết hợp vượt chướng ngại vật, jumping jack,… 

Chơi với bóng: Có một số trò chơi với bóng, mà trẻ có thể chơi trong nhà như quăng bóng vào giỏ đựng quần áo, ném bóng vào mục tiêu có sẵn, bắt bóng, ném, lăn, đá bóng vào tường,…

Nhưng mẹ lưu ý nên

lựa chọn không gian an toàn (nơi không chứa các vật dụng dễ vỡ). Lựa chọn bóng mềm (bóng yoga, bóng xốp,…) nếu cho trẻ chơi trong nhà. 

Các mẹ đã giúp con tăng cường sức khỏe cơ thể lẫn hệ hô hấp bằng việc tập thở và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Do đó mà, việc vệ sinh mũi hàng ngày lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng.4

Chăm sóc mũi đúng cách ngoài việc giúp hạn chế lây nhiễm SARS-CoV-2. Mà còn giúp hạn chế nhiễm các virus đường hô hấp khác. Cũng như loại bỏ được những bụi bẩn trong không khí.4 

Bạn có thể sử dụng dung dịch dùng vệ sinh mũi hàng ngày là nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước biển sâu. Nước biển sâu với thành phần gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng. Nên có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, phục hồi niêm mạc suy yếu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp.

Bạn nên lựa chọn sản phẩm chai xịt với 3 đặc điểm như:

Áp lực xịt êm ái, hạt sương mịn, đều và liên tục.

Đầu xịt van 1 chiều nhằm tránh hiện tượng nhiễm khuẩn ngược vào bên trong.

Có thể xịt ở mọi tư thế dễ dàng.

Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi. Để bảo vệ hệ hô hấp, mẹ cần cho con thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn. 

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là rửa tay đúng cách và thường xuyên với xà phòng, cũng như hạn chế chạm tay lên mặt.5

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý:6

Tránh cho con đến những nơi đông người. Nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp.

Hướng dẫn cho bé vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh nhiễm trùng từ khoang miệng

Giữ khoảng cách với trẻ khi đang bệnh.

Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ che mũi miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho, hắt hơi. Vứt bỏ khăn giấy đã dùng và rửa tay sạch sẽ.6

Tóm lại, để bảo vệ hệ hô hấp của trẻ luôn khỏe mạnh, ngoài các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Mẹ cũng cần hướng dẫn cho con tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp mẹ thêm những giải pháp hiệu quả để bảo vệ con khỏi những bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là virus SARS-CoV-2.

Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Bệnh Suy Tim Cần Lưu Ý Điều Gì?

Các biểu hiện khi mắc bệnh có thể khác nhau ở mỗi người, có thể bắt đầu đột ngột hoặc phát triển dần dần trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Các triệu chứng phổ biến nhất của suy tim là:

Khó thở: Có thể xảy ra ngay sau khi người bệnh hoạt động hoặc nghỉ ngơi; nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người bệnh thức dậy.

Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu sức trong hầu hết thời gian.

Sưng chân và mắt cá chân: Do tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào cuối ngày.

Phân độ suy tim theo NYHA

Phân độ Đặc điểm

Độ I Vận động thông thường không làm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như: Mệt, khó thở, hồi hộp, đau ngực

Độ II Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân vận động thông thường

Độ III Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân vận động nhẹ và biến mất khi nghỉ ngơi

Độ IV Triệu chứng xuất hiện ngay khi bệnh nhân nghỉ ngơi

Tim bình thường so với suy tim (Nguồn: Internet)

Bổ sung Omega 3 là liệu pháp điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân suy tim phân độ II – IV theo NYHA, suy tim tâm thu và tâm trương, trừ khi có chống chỉ định, để giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện vì bệnh tim mạch.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim

Năng lượng: Cung cấp đầy đủ năng lượng để phòng ngừa béo phì và suy dinh dưỡng với mức năng lượng khuyến nghị là 25 – 35kcal/kg/ngày

Protein: 1 – 1.2g/kg/ngày

Lipid: 15 – 20% tổng năng lượng

Thực phẩm giàu chất béo tốt (Nguồn: Internet)

Lượng chất lỏng phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng như: Phù, mệt, thở ngắn,… và giá trị điện giải đồ. Nhu cầu dịch có thể được tính theo công thức sau: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, ói, tiêu chảy,…) + 300 – 500ml nước mất không nhận biết qua mồ hôi, hơi thở.

