Xu Hướng 9/2023 # Hộp Quà Tết Rượu Dân Tộc Ngon Hảo Hạng # Top 11 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hộp Quà Tết Rượu Dân Tộc Ngon Hảo Hạng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hộp Quà Tết Rượu Dân Tộc Ngon Hảo Hạng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong các giá trị tinh hoa của ẩm thực Việt Nam, các loại rượu dân tộc luôn có một chỗ đứng nhất định trong giới sành rượu. Dù các loại rượu vang, rượu nhập khẩu phổ biến nhưng một bộ phận những người yêu giá trị Việt vẫn ưa chuộng những loại rượu dân tộc uy tín, chất lượng làm hộp quà Tết tặng nhau.

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 09/01/2023

Hộp quà Tết là những chai rượu dân tộc với vị ngon nổi tiếng, thiết kế chai đẹp mắt sẽ mang tới giá trị cho người nhận và thể hiện đẳng cấp của người tặng. Đây là món quà Tết vừa có giá trị thưởng thức vừa có ý nghĩa về tinh thần đối với người được tặng.

Tết đến xuân về, người ta tặng nhau những chai rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo quan niệm, rượu chính là những giọt tinh túy của trời đất. Phải quý lắm mới tặng nhau bầu rượu, chai rượu ngày xuân.

Hầu như trong bất kỳ giỏ quà Tết nào cũng có sự xuất hiện ít nhất một chai rượu. Dù là một hay một cặp rượu thì ý nghĩa của việc tặng quà tết là rượu đều gửi gắm thông điệp chúc năm mới sung túc, phồn vinh.

Rượu nào mới ngon và quý?

Trong các giá trị tinh hoa của ẩm thực Việt Nam, các loại rượu dân tộc luôn có một chỗ đứng nhất định trong giới sành rượu. Dù các loại rượu vang, rượu nhập khẩu phổ biến rộng rãi nhưng một bộ phận những người yêu giá trị Việt vẫn ưa chuộng những loại rượu dân tộc uy tín, chất lượng. Họ vẫn thường tặng hộp quà Tết là rượu dân tộc cho những mối quan hệ trân quý.

Trong các loại rượu dân tộc thì rượu táo mèo nổi tiếng với vị ngon hảo hạng. Một khi đã có cơ hội thưởng thức đúng loại rượu táo mèo thơm ngon, an toàn, được ngâm ủ đủ thời gian, bạn sẽ thấy không loại rượu nào ngon bằng. Dấu ấn về hương vị mà rượu táo mèo để lại trong tâm trí người thưởng thức rất khó phai.

Tiêu chí đánh giá rượu ngon làm hộp quà Tết

Tính an toàn cho sức khỏe

Một loại rượu được coi là rượu ngon để làm hộp quà Tết, trước hết nó phải an toàn cho sức khỏe. Rượu táo mèo nếu được ngâm ủ từ rượu nếp chuẩn chất và trái táo mèo tươi của vùng núi Tây Bắc trong khoảng thời gian từ 6 tháng tới 1 năm sẽ cho thành phẩm rượu táo mèo là một loại rượu nhẹ, êm ngon,có hương vị cuốn hút đặc trưng và đặc biệt rất an toàn cho sức khỏe. Thậm chí, khi bạn uống một liều lượng rượu táo mèo vừa đủ mỗi ngày, loại rượu này còn đem tới những công dụng cải thiện nhất định cho sức khỏe người dùng.

Về nồng độ cồn của rượu táo mèo chỉ tương đương với rượu Vang lý do là ngâm ủ với táo mèo tươi trong thời gian dài.

Để đánh giá một loại rượu ngon, mùi hương là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Giá trị mà mùi hương của rượu ngon mang lại chính là chất xúc tác truyền cảm hứng và gia tăng cảm xúc hưng phấn khi ngắm nhìn và thưởng thức những ngụm rượu đầu tiên.

Với rượu ráo mèo, mùi hương đặc trưng là hương của những trái táo mèo tươi ở vùng núi Tây Bắc. Hương thơm nhẹ nhưng đậm sâu, vương vấn dài lâu, kích thích vị giác. Cho cảm giác dễ chịu, ngọt ngào.

