Bạn đang xem bài viết Mất Ngủ Tê Bì Chân Tay: Tổng Quan, Nguyên Nhân Và Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến não khiến não không hoạt động và phản ứng chậm. Vì vậy mất ngủ thường xuyên có thể gây ra các triệu chứng như tê bì chân tay. Thời gian phản hồi của não chậm gây mất trí nhớ định kỳ.1 Do đó, người mất ngủ thường xuyên có thể có biểu hiện thiếu tập trung và thiếu tỉnh táo.
Tê bì tay chân là tình trạng mất cảm giác ở tay và chân. Hiện tượng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Chân tay bị tê thường do dây thần kinh bị chèn ép, tuần hoàn đến tay chân bị gián đoạn. Nguyên nhân gây ra có thể do tư thế lúc ngủ không đúng hoặc do một số tình trạng bệnh lý đi kèm khác.
Tư thế ngủ không đúngNằm ngủ với tư thế nghiêng mình hoặc nằm ngửa nhưng nằm lâu không trở mình có thể khiến các mạch máu và thần kinh bị chèn ép. Từ đó gây ra tình trạng mất ngủ tê bì chân tay.
Mắc các bệnh lý về xương, khớpCác bệnh lý về xương khớp có thể khiến bạn bị tê bì chân tay và gây mất ngủ. Trong số đó phải kể đến là các bệnh như:
Các bệnh lý này khiến cho dây thần kinh bị chèn ép hoặc lệch hướng gây cảm giác tê bì. Triệu chứng này cũng có thể gặp ở một số đối tượng khác như người tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, nhiễm phong, bệnh lao, thương hàn…
Do thiếu chấtChế độ ăn uống không được cung cấp đầy đủ một số chất dinh dưỡng cần thiết làm cơ thể gầy yếu, thể lực suy kém. Từ đó gây ra triệu chứng mất ngủ tê bì chân tay. Chẳng hạn như thiếu hụt vitamin nhóm B, axit folic, canxi, kali… Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ có thai, người suy dinh dưỡng, trẻ em kém ăn, người già…
Do thời tiếtMột số người có hệ miễn dịch kém khi gặp thời tiết đột ngột thay đổi sẽ gây rối loạn cảm giác khiến cho chân tay bị tê bì. Triệu chứng này khiến họ khó chịu, mệt mỏi nhiều và nếu kéo dài có thể gây mất ngủ.
Không dùng thuốcViệc điều trị mất ngủ tê bì chân tay phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bạn có thể giảm triệu chứng tê bì chân tay khi ngủ bằng một số cách như sau:
Kê gối hoặc nệm mềm lên chân tay lúc ngủ. Điều này giúp giảm áp lực ở các khác khớp hơn và giảm các giác tê bì.
Đeo nẹp cổ tay khi ngủ để giúp cổ tay ổn định trong khi ngủ.
Hãy thử một tư thế ngủ mới, đặc biệt là nằm nghiêng.
Tránh đặt tay dưới gối vì có thể chèn ép dây thần kinh.2 Đảm bảo cổ tay của bạn không bị co cứng.
Nếu bạn có thói quen nằm ngửa gác tay lên đầu, bạn hãy thử thay đổi bằng cách để tay dọc theo thân mình để giảm chèn ép dây thần kinh.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nếu nguyên nhân tay chân tê bì và mất ngủ là thiếu chất. Đặc biệt là các vitamin nhóm E, B,…
Nên đổi tư thế ngủ ít nhất 1 tiếng một lần, không nên giữ quá lâu với một tư thế.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày để khí huyết lưu thông chống tê bì chân tay.
Xoa bóp bàn tay, bàn chân, trán và vận động tay chân nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút trước khi ngủ để khí huyết lưu thông tránh tê bì chân tay.
Dùng thuốcMột số loại thuốc Tây y có thể làm giảm triệu chứng tê bì chân tay như: thuốc nhóm NSAIDs, thuốc giãn mạch ngoại vi. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung các loại vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm nếu bạn thiếu chất.