Kali: 4000 – 5000mg/ngày, lưu ý một vài thuốc lợi tiểu làm tăng bài tiết Kali

Natri

Hướng dẫn thực hiện chế độ ăn hạn chế Na

Nêm rất nhạt (khoảng ¼ muỗng cà phê muối/ngày) trong quá trình nấu nướng

Không chấm thêm muối hoặc các gia vị chứa muối khác như: Nước mắm, nước tương, tương ớt, tương cà,… trên bàn ăn

Không sử dụng thực phẩm được chế biến với nhiều muối như dưa cải muối, cà muối, mắm, thực phẩm chế biến sẵn,…

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân suy tim

Khi tăng cường thực phẩm giàu Kali cho bệnh nhân suy tim mạn cần lưu ý về chức năng thận và ion đồ. Các thực phẩm giàu Kali như: Trái cây khô, các loại đậu, khoai tây, bí đỏ, rau xanh, trái bơ, chuối, cam,…

Chế độ ăn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy tim như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…

Fortimel Compact Protein (Nguồn: Internet)

Khi triệu chứng làm ảnh hưởng đến khối lượng thực phẩm ăn vào thì chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn, ưu tiên sử dụng các thực phẩm cao năng lượng như sữa Ensure Plus Advance, Forticare, Fortimel Compact Protein, Prosure,…

Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

Viện Dinh Dưỡng (2023). Dinh dưỡng điều trị bệnh suy tim. Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 161 – 171.

Bộ Y tế (2023). Dinh dưỡng trong bệnh suy tim. Hướng dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học Hà Nội, 107 – 114.

Đăng bởi: Phạm Lê Bảo Châu

Từ khoá: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh suy tim cần lưu ý điều gì?

Hòa Bình Là Gì? Học Sinh Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Hòa Bình?

Hòa Bình là gì? Ý nghĩa thật sự của hòa bình là như thế nào?

Đa số mọi người thường nghĩ rằng hòa bình chỉ đơn giản là không có chiến tranh. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Hòa bình còn là một cuộc sống hòa thuận và không có sự đấu đá cạnh tranh tiêu cực lẫn nhau. Nếu tất cả mọi người dân trên một đất nước được bình yên và không đấu tranh, mẫu thuẫn đấu đá lẫn nhau. Thì đó sẽ là một  đất nước hòa bình.

Ý nghĩa thật sự của hòa bình là sự ổn định lâu dài và ít biến động xấu của một xã hội, một quốc gia, hay toàn thế giới. Là nền tảng của sự hạnh phúc và là gốc rễ của sự thịnh vượng an khang. Một nơi hòa bình là nơi không chiến tranh, không xung đột, không đói nghèo là mục tiêu chung mà tất cả nhân loại hướng đến. Hòa bình trở thành sợi dây kết nối cả thế giới lại với nhau.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh

Chiến tranh được xem là “kẻ thù số 1” của sự hòa bình. Quốc gia nào có chiến tranh thì sợi dây kết nối thế giới sẽ không len lỏi được đến quốc gia đó. Vậy, để tạo nên hòa bình ở nơi có chiến tranh thì không còn cách nào khác ngoài việc ngăn chặn chiến tranh trước khi nó diễn ra. 

Lợi ích kinh tế

Vào thời kỳ công nghiệp hóa, sự tham lam về lợi ích của một quốc gia có thể dẫn đến chiến tranh như tài nguyên hay lương thực. Hiện nay, khoáng sản, dầu mỏ, nguyên vật liệu là những điều mà gây nên những cuộc chiến.

Lợi ích lãnh thổ

Do sự thèm khát thuộc địa của các nước lớn. Với mong muốn bành trướng lãnh thổ, khẳng định vị thế trên toàn thế giới hay gây chiến vì một khu vực có lợi thế về quân sự. Mặc khác các nước bị chèn ép lãnh thổ cũng sẽ gây nên chiến tranh.

Tôn giáo

Sự khác biệt tín ngưỡng trên cùng một khu vực hay đất nước cũng sẽ thắp nên ngọn lửa chiến tranh bất cứ lúc nào. Đây là nguyên nhân chiến tranh đã có từ thời xa xưa và vẫn cháy âm ỉ cho đến hiện tại.

Chủ nghĩa dân tộc

Chính sự quan điểm khác biệt về chính sách xây dựng đất nước. Mà con người thường xuyên đấu đá, bài trừ lẫn nhau để đề cao quan điểm xây dựng đất nước của họ.

Sự trả thù

Sự trả thù là cảm xúc bị dồn nén khi thua cuộc hay bại trận. Điều này sẽ thúc đẩy những âm mưu nguy hiểm thành sự thật. Và đây cũng là nguyên nhân sâu xa của Thế chiến II. Khi mà Đức trả thù vì đã bại trận ở Thế chiến I.