Hương vị rượu ngon phải nhiều lớp, đa dạng

Rượu ngon nhất định phải là những loại rượu có các tầng lớp vị đa dạng. Khi chạm ngụm đầu tiên ở đầu lưỡi phải thấy vị cay cay êm êm nồng nàn, sau đó vị nóng, vị ngọt sẽ dần lan tỏa khắp khoang miệng, từ cổ họng cho tới bụng, không có cảm giác gắt hay sốc lên óc. Đặc biệt, lúc nhấm nháp từ từ, miệng vẫn còn dư vị cay, ấm, ngọt ngào dịu nhẹ, khiến cho người thưởng thức cứ muốn uống mãi.

Rượu táo mèo có màu hổ phách, đậm đà mà êm, đúng nồng độ và có hương vị riêng biệt khó lẫn với bất kỳ một loại rượu nào. Đặc biệt có nhiều lớp vị kéo dài tạo niềm vui bất tận cho người thưởng thức cảm nhận được vị ngon, hương thơm thuần khiết của nguyên liệu làm ra chúng.

Rượu táo mèo là một loại rượu của dân gian (nguồn gốc Tây Bắc), do vậy, có nhiều cơ sở làm ra chúng. Đây cũng là một điều khó cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm này. Nhưng bạn hãy nhớ, điều quan trọng nhất là cần biết chọn được loại rượu táo mèo an toàn, thơm ngon thượng hạng mới làm hộp quà Tết ý nghĩa.

Rượu táo mèo làm hộp quà Tết ý nghĩa, cao cấp

Tại TPHCM, chúng tôi là địa chỉ cung cấp rượu táo mèo loại chất lượng hảo hượng và an toàn tuyệt đối, được dùng làm hộp quà Tết cao cấp. Rượu táo mèo của chúng tôi là thành phẩm của quá trình ngâm ủ của rượu nếp an toàn và những trái táo mèo tươi tuyển chọn trong thời gian 1 năm. Bởi vậy nên rượu có mùi thơm đặc trưng của quả táo mèo, hậu vị ngọt sâu kích thích vị giác. Đặc biệt uống êm ngon, không nhức đầu.  

Đó cũng chính là những lý do mà người tiêu dùng chọn hộp quà Tết rượu dân tộc là những chai rượu táo mèo hảo hạng trong mùa Tết Quỹ Mão 2023.

Đặt hàng hộp quà Tết rượu táo mèo trên website chúng tôi hoặc gọi số 0901.486.486 để được phục vụ nhanh chóng.

Du Lịch Tây Bắc: Khám Phá Phong Tục Đón Tết Truyền Thống Của Dân Tộc Mông

Du lịch Tây Bắc: Khám phá phong tục đón Tết truyền thống của dân tộc Mông

Đàn ông người Mông sẽ là người dậy sớm nhất trong gia đình để làm hết mọi công việc nhà thay cho phụ nữ. Ảnh: VOV/Truyenhinhdulich.

Người Mông chuẩn bị Tết rất chu đáo. Từ việc nghỉ làm nương rẫy để dọn dẹp nhà cửa đến may quần áo mới, trang trí nhà cửa, làm mâm cúng ông bà. Tháng Chạp âm lịch hàng năm là khoảng thời gian người Mông bắt đầu chuẩn bị đón tết truyền thống của dân tộc mình. Đây cũng là thời điểm những cánh đào đầu tiên trên vùng rẻo cao Tây Bắc bắt đầu bung nở.

Hoa đào nở rộ giữa trời Sapa.

Người dân tộc Mông sẽ khoác lên những bộ trang phục đẹp nhất để đi chơi Tết. Ảnh: Báo Nhân dân.

Ngày Tết của người Mông độc đáo với các món ăn thay cơm như mèn mén, thắng cố thơm ngon, bánh dày dẻo mềm, rượu ngô ấm bụng. Khắp bản trên làng dưới đều nô nức tiếng chày giã gạo làm bánh dày, thứ đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào. Theo quan niệm, bánh dày là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và là nguồn gốc sinh ra loài người. Mỗi nhà có thể làm từ 50 đến 100 chiếc bánh dày để cúng Tết.

Người Mông làm bánh dày ngày Tết. Ảnh: VOV.

Bánh dày. Ảnh: VOV.