Hiện nay, có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị tê bì chân tay, mất ngủ. Các bài thuốc đông y có ưu điểm là hầu hết được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên lành tính. Do đó, thuốc Đông y an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, thời gian điều trị bằng Đông y nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người.
Dù bạn có ý định sử dụng thuốc Tây y hay Đông y để điều trị thì cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bạn không nên tự ý dùng thuốc để điều trị tại nhà. Vì việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng, sai cách có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Mất Ngủ Là Gì Có Phải Mắc Bệnh Gì Không? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Chứng Mất Ngủ?
2023-09-05 11:03:00
Trong những năm gần đây, số lượng người tìm đến các thuốc điều trị mất ngủ hay phải đi thăm khám vì tình trạng này ngày càng tăng lên và không chỉ ở người trung niên, người cao tuổi mà có cả giới trẻ. Tại sao chứng bệnh này xuất hiện càng nhiều và khó kiểm soát? Hiểu về bệnh mất ngủ sẽ giúp chúng ta có được những phương pháp phù hợp để cải thiện cho chính bản thân mình và người thân.
1. Mất ngủ là gì?
Mất ngủ hay khó ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hay ngủ không yên giấc, khi thức dậy khó ngủ lại được hay tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm và thường kéo dài hơn 30 phút.
Việc mất ngủ có thể khiến khó tập trung vào công việc, thậm chí ngủ gà ngủ gật. Chứng bệnh mất ngủ này kéo dài làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến nhan sắc và sự tự tin của mỗi người.
Một người bình thường cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày, chủ yếu là giấc ngủ đêm. Một giấc ngủ chất lượng phải đủ sâu và khi thức dậy thấy cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo.
Tuy nhiên, nếu không ngủ được đủ giấc sẽ khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi và làm cho cơ thể bị suy nhược. Theo thống kê, nữ giới bị mất ngủ nhiều hơn nam đặc biệt ở độ tuổi tiền mãn kinh.
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ
2. Nguyên nhân gây mất ngủ là gì?
Người bị căng thẳng, stress; những người phải thay đổi lịch làm việc và sinh hoạt liên tục có thể bị mất ngủ. Ngoài ra, nếu ăn quá no trước khi đi ngủ gây đầy bụng cũng có thể khiến chúng ta mất ngủ. Nếu bạn ở trong môi trường có quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn cũng dễ bị mất ngủ.
Một số người bị mất ngủ mạn tính do gặp một vài bệnh sau:
Bệnh dị ứng khiến người bệnh bị viêm mũi, tăng sản xuất chất nhày dẫn đến nghẹt mũi, khó thở khi nằm xuống làm cho họ bị khó ngủ.
Bệnh viêm khớp khiến chúng ta lo lắng dẫn đến mất ngủ, và dẫn đến bệnh viêm khớp ngày càng trầm trọng hơn.
Bệnh tim mạch.
Bệnh tuyến giáp: những người bị cường giáp, suy giáp thường xuyên bị mất ngủ do các chức năng trao đổi trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến mất ngủ.
Bệnh dạ dày, thực quản: những người mắc bệnh về dạ dày thực quản có thể thường xuyên bị ho, khó thở khi nằm xuống, bên cạnh các chứng viêm lợi, ợ hơi, đau họng và hôi miệng.
Những phụ nữ ở độ tuổi trung niên thường bị mất ngủ do thay đổi nội tiết tố nên ngủ không ngon giấc.
Bệnh dạ dày cũng là nguyên nhân gây mất ngủ
3. Làm gì khi bị mất ngủ?
Không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà vào buổi tối; tránh ăn quá nhiều đồ cay nóng hay ăn quá no vào buổi tối gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
Trước khi đi ngủ nên nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, nên loại bỏ những lo âu phiền toái để cơ thể được thư giãn.
Có thể tham gia các khóa thiền, tập yoga để các dây thần kinh và mạch máu được thông suốt, cơ thể dẻo dai giúp chữa mất ngủ.
Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi trước khi đi ngủ.
Trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ, bạn có thể tắm nước ấm có chứa tinh dầu để cơ thể thư giãn, tránh tắm nước lạnh hay quá sát giờ đi ngủ.