Cách mạng

Đây là nguyên nhân xảy ra khi phần đông người dân hay 1 số bộ phận không hài lòng hay cảm thấy bất công với đường lối lãnh đạo của một cá nhân hay tổ chức cầm quyền đất nước. Cách mạng có thể dễ dàng chuyển thành một cuộc nội chiến nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng.

Lý do và tầm quan trọng của hòa bình

Như đã nói phía trên, hòa bình là bình đẳng, tự do, không có xung đột hay chiến tranh… Tầm quan trọng của sự hòa bình không thể kể hết được bằng lời. Vì hai chữ “hòa bình” mà cha ông ta ở các thế hệ trước đã dùng xương máu dành giật để có được. Bao nhiêu con người đã hy sinh trên chiến trường; những người vợ xa chồng; những đứa trẻ ngây thơ mồ côi cha mẹ; những ông bà lão đứng trước ngõ đợi đứa con mãi mãi không về,… 

Đúng vậy, để tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn với ông cha ta để chúng ta có được cuộc sống yên bình như bây giờ, thì chúng ta phải ra sức bảo vệ sự hòa bình ấy bằng bất cứ giá nào.

Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?

Bảo vệ hòa bình, nghe như là một vấn đề lớn mang tính quốc gia hay thế giới. Chỉ cần những hành động nhỏ mà học sinh có thể làm sau đây cũng có thể góp phần thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất. Không những thế nó còn thay đổi nhận thức của chúng ta sau này.

Trong tình hình hiện tại

Giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và những khi khó khăn.

Chung sống chan hòa với mọi người xung quanh.

Chủ động hòa giải những hành động bạo lực, bất đồng,…

Tôn trọng người khác, không miệt thị che bai.

Không gây gổ, đánh nhau khi xảy ra xích mích.

Hưởng ứng các phong trào, nâng cao nhận thức bảo vệ hoà bình.

Trong tương lai

Hưởng ứng các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống lại các hoạt động chiến tranh.

Vươn mình ra thế giới, giao lưu xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè quốc tế.

Thực hiện nghĩa vụ khi hòa bình của đất nước bị đe dọa.

Dạy những điều hay lẽ phải về hòa bình cho các thế hệ sau này.

Bản thân cần làm gì để duy trì và bảo vệ hòa bình

Đối với bản thân mỗi chúng ta, để duy trì và bảo vệ hòa bình thì trước tiên phải tiếp thu các kiến thức lịch sử, có tinh thần yêu nước và chán ghét chiến tranh. Điều đó sẽ trở thành tiền để phát triển nhân cách con người chúng ta sau nay. Vì càng hiểu rõ về sự khó khăn như thế nào để có được hòa bình, thì chúng ta sẽ càng tìm mọi cách để duy trì và bảo vệ nó. Đồng thời có trách nhiệm hơn truyền lại ý chí bảo vệ hòa bình cho các thế hệ sau này.

Advertisement

Kết Luận

Giá trị của hòa bình là thứ không gì có thể sánh được. Con người chúng ta thực sự có đầy đủ quyền tự do sống, được tôn trọng và bảo vệ thì luôn xuất hiện hai chữ hòa bình. Hòa bình là sợi dây liên kết giữa con người với con người, quốc gia với cả thế giới. Hãy ra sức gìn giữ và bảo vệ như cách bạn trân trọng cuộc sống của chính mình.

Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất

Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Những lý do nên chọn học ngành diễn viên

Học sinh cần làm gì để bảo vệ môi trường? Những lợi ích của việc bảo vệ môi trường

Ngành Công an thi khối nào? Ngành Công an cần học những môn gì?

Trường Đại học Văn Lang cơ sở 3 đào tạo những ngành nghề nào? Cơ sở vật chất có tốt không?

Nhiệt Độ Trung Bình Của Trẻ Sơ Sinh Và Những Lưu Ý Liên Quan Thân Nhiệt Trẻ Mẹ Cần Biết

Thân nhiệt bé ổn định – một trong các biểu hiện chứng tỏ sức khỏe của bé tốt – Ảnh Internet

Chúng ta có thể theo dõi một số dấu hiệu ở cơ thể của trẻ để xác định xem bé có giữ mức nhiệt độ bình thường hay không. Ví dụ, khi thân nhiệt quá cao thì trẻ thường có biểu hiện ra mồ hôi nhiều, lúc này các mẹ nên giữ cho phòng ốc thoáng khí, chỉ mặc áo quần nhẹ nhàng, vải thấm hút được mồ hôi để con yêu thấy được thoải mái nhất.