Bên cạnh thắng cố, mèn mén và bánh dày thì bắt buộc phải có rượu ngô, loại rượu được làm từ giống ngô vàng dẻo ngọt, được cất trữ từ vụ thu hoạch cuối tháng 6 dương lịch hàng năm. Rượu ngô Tây Bắc đặc biệt có vị ngọt, thơm. Nhấp một ngụm rượu, bạn sẽ thưởng thức được ngay vị thơm lừng cay cay, tê tê đầu lưỡi lại vừa ấm nóng sảng khoái đến bất ngờ.

Nấu rượu ngô. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Vào mỗi dịp Tết đến cũng là dịp nhà nhà, người người khoác lên mình những bộ quần áo mới thật đẹp. Đối với người Mông cũng vậy, họ khoác lên mình những bộ đồ thổ cẩm thật đẹp. Quần áo váy thổ cẩm của người Mông được làm chủ yếu bằng vải tự dệt, mặc cùng chiếc khăn đội đầu, thắt lưng. Tất cả được thêu hoa văn cầu kỳ, tinh xảo.

Những bộ trang phục thổ cẩm đẹp sặc sỡ. Ảnh: VOV/Truyenhinhdulich.

Tết cũng là thời gian diễn ra các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông. Phong tục Tết của người H’mông bao gồm rất nhiều các hoạt động. Trong đó có lễ cúng ông bà, tổ tiên, gia đình quây quần bên nhau uống rượu ngô, ăn cơm Tết, chúc Tết nhau, vui chơi các trò chơi truyền thống như ném pao, đánh cù, đánh quay và rất nhiều các hoạt động văn hóa đặc sắc khác.

Một trong số những trò chơi dân gian ngày Tết của người H’Mông. Ảnh: VOV/Truyenhinhdulich.

Một điều mà không thể không nhắc đến là những điều kiêng kỵ cần tránh trong mỗi dịp Tết. Với mong muốn cuộc sống yên bình, hạnh phúc trong năm mới, người Mông kiêng kỵ rất nhiều thứ trong ngày Tết. Đặc biệt là việc tắt lửa trong bếp, kiêng giẫm lên bếp lò. Kiêng việc nướng cháy bánh giày hay thổi lửa. Bên cạnh đó, người Mông còn kiêng cả việc ăn cơm chan với canh trong 3 ngày Tết. Bởi lo sợ rằng ruộng nương sẽ bị ngập lụt trong năm tới.

Tết của đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc là tổng hòa những nét đẹp văn hóa độc đáo mà người Mông bao thế hệ vẫn cố gìn giữ bản sắc của dân tộc mình qua ngày Tết truyền thống.

Chuẩn bị những mâm cỗ để dâng cúng tổ tiên, trời đất hay mời anh em họ hàng đến ăn mừng. Ảnh: Báo Lao động.

Đăng bởi: UYÊN Trần Thị Thu

Từ khoá: Du lịch Tây Bắc: Khám phá phong tục đón Tết truyền thống của dân tộc Mông

Báo Ảnh Dân Tộc Và Miền Núi

12 tác dụng bất ngờ của vỏ quýt

Đặc tính của vỏ quýt

Với chanh thì có thể “vắt chanh bỏ vỏ” nhưng với việc sử dụng trái cây để trị bệnh thì xin đừng, vì trong lớp vỏ của nhiều loại trái cây có hoạt chất tốt cho sức khỏe.

Trái quýt là một thí dụ điển hình. Vỏ quýt, bên cạnh vai trò tàng trữ tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì nó còn là một dược liệu đa năng. Vỏ quýt xanh có tên là thanh bì, vỏ quýt chín phơi khô có tên là trần bì. Theo đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng kiên vị, hóa đờm, giảm đau chữa ăn không tiêu, đau bụng, ho, sốt rét.

Vỏ quýt là một dược liệu đa năng.

 

Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.

Vỏ quýt và những công dụng bất ngờ

Trị say xe: Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

 

Hỗn hợp nước vỏ quýt đun sôi trị táo bón rất tốt.

Trị viêm phế quản mãn tính: Vỏ quýt tươi từ 5 – 15 g, bỏ vào nước lọc rồi đun sôi, gạn lấy nước uống hàng ngày. Thành phần chất đặc biệt trong vỏ quýt có tác dụng làm dịu mát phế quản, thông khí, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm loét phế quản, nhanh lành vết viêm nhiễm.