Nên thức giấc đúng giờ và ăn sáng để có sức khỏe tốt nhất, tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày.
Hãy sắp xếp không gian phòng ngủ của bạn một cách ấm cúng, đơn giản nhưng yên tĩnh và mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
7 Nguyên Nhân Khiến Tay Chân Của Chúng Ta Bị Tê Và Cách Giải Quyết
Khi dị cảm trở thành mãn tính Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ kịp thời
Khi dị cảm trở thành mãn tính
Việc chẩn đoán, luôn được thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa, thường bao gồm nghiên cứu về bệnh sử của bệnh nhân, khám sức khỏe và các xét nghiệm kỹ càng. Trong một số trường hợp, tùy từng bệnh nhân, bác sĩ mới yêu cầu thêm các xét nghiệm khác. Nếu nguyên nhân gây cảm giác tê bì là một tình trạng bệnh lý, điều quan trọng là phải kiểm soát nó. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay nếu:
Bạn bị dị cảm đột ngột hoặc suy nhược cơ thể.
Cảm giác tê lan dần sang các bộ phận khác của cơ thể.
Bạn khó thở.
Bạn có vấn đề về bàng quang hay đại tiện không tự chủ.
Bạn cảm thấy tê ở cả hai bên cơ thể.
Bạn mất cảm giác ở mặt hoặc ở thân người.
Toàn bộ các chi “mất cảm giác” hoàn toàn.
Bạn cảm thấy ý thức bị thay đổi.
Bạn có những thay đổi về thị lực.
Bạn có vấn đề về giọng nói.
Dị cảm xảy ra sau khi bị va đập vào đầu, cổ hoặc lưng.
Nguồn: BRIGHTSIDE
Điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ kịp thời
Các loại dị cảm khác nhauĐiều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ kịp thời
Một số loại dị cảm thường gặp:
Dị cảm Buerger: đây là một loại dị cảm da, đặc trưng của cảm giác tê bì, châm chích hay yếu và mất cảm giác ở chân, ngón tay và ngón chân. Các triệu chứng từ dị cảm này đôi khi có thể bị nhầm lẫn với chứng xơ vữa động mạch và các loại bệnh khác. Các đối tượng điển hình có thể gặp phải là những người trẻ, từ 20 đến 24 tuổi, có thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau cơ dị cảm: một tình trạng đặc trưng bởi tê, ngứa và bỏng rát ở đùi ngoài.
Thời điểm thường xảy ra chứng mất cảm giác, tê bì chân tayCác loại dị cảm khác nhau
Sẽ không có gì ngạc nhiên khi nói rằng, vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, tất cả chúng ta đều sẽ trải qua cái cảm giác gọi là chứng dị cảm (mất cảm giác, tê bì) này. Bạn có thể đã mô tả nó như một bộ phận của cơ thể bạn “đang ngủ” và nó thường được gọi là “ghim và kim”. Điều này xảy ra khi chúng ta ngồi hay đứng ở một trạng thái quá lâu. Nó cũng thường xảy ra khi chúng ta ngồi khoanh chân hay ngủ gật với đầu tỳ xuống một cánh tay.
Một số hậu quả có thể xảy ra do cảm giác tê bìThời điểm thường xảy ra chứng mất cảm giác, tê bì chân tay
Đây là một số hậu quả do cảm giác này có thể xảy ra:
Các vấn đề lưu thông máu.
Các tư thế ngủ bất thường, dẫn đến các rối loạn khác nhau do mệt mỏi hoặc thiếu ngủ.
Khó khăn khi đi bộ hoặc lái xe.
Tăng nguy cơ té ngã.
Một số hậu quả có thể xảy ra do cảm giác tê bì
Thời gian kéo dài của cảm giác tê bìMột số hậu quả có thể xảy ra do cảm giác tê bì
Khi các chi bị tê và cứng, nhưng đồng thời vẫn có thể cử động. Điều này làm tăng độ nhạy của vùng bị ảnh hưởng khi nó nằm trên bề mặt cứng hoặc mềm và khi nó lan sang các bộ phận khác của các chi bị ảnh hưởng.