Nếu nhiệt độ cơ thể bé quá thấp, cơ thể không hồng hào, thậm chí bé có thể bị tím tái, cụ thể dễ thấy nhất là đôi môi của bé. Lúc này, hai tay và hai chân lạnh con cũng sẽ trở nên lạnh bất thường. Khi trẻ ở trong tình trạng này, mẹ nên nhanh chóng quấn chăn ủ ấm cho con, đợi cho đến lúc thân nhiệt được ổn định.

Và để theo dõi thân nhiệt bé chuẩn xác nhất thì bố mẹ hãy đầu tư một chiếc nhiệt kế chất lượng. Bất cứ trường hợp nào, dùng nhiệt kế đúng cách và đo nhiệt độ cơ thể bé chính xác, bố mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp con điều chỉnh thân nhiệt, qua đó có cách để giữ nhiệt độ cơ thể bé luôn được ổn định bình thường. 

2. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt?

Như đề cập ở trên, nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh ở mức 36,5 – 37,5 độ C là nằm trong ngưỡng an toàn.

Khi bé có nhiệt độ từ 37,5 – 38 độ C là bé bị sốt nhẹ. Nhiệt độ dao động trong mức 38 – 39 độ C là sốt cao, lúc này mẹ cần thiết phải có biện pháp xử lý phù hợp. Trường hợp bé có nhiệt độ trên 40 độ C, mẹ phải giảm sốt tức thời cho con và ngay lập tức đưa con đến bệnh viện gần nhất, để các bác sĩ có phương án điều trị kịp thời.

Từ 36,5 – 37,5 độ C là mức thân nhiệt an toàn cho trẻ sơ sinh – Ảnh Internet

Có một lưu ý mà các mẹ nên nhớ rằng đó là thân nhiệt của trẻ sơ sinh dễ dàng bị biến động do sự tác động của môi trường bên ngoài. Chính vì vậy mà bé có thể bị tặng nhiệt hoặc hạ nhiệt nhanh chóng và có thể diễn ra một cách đột ngột. Với những trường hợp bé bị sinh non, nhẹ cân thì lớp mỡ dưới da để cách nhiệt sẽ không đủ vì vậy dễ sinh mất nhiệt. Bên cạnh đó những trẻ bị các bệnh về phổi cũng dễ bị hạ thân nhiệt. Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cùng mức nhiệt cơ thể trung bình của trẻ sơ sinh, hẳn mẹ thấy dễ dàng hơn trong việc theo dõi và phân biệt tình trạng của con nếu sốt và ở các mức độ sốt nặng nhẹ hay giảm nhiệt khác nhau. 

3. Trẻ bị hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ dưới ngưỡng an toàn 36 độ C. Cũng như trường hợp sốt có nhẹ và nặng, hạ thân nhiệt cũng ở các mức nhẹ và nặng. Tình trạng hạ thân nhiệt của trẻ có thể do môi trường xung quanh, thời tiết, hoặc cũng có thể do cơ thể bé đang gặp những bất thường về sức khỏe. 

Nếu thân nhiệt bé hạ thấp trong mức dưới 36 độ C và trên 34 độ C, trường hợp này có thể coi là hạ thân nhiệt chưa quá nghiêm trọng.

Trường hợp thân nhiệt bé ở mức 34 độ C và thấp hơn 34 độ C, bé có thể bị rối loạn nhịp thở, nghiêm trọng hơn có thể là ngưng thở. Và khi nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn nữa, bé có thể rơi vào tình trạng hôn mê.

Đối với tình trạng hạ thân nhiệt, dù là trường hợp chưa nghiêm trọng, mẹ cũng không được chủ quan, ngoài việc ủ ấm mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bé liên tục. Nếu qua theo dõi, thấy tình trạng không cải thiện, mẹ cần nhanh chóng mang con đến bệnh viện gần nhất. 

Các mẹ phải giữ thân nhiệt cho bé luôn ổn định – Ảnh Internet

Nhiệt độ trung bình của trẻ sơ sinh nói lên sức khỏe và tình trạng hiện tại của con. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần theo dõi và duy trì mức thân nhiệt ổn định cho trẻ, tránh tình trạng giảm hoặc tăng thân nhiệt  ở bé dù là ở mức nhẹ. Bởi vì, chỉ khi thân nhiệt con ổn định, con mới thực sự khỏe và việc này giúp bé ăn ngon, ngủ kĩ, góp phần phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Mượn Tuổi Người Khác Để Động Thổ Cần Lưu Ý Gì?

“Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” là quan niệm đã in sâu vào tâm trí những người dân Việt Nam, vì thế để xây nhà người ta thường phải chọn tuổi đẹp, không bị xung khắc để việc dựng nhà được thuận lợi và tránh những hạn xấu gây ra.

Mượn tuổi động thổ dựng nhà cần tính toán kĩ lưỡng

Động thổ sao cho đúng

Động thổ là một nghi lễ quan trọng mỗi khi xây nhà và hiện có nhiều quan điểm, nhiều chia sẻ khác nhau về lễ động thổ.

Có người cho rằng, khi động thổ cần cuốc ở tất cả các góc, rồi động thổ ở trung cung. Với một lô đất nhỏ, như nhà ở mặt phố thì người ta còn khuyên cầm cuốc cuốc nhiều lần xung quanh ranh giới của lô đất, rồi cuốc tiếp vào trung cung. Còn với lô đất có diện tích lớn mà chỉ xây một ngôi nhà nhỏ, có người cho rằng, cần cuốc tạo thành ranh giới của ngôi nhà rồi mới cuốc vào trung cung. Liệu các quan điểm, cách làm này có đúng?

Một vấn đề nữa nhiều người quan tâm là khi cúng động thổ, đổ móng, đổ mái, cất nóc, nhập trạch như thế nào thì đúng?

Hiện nay, thông thường khi khởi công xây dựng, sau khi làm lễ xong, người được tuổi sẽ đi động thổ. Người này sẽ dùng cuốc để cuốc những nhát đầu tiên. Có thể chọn làm 5 hay 9 hay 10 nhát cuốc, đây là những số đẹp, là số sinh theo cả Âm và Dương. Một lưu ý là khi cuốc phải cuốc làm sao để đất phải lật lên.

Mượn tuổi động thổ xây nhà là việc diễn ra phổ biến trong thực tế, bởi chủ nhà không được tuổi đứng động thổ hoặc khi xây cả một dự án hay một công trình lớn, mà chủ doanh nghiệp không thể đứng ra động thổ. Tuy nhiên, khi mượn tuổi cũng có một số vấn đề cần lưu ý.

Trên thực tế, rất nhiều người đến năm được thời vận để xây nhà và muốn khởi sự trong năm đó, bởi nếu để qua thời vận đó, thì lại không có đủ nguồn tiền để xây, hoặc khó vay mượn hoặc qua năm thì nguồn lực lại phải tập trung cho việc khác, thành ra tập trung cho xây nhà không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu xét theo phong thủy, thì đó chỉ là thời vận của Nhân, khi xây nhà còn phải xem thời vận của Thiên và Địa.

Theo kiến trúc sư phong thủy Hoàng Trà, Phó viện trưởng Viện Lý học phương Đông, thời vận của Thiên và Địa là quyết định lớn nhất. Nếu Thiên – Địa tốt thì mới có thể xây nhà được, còn thời vận của Thiên – Địa xấu thì không ai có thể đứng ra động thổ mà tốt được, dù có được tuổi đẹp như thế nào đi chăng nữa.

Nhiều người được tuổi, được năm đẹp xây nhà, nhưng cậy vào bản thân (hoặc đi xem thầy phong thủy chỉ biết xem Nhân – tuổi người, chứ không biết xem về Thiên – Địa) cứ quyết làm nhà bằng được, bất chấp gặp vận xấu về Thiên – Địa thì sẽ gặp nhiều hậu họa. Từ khi khởi công cho đến quá trình xây nhà, xây đến đâu gặp chướng họa và công việc xấu đi đến đó. Khi về ở lại càng thấy mọi việc bế tắc.

Như vậy, khi Thiên – Địa không được thời vận, thì bất kể tuổi nào đứng động thổ đều xấu theo cả tâm linh và phong thủy. Trong trường hợp này, kể cả việc mượn người khác động thổ, thì người đứng động thổ sẽ gặp những việc không hay tương tác, sau đó, người chủ về ở sẽ gánh tiếp những điều không tốt.

Chẳng hạn, dù một người không đứng tên mua ô tô, nhưng là người sở hữu và sử dụng xe đó, thì những tiêu chí an toàn của ô tô sẽ tương tác lên người sử dụng và ô tô đó có hao nhiều xăng, hay hỏng thì người sử dụng sẽ phải chi trả, chứ không phải người đứng tên mua hộ ô tô. Tuy nhiên, khi xảy ra sự vụ liên đới đến pháp luật, thì cơ quan nhà nước sẽ triệu tập đủ cả hai người.

Về mặt tâm linh, người động thổ thay và người chủ nhà vẫn cùng liên đới tâm linh tới đất và hiểu theo “Trần sao Âm vậy”, thì khi có sự vụ xảy ra, cơ quan nhà nước đường Âm sẽ quy chiếu 2 mệnh số của 2 người.