Cảm giác tê bì chân tay thường biến mất khá nhanh sau khi áp lực lên dây thần kinh bị ảnh hưởng được giảm bớt, khiến máu lưu thông trở lại. Để điều này xảy ra, bạn có thể đánh tan cảm giác tê bì bằng cách tập thể dục, kéo căng hoặc xoa bóp các chi. Dần dần, cảm giác này sẽ giảm dần cho đến khi biến mất.
Cảm giác tê bì, ngứa ran chân tay thực chất là gì?Thời gian kéo dài của cảm giác tê bì
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ, cảm giác tê bì, cũng như nóng rát hay như kim châm trong cơ thể được gọi là dị cảm. Cảm giác này thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân của bạn, nhưng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể. Có thể bạn đã từng có cảm giác này trước đây, nó giống như thể một đàn kiến đang bò qua vùng nào đó của cơ thể và bạn cảm thấy rất khó chịu.
Một nghiên cứu đã nghiên cứu kỹ về các cảm giác kích thích ở tay chân khi bị áp lực cho thấy rằng chứng tê bì này thường xuất hiện bất chợt. Đó là bởi vì chúng ta thường không nhận thức được cảm giác này bắt đầu khi nào. Trên hết, nó không phải lúc nào cũng gây đau đớn mà chỉ gây khó chịu. Hàng triệu người trên khắp thế giới phải đối mặt với những cảm giác khó chịu này, đặc biệt là những người có công việc ít phải vận động thể chất, chẳng hạn như công việc văn phòng, nơi thường phải ngồi nhiều giờ liền.
Cảm giác tê bì, ngứa ran chân tay thực chất là gì?
Đăng bởi: Đặng Hà
Từ khoá: 7 Nguyên nhân khiến tay chân của chúng ta bị tê và cách giải quyết
Cong Dương Vật: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Bệnh Peyronie, hay còn gọi là bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật cũng như tinh hoàn. Mô sẹo sẽ tích tụ trong màng bao trắng. Vị trí thường gặp nhất là ở đầu và ở gốc dương vật. Do mô sẹo ngày càng tăng về độ dày nên dương vật sẽ bị cong hoặc bị lệch đi.
Dương vật khi bị lệch hoặc cong sẽ làm các quý ông bị đau khi quan hệ, thậm chí là không thể quan hệ tình dục được. Biến chứng sưng và viêm dương vật của bệnh Peyronie có thể để lại sẹo vĩnh viễn ở dương vật.
Mô sẹo của bệnh Peyronie không giống như những loại mô phát triển không bình thường trong động mạch nên không gây hẹp động mạch. Nó chỉ là mô có cấu trúc xơ nang lành tính và không bao giờ ung thư hóa.
Đâylà bệnh không truyền nhiễm và không lây lan qua đường tình dục. Những người đàn ông bị bệnh này, khi dương vật cương cứng sẽ bị cong từ ít đến nhiều.
Bệnh Peyronie làm cho tình trạng cong (hoặc lệch) trở nên trầm trọng hơn. Sự kích thích ở dương vật làm cho quá trình hình thành mô sẹo xơ. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu làm dương vật trở nên cong, cản trở hoạt động quan hệ tình dục.
Các triệu chứng chính của bệnh Peyronie gồm có:
Xuất hiện khối u có mật độ chắc, hoặc 1 vị trí có kích thước dày lên tại trục của dương vật.
Khi cương cứng, dương vật sẽ dễ bị cong, thông thường là cong lên phía trên.
Dương vật bị đau, đặc biệt đau nhiều nhất là lúc cương cứng.
Dương vật bị lệch sang bên phải hoặc bên trái.
Chiều dài hoặc đường kính của dương vật thường bị thu hẹp lại so với bình thường.
Nếu tình trạng cong ít, đồng thời không gây ra triệu chứng khó chịu nào cho chúng ta thì bạn không cần phải đi khám. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cong nhiều, gây đau đớn hoặc không thể quan hệ tình dục. Đó có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh Peyronie.