Một lô đất khi được thời vận để động thổ, mà chủ nhà lại không được tuổi, có thể là gia chủ phạm Kim lâu, Hoang ốc, Tam tai… thì đương nhiên là phải nhờ người khác đứng động thổ.

Để xem một năm người đó có được đứng động thổ hay không, không chỉ xem mỗi việc Kim lâu, Hoang ốc, Tam tai, Tam địa sát, hay xem sao hạn hàng năm là sao gì (Thổ Tú, Thái Bạch, La Hầu…), thầy xem chuẩn còn phải giải lá số để biết chính xác mệnh số người đó có những sao gì chiếu và đang ở trong vận nào, vận có những sao gì, năm khởi sự có bộ sao gì, rồi đối chiếu sự xung khắc giữa Thiên can – Địa chi của lá số với Thiên can – Địa chi của năm tháng ngày giờ khởi sự xem có bị khắc, xung phá, bị hình bị hại hay không thì mới có thể quyết định người đó có thể đứng ra động thổ hay không.

Trường hợp có nhiều người tham gia lễ động thổ (ví dụ như động thổ dự án), thường chỉ mang tính lễ nghi, còn người cùng thầy lễ xin động thổ mới giữ vai trò chính. Tuy nhiên, người tham gia khởi công vẫn liên đới, nhưng chẳng nhiều, người nào có ngày tháng năm giờ sinh mà phạm với ngày tháng năm động thổ thì chỉ liên lụy chút ít. Còn với người không phạm tuổi thì đương nhiên sẽ không bị ảnh hưởng gì.

Vì vậy, trong động thổ, quan trọng nhất vẫn phải xem Thiên thời và Địa lợi sau mới chọn đến Nhân hòa. Và việc nhờ người đứng động thổ là việc bình thường, không phải băn khoăn, nhưng cũng phải xem xét cho đầy đủ các yếu tố tương tác như ở trên.

Với một dự án lớn có nhiều người tham gia lễ khởi công, động thổ, nên cẩn trọng chọn người được tuổi, chứ không phải cứ tham gia chỉ để giải quyết câu chuyện đủ ban bệ, hay chỉ chú trọng truyền thông và làm hình ảnh.

Nhờ người động thổ cần lưu ý gì?

Khi mượn người khác động thổ, thì không chỉ người chủ nhà phải tránh mặt, mà những người có tuổi phạm cũng nên tránh lúc làm lễ và lúc động thổ. Xét theo trần gian, khi có sự vụ quan trọng diễn ra, những đối tượng không phù hợp, xung khắc xung phá nhau thì nên tránh mặt.

Lưu ý gì khi mượn tuổi động thổ nhà?

Nhiều người cũng có thắc mắc rằng, tại sao thường không thấy phụ nữ động thổ công trình. Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Trà, quan điểm xưa nay phụ nữ xuất giá tòng phu, chăm lo thờ cúng nhà chồng. Nam giới là chủ gia đình và chịu trách nhiệm về việc thờ cúng, nên khi động thổ, nam giới phải đứng ra.

Về quy luật, khi có việc thì đương nhiên sẽ làm việc người đứng đầu cơ quan hay là chủ nhà, chứ người đứng đầu có nhà mà không có ý kiến là không đúng đạo lý.

Khi một gia đình xây nhà rồi lập bàn thờ, thì thờ cộng đồng các quan thần linh bản thổ và cửu huyền thất tổ và gia tiên nhà nội, chứ ít khi thờ nhà ngoại, nên người đàn ông đứng động thổ để sau này thờ cúng là hợp tình hợp lý.

Cũng có thể thờ thêm nhà ngoại cùng một bàn thờ, nhưng phải biết xắp đặt và phân chia cho hợp đạo lý thì thờ cúng mới vượng khí. Đấy là chưa nói trường hợp là xây nhà thờ chi, nhà thờ họ thì phụ nữ càng không thể đứng động thổ được.

Trường hợp phụ nữ đơn thân, chưa có gia đình thì khi xây nhà cho mình ở, tự mình đứng động thổ là đương nhiên. Nhưng trường hợp phụ nữ sau khi ly hôn có con trai ở cùng, thì cũng không nên tự mình động thổ, nên nhờ người khác. Ngoài ra, việc đặt thờ cúng cũng phải lưu ý sao cho tròn về đạo lý.

Còn với phụ nữ sau ly hôn mà chỉ có con gái, thì việc đặt thờ cúng có phần nhẹ nhàng hơn và đơn giản hơn. Khi xây nhà, xem năm được thời về thiên địa và năm được tuổi thì tự mình đứng động thổ vẫn tốt như nam giới.

Nguồn:  Thongtinduan

Đăng bởi: Phương Lường

Từ khoá: Mượn tuổi người khác để động thổ cần lưu ý gì?

10 Cách Phòng Bệnh Cho Trẻ Nhỏ Khi Thời Tiết Giao Mùa

Thời điểm giao mùa với đặc trưng của kiểu độ ẩm không khí cao, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ốm vặt, sốt, ho, hắt hơi sổ mũi, viêm đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ em trong thời điểm giao mùa này. Nguyên nhân là do ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng kém khiến trẻ không có khả năng chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài (vi khuẩn, virus) tấn công và gây bệnh. Và đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn đến các bệnh tật ở trẻ. Hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn các cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa.

Khuyến khích trẻ vận động

Đặc điểm nổi bật của trẻ là thích vận động. Vận động để khám phá những kiến thức mới lạ trong cuộc sống muôn màu sắc. Tuy nhiên, vào những ngày thời tiết giao mùa, trẻ thường lười vận động hơn khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, dễ bị nhiễm bệnh hơn. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng: càng trời lạnh, trẻ càng phải tập thể dục để rèn luyện cơ thể.

Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ vào thời tiết giao mùa, các bậc cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động đúng cách bằng nhiều hình thức như: vui chơi ngoài trời (nơi ít gió) hoặc trong nhà cùng với trẻ; yêu cầu trẻ làm hộ một số việc nhà như nấu ăn, sắp xếp lại các đồ; cho trẻ đi bộ, đi xe đạp;… Một lưu ý quan trọng là các bậc cha mẹ phải duy trì thói quen này thì việc luyện tập cho trẻ mới có tác dụng.

Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé

Khuyến khích trẻ vận động

Một yếu tố mà các phụ huynh thường vô tình bỏ qua đó chính là giữ sức khỏe cho bản thân mình. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh mùa đông trực tiếp dành cho trẻ, những người xung quanh, có tiếp xúc gần với bé cũng cần bảo vệ bản thân mình. Lí do của việc làm này chính là để không mang bệnh và vô tình lây nhiễm cho trẻ. Hãy đảm bảo bản thân cũng thực hiện phòng bệnh đầy đủ như cách bạn làm cho con.

Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé

Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột

Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé

Trong thời tiết giao mùa, vấn đề duy trì nhiệt độ ổn định là hết sức cần thiết. Bạn không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột dẫn đến cảm cúm nhanh chóng. Việc lạm dụng, sử dụng không đúng cách máy điều hòa, sưởi cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng ở trẻ em, nhất là trẻ em khu vực thành thị. Chính vì vậy, không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột là một cách phòng bệnh hiệu quả không kém.

Ngoài việc duy trì nhiệt độ phòng ở chế độ vừa phải, phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý không cho thân nhiệt của trẻ thay đổi đột ngột. Khi cho trẻ vào hoặc ra phòng, cần cho trẻ ở khoảng không gian “trung gian” một lúc, để trẻ thích nghi với nhiệt độ ở môi trường mới.

Ngủ đủ giấc và ngon giấc

Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột

Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được khôi phục tốt nhất nếu như được nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc sau một ngày vui chơi và vận động. Vì mệt mỏi sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Cố gắng cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế xem ti vi trước khi ngủ và tạo cho con có một giấc ngủ ngon sẽ khiến cho trẻ tăng cường sức đề kháng.

Khi ngủ, các bậc cha mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể của con để có thể mặc thêm áo hay cởi bớt áo ra tùy theo thời tiết. Trẻ có thói quen khi ngủ hay đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại nên chúng ta cũng cần phải chú ý để giữ ấm cho trẻ, tránh bị cảm lạnh dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Hai bộ phận quan trọng cần được giữ ấm khi trẻ ngủ đó là bụng và chân. Nếu bị lạnh bụng trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra việc giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ bằng cách mang thêm một đôi tất là rất cần thiết.

Cho trẻ uống đủ nước

Ngủ đủ giấc và ngon giấc

Uống nước là để duy trì sự sống bởi cơ thể người có tới 80% là nước. Uống đủ nước mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe nhất là đối với trẻ em. Nhiều người cho rằng chỉ có mùa hè cơ thể trẻ mới mất nhiều nước nhưng thực ra mùa đông cơ thể cũng bị mất nước trong khi trẻ có xu hướng lười uống nước hơn mùa hè vì không cảm thấy khát.

Hoặc nhiều bậc cha mẹ cho rằng, cho trẻ uống sữa thay cho trẻ uống nước mỗi ngày là đủ. Nhưng không hẳn là như vậy. Nếu không uống đủ nước, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Vậy hãy để có những lợi ích sau:

Mắt long lanh hơn

Lỗ chân lông được làm sạch sâu, hạn chế mụn nhọt

Da dẻ hồng hào, sáng đẹp

Tóc mọc nhanh hơn

Dưỡng da từ bên trong, tránh hiện tượng khô da, nứt nẻ do thời tiết

Cơ thể tràn đầy năng lượng và tươi tắn hơn.