Bệnh Peyronie nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn cương dương. Vì vậy, chúng ta nên biết những triệu chứng của bệnh Peyronie để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đối với dương vật khi bị cong từ 30 độ trở lên. Có hoặc không kèm theo khó khăn trong quan hệ tình dục.
Trong một vài trường hợp, dương vật cũng có thể cong khi bị chấn thương. Khi ấy, triệu chứng đau xuất hiện khi dương vật cương cứng. Nó có nguồn gốc từ hiện tượng viêm sau chấn thương. Thời gian đau có thể kéo dài đến 1 hoặc nhiều tháng. Đau chỉ giảm đi khi lành vết thương và mô sẹo cứng lại.
Nguyên nhân của bệnh cong dương vật vẫn chưa được biết rõ. Nhiều bác sĩ quan niệm rằng, dương vật bị cong là do tác động của những lực xuất hiện trong khi quan hệ, cũng như những chấn thương từ bên ngoài.
Một yếu tố nguy cơ nữa chính là tuổi tác. Những người đàn ông lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh Peyronie cao hơn những người đàn ông ở độ tuổi thanh niên.
Mặt khác, bệnh Peyronie còn có thể do di truyền tác động. Nếu trong gia đình có thành viên là nam (như ông, bố, cậu, chú,…) mắc bệnh Peyronie thì các thành viên nam khác cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.
Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh Peyronie bằng cách hỏi các triệu chứng, tiền sử chấn thương và khám dương vật. Bác sĩ sẽ đo mức độ cong bằng cách tiêm thuốc kích thích dương vật cương cứng. Ngoài ra, siêu âm dương vật cũng có thể được chỉ định.
Không phẫu thuật
Phương pháp này áp dụng đối với những trường hợp dương vật bị cong nhẹ, ít đau và ít ảnh hưởng đến chức năng giao hợp. Một vài phương pháp điển hình bao gồm:
Tiêm thuốc kháng viêm Corticoid vào dương vật.
Liệu pháp sốc sóng ngoại bào (ESWT).
Điều trị phẫu thuật
Áp dụng đối với những trường hợp dương vật bị cong nhiều, bị đau và ảnh hưởng nhiều đến chức năng quan hệ tình dục. Mục đích của phương pháp này là làm thẳng dương vật bằng cách:
Cắt khối u, ghép da hoặc nối tĩnh mạch.
Cấy một thiết bị có công dụng làm thẳng vào bên trong dương vật.
Tác động lên khu vực đối diện với vị trí có khối u để ngăn tình trạng uốn cong.
Để phòng bệnh Peyronie, các chàng trai nên:
Hạn chế mặc quần lót quá chật.
Không nên thường xuyên uống rượu bia.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
Không nên quan hệ tình dục quá mạnh bạo.
Tầm soát đối với những người có yếu tố gia đình (thành viên nam bị Peyronie).
Một số chuyên gia cho rằng hạn chế mặc quần lót khi đi ngủ cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
Bao quy đầu là cấu trúc phủ và dính vào quy đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo về phía sau hoàn toàn khỏi đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu thường gặp ở những trẻ trai chưa cắt bao quy đầu. Thông thường, hiện tượng này sẽ không còn là vấn đề khi trẻ lớn hơn 3 tuổi.1
Các trẻ trai có thể không cần điều trị chứng hẹp bao quy đầu trừ khi nó làm cho việc đi tiểu khó khăn hoặc gây ra các triệu chứng khác. Khi các trẻ này lớn, việc điều trị có thể được thực hiện.1
Hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ do sinh lýĐây là tình trạng bao quy đầu bị bó chặt ngay từ khi mới sinh. Tình trạng này thường tự hết khi trẻ 6 hoặc 7 tuổi.1
Hẹp bao quy đầu do bệnh lýHẹp bao quy đầu bệnh lý là tình trạng hẹp do sẹo xơ ở bao quy đầu. Tình trạng seo xơ này có thể do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra. Tuy nhiên, ở trẻ em các tình trạng viêm nhiễm này hiếm xảy ra hơn so với người lớn. Đối với người lớn, hoạt động quan hệ tình dục, việc vệ sinh không đúng cách bao quy đầu có thể dẫn đến nguyên nhân bệnh lý này.1
Dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầuCác triệu chứng, dấu hiệu ở mỗi trẻ có thể là khác nhau. Các triệu chứng phổ biến trẻ có thể gặp là:
Không thể thụt hoàn toàn bao quy đầu vào tuổi lên 3. Ở một số trẻ trai, quá trình này có thể lâu hơn.