Cho trẻ uống đủ nước

Khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời

Cho trẻ uống đủ nước

Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như ho, khò khè, sốt, nôn, ói, chảy máu cam, bú kém hoặc đột nhiên bỏ bú… bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Để tránh lây lan cho cộng đồng và các trẻ khác, khi trẻ mắc các bệnh trên không nên cho trẻ đến trường và nơi công cộng khác.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn kịp thời

Bố mẹ cần phải biết rằng sức đề kháng của trẻ (hệ miễn dịch của trẻ) đóng vai trò chính bảo vệ cơ thể trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Do vậy, muốn trẻ có đủ sức khỏe chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài cần chuẩn bị cho trẻ hệ miễn dịch khỏe mạnh, sức đề kháng tốt nhằm bảo vệ cơ thể trẻ từ bên trong.

Nuôi con bằng sữa mẹ đối với những trẻ nhỏ vẫn đang được dùng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý báu và giàu dinh dưỡng, có sức đề kháng tốt nhất. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong hai năm đầu đời có khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn rất nhiều. Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng sữa mẹ càng lâu càng tốt.

Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.

Cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, tăng cường trái cây và rau xanh. Khuyến khích trẻ lớn tập thể dục phù hợp với lứa tuổi.

Đảm bảo đủ thời gian ngủ.

Không tùy tiện sử dụng kháng sinh.

Cân nhắc chỉ định hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ bằng các sản phẩm Thuốc (khi có ý kiến của bác sỹ).

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là một trong những việc làm hết sức quan trọng và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh cho trẻ em. Việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bảo gồm các việc sau:

Cho trẻ rửa tay thường xuyên, trước khi ăn và chuẩn bị bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi là một thói quen đơn giản nhưng giúp phòng ngừa được nhiều bệnh.

Bát đũa phải được rửa sạch và lau khô; bình sữa của các cháu nhỏ phải được đun sôi. Đồ chơi phải được thường xuyên rửa sạch sau đó phơi nắng, không nên để dưới sàn nhà. Có thể lau sàn nhà bằng các dung dịch như Cloramin B…

Giữ nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát. Khi có ánh nắng cần mở cửa sổ, kéo rèm để ánh nắng lọt vào càng nhiều càng tốt. Dọn dẹp bụi rậm, ao tù nước đọng, diệt bọ gậy, diệt muỗi, cho trẻ ngủ trong màn kể cả ban ngày.

Khí hậu ẩm ướt tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sản nhiều, từ đó làm gia tăng sốt xuất huyết. Hiện nay, dịch xuất huyết vẫn chưa dừng lại. Các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện hiện vẫn đang ở trong tình trạng quá tải. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải mặc quần áo dài, đi giầy tất cho trẻ khi đi đến những nơi có nhiều muỗi. Đặc biệt không cho trẻ đi vào vùng dịch sốt xuất huyết.

Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm chống muỗi bôi trên da cho trẻ, hay sử dụng các loại tinh chất dầu xả, xả chanh, bạc hà để đuổi muỗi.

Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Vệ sinh sạch sẽ

Cha mẹ cần hạn chế cho bé đến những nơi có nhiều khói bụi và các chất độc hại. Nên cho bé đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường. Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ. Niêm mạc đường hô hấp như vùng hầu họng khi bị khô rất dễ bị tổn thương và xâm nhập bởi vi khuẩn, virus.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhất là phòng ngủ và đồ chơi của bé để đảm bảo cho bé có môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Giữ ấm cho trẻ

Tránh cho trẻ bị ướt mưa, giữ ấm cho trẻ, nhưng không được quấn trẻ quá nhiều làm trẻ khó chịu. Bố mẹ cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt 1 hoặc 2 lớp áo khi cảm thấy nóng. Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đeo khăn quàng cổ và đội mũ len cho bé, bởi đó là những bộ phận rất nhạy cảm với tiết trời lạnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải hạn chế tuyệt đối việc cho trẻ ra nơi gió lạnh, có nhiều gió lùa, bởi điều đó sẽ làm trẻ dễ bị cảm lạnh hơn.

Đăng bởi: Lê Hồng Phong

Từ khoá: 10 cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẹ Cần Lưu Ý Gì Để Bảo Vệ Hệ Hô Hấp, Phòng Dịch Bệnh Cho Trẻ? trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!