Đau khi đi tiểu khiến trẻ khóc, sợ tiểu.
Sưng đầu dương vật.
Các triệu chứng của hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể không đặc hiệu và gần giống các tình trạng sức khỏe khác. Chạ mẹ nên đưa con bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.2
Chẩn đoán hẹp bao quy đầu ở trẻChẩn đoán tình trạng hẹp bao quy đầu thường dựa vào lâm sàng, dấu hiệu hẹp bao quy đầu như đã đề cập ở trên. Các yếu tố giúp củng cố thêm chẩn đoán như:
Không thể lộn bao da quy đầu, miệng bao quy đầu nhỏ.
Bao quy đầu sưng phồng khi đi tiểu. Tiểu tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.
Khó quan sát được lỗ niệu đạo ngoài.
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp. Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể bao gồm:2
Bôi kem steroid lên bao quy đầu tối đa 3 lần một ngày trong vòng 1 tháng. Điều này là để nới lỏng da.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần da quy đầu (cắt bao quy đầu) đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên mà da quy đầu vẫn phồng lên khi đi tiểu.
Phẫu thuật cắt bao quy đầuPhẫu thuật cắt bao quy đầu hay còn gọi là nong bao quy đầu. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bao quy đầu để nới lỏng nó. Tuy nhiên, cắt bao quy đầu có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Các bác sĩ sẽ chỉ định nếu các phương pháp khác không đem lại hiệu quả.1
Kem bôiSử dụng kem bôi steroid có thể điều trị hầu hết các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ em. Các loại kem này thường là steroid có tác dụng làm mềm. Nhiều loại sẽ chứa hydrocortisone steroid. Cha mẹ nên thường xuyên thoa vào bao quy đầu hàng ngày cho trong vòng 2 tháng.1
Vệ sinh dương vậtNgoài ra, cha mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh dương vật thật tốt để hỗ trợ quá trình điều trị.
Rửa nhẹ dương vật hàng ngày bằng nước ấm.
Lau khô dương vật. Lau khô bao quy đầu sau khi cho trẻ rửa và đi tiểu.
Tránh sử dụng hóa chất lên vùng dương vật. Không sử dụng các sản phẩm có bột talc hoặc chất khử mùi trên dương vật.1
Theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự tuột ra được khi trẻ khoảng 1 tuổi. Và hầu hết sẽ bình thường khi trẻ 4 tuổi. Một số ít trường hợp có thể xảy ra muộn hơn đến khi trẻ dậy thì. Người chăm sóc trẻ cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Làm sạch bao quy đầuCha mẹ nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra xa khỏi đầu dương vật. Sau đó rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà phòng và nước ấm. Cuối cùng kéo bao quy đầu trở lại dương vật. Cần hướng dẫn trẻ vệ sinh bao quy đầu đúng cách khi trẻ tự vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cố gắng lộn mạnh bao quy đầu của trẻ. Vì làm như vậy có thể gây tổn thương, chảy máu, tạo sẹo xơ và dễ dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý sau này.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần được thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã. Vì điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Trang phục thoải máiCha mẹ nên chọn cho trẻ những trang phục thoải mái, thoáng mát. Đặc biệt là đối với những trẻ đã mặc đồ lót. Cần chọn trang phục đồ lót thoải mái, khô, loại vải tự nhiên như cotton để tránh tình trạng chật, khó thoát mồ hôi.
Virus Corona Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phòng Ngừa Và Điều Trị
Virus corona “tấn công” nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia trên khắp thế giới chỉ trong 1 thời gian quá ngắn nên khiến mọi người hoang mang, lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chính mình và gia đình. Nhưng bạn biết virus corona là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị hữu hiệu của nó thế nào chưa?
Virus Corona là gì?Virus Corona là một loại virus có khả năng gây ra các tác động xấu cho đường hô hấp của con người và các sinh vật có vú khác.
Phát hiện lần đầu tiên vào năm 1937 và ở thời điểm đó, giới y khoa xem nó là loại virus gây ra bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở các loài chuột, chim và các động vật có vú khác (không bao gồm con người).
Nhưng sau đó, Corona biến thể gây bệnh ở con người, ca đầu tiên được xác nhận là vào năm 1960, lúc phát hiện, virus sống trong mũi của người bệnh đang có các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường.
Các chuyên gia y tế cho biết Corona có 6 loại, hoạt động và phát triển quanh năm nhưng mạnh nhất là vào các tháng cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Những người trẻ có tỉ lệ mắc virus này cao hơn người già bởi tần suất di chuyển của đối tượng này cao hơn người già.
Sau khi nhiễm và điều trị khỏi virus Corona, bạn vẫn có thể tái nhiễm virus này 1 đến vài lần trong suốt cuộc đời mình. Đặc biệt, Corona có tính đột biến cao nên có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh.
Nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh viêm phổi lạ do virus CoronaNguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi lạ do virus Corona theo các nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế là do sự tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ra từ mũi, hệ hô hấp của người đang nhiễm bệnh.
Virus corona có thể lây lan cho bạn theo các phương thức:
– Tiếp xúc với virus được phát tán vào không khí khi người bệnh hắt hơi, ho mà không che miệng.
– Bắt tay, chạm vào người bệnh.
– Tiếp xúc trực tiếp với vật thể, bề mặt vật thể chứa virus Corona rồi chạm vào các bộ phận mắt, mũi, miệng của chính mình.
– Ngoài ra, 1 số ít trường hợp, bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với phân của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh do virus Corona gây ra rất giống với triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường như hắt hơi, ho, sổ mũi, mệt mỏi, sốt, hen suyễn, đau họng, khó thở, bệnh có thể diễn biến thành viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, tử vong, nhất là ở những trường hợp đang bị bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Triệu chứng xuất hiện trong 2 – 4 ngày sau khi nhiễm virus.
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi lạ do virus CoronaHiện nay, bệnh do virus Corona gây ra vẫn chưa có thuốc đặc trị nên chủ yếu điều trị các triệu chứng của bệnh.
Để bảo vệ mình và cộng đồng tốt nhất, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
– Che mũi, miệng khi hắt hơi, ho bằng khăn giấy, khuỷu tay, ống tay áo, vứt bỏ khăn giấy lau mũi, miệng vào thùng rác có nắp đậy.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay có chứa cồn, nhất là sau khi hắt hơi, ho, chùi mũi, chạm vào động vật, chất thải từ động vật.
– Không tiếp xúc với người đang bị ốm khi không có đồ bảo hộ. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vật nuôi, động vật hoang dã.
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa tay khi chuyển từ chế biến thực phẩm sống sang thực phẩm chín, không dùng thịt từ động vật đã chết bệnh, đang bị ốm.
Advertisement
– Hạn chế đến các nơi tụ tập đông người, nơi kín, không thoáng khí.
– Sử dụng khẩu trang y tế khi ra ngoài ở những vùng dịch, vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
– Vệ sinh nhà cửa, văn phòng thường xuyên, sạch sẽ.
– Khi bạn xuất hiện các triệu chứng bệnh cảm, nên nghỉ ngơi hoàn toàn ở nhà, không tiếp xúc gần với mọi người, che mũi, miệng khi hắt hơi, ho, vứt hết tất cả các khăn giấy, khăn tay đã sử dụng khi mắc bệnh ra khỏi không gian sống của mình sau khi hết cảm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Mất Ngủ Tê Bì Chân Tay: Tổng Quan, Nguyên Nhân Và Điều Trị trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!