Trị ho: Dùng 5g vỏ quýt đã phơi khô, cho thêm 2 cốc nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp này sôi, cho thêm lượng nhỏ gừng tươi và đường đỏ, uống khi còn nóng. Cũng có thể dùng vỏ quýt tươi, thái nhỏ, có thể dùng đường trắng thay thế bỏ vào đun sôi cũng có tác dụng tiêu đờm và trị ho hiệu quả.

 

Trong vỏ quýt có chứa loại tinh dầu thơm đặc biệt, có tác dụng hạn chế và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn khi đi xe đường dài.

Trị ghê răng: Mức độ ghê răng khi ăn đồ chua của người già hay những người có hàm răng nhạy cảm là khác nhau. Thực ra, có 1 cách trị ghê răng khi ăn cam hay quýt chua, đó là dùng vỏ cam, quýt còn thừa thái nhỏ hòa nước uống. Cách làm này vừa hiệu quả lại tận dụng tối đa tác dụng của cả ruột và vỏ quýt.

Trị viêm tuyến sữa: Viêm tuyến sữa thường xuất hiện ở các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, dùng 30g vỏ quýt tươi, 6g cam thảm trộn đều cho nước vào đun sôi, sử dụng hàng ngày( có thể dùng thay cho nước lọc).

 

Ngậm vỏ quýt tươi có tác dụng trị chứng hôi miệng.

 

 

Trị lạnh bụng, buồn nôn: Cho hỗn hợp vỏ quýt và gừng tươi vào nước rồi đun sôi, uống khi hỗn hợp này còn nóng có công dụng trị chứng lạnh bụng và buồn nôn.

Trị đầy hơi, thông khí huyết: Dùng vỏ quýt tươi, cho vào nước rồi đun sôi, cho thêm đường trắng nấu thành hỗn hợp canh, uống nóng là tốt nhất. Bài thuốc này có tác dụng trị đầy hơi, thông khí huyết, khô rát họng.

Tiêu đờm: Cho vỏ quýt đã rửa sạch vào bình chứa rượu trắng, ngâm hỗn hợp này trong khoảng 20 ngày là có thể dùng được. Hỗn hợp này có mùi vị đậm đà, kích thích ngon miệng lại có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.

Trị cảm, phong hàn: Cho vỏ quýt tươi, gừng tươi, đường đỏ nấu sôi nhuyễn thành canh, dùng liên tục cho đến khi khỏi bệnh cảm cúm, phong hàn, ho có đờm, nôn mửa.

Homestay Mang Hương Sắc Dân Tộc Việt Nam

Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng vô số các danh lam mang đậm dấu ấn lịch sử thì Ninh Bình xứng đáng là một điểm đến tuyệt vời cho hành trình của bạn. Và để tận hưởng được trọn vẹn nhất vẻ đẹp, cái hồn của non nước thì Tamcoc Valley sẽ là một homestay không thể nào phù hợp hơn đối với du khách.

1. Vị trí và di chuyển

TamCoc Valley nằm tại thành phố Ninh Bình thuộc Tỉnh Ninh Bình, cách bến đò Tam Cốc 2km, ngay trên đường vào Vườn chim Thung Nham. Xuất phát từ trung tâm Hà Nội du khách chỉ mất chưa đến 2 giờ đồng hồ là có thể tới được homestay tuyệt vời này. Bằng tất cả lòng hiếu khách và sự tận tâm, Tamcoc Valley luôn sẵn sàng đón tiếp mọi vị khách.

2. Tamcoc Valley – Homestay độc nhất tại Nình Bình

Tọa lạc tại Động Tam Cốc, Homestay như hòa làm một với khung cảnh thiên nhiên xung quanh, không gian tự nhiên với núi, hồ với cây cối là một sự đặc biệt chắc hiếm nơi nào có được như ở Tamcoc Valley.

Những ngôi nhà được thiết kế rất đơn giản, mộc mạc mang dựa trên ý tưởng những căn nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam mang đậm nét văn hóa, truyền thống của dân tộc. Khi ngắm nhìn những ngôi nhà, du khách sẽ cảm thấy rất thân thuộc, yên bình và cũng rất thích thú, tò mò.

Đi ngược lại với xu thế xây những khu nghỉ dưỡng hiện đại, sang trọng và náo nhiệt thì Tamcoc Valley đã chọn cho mình một hướng đi riêng nhằm đem đến cho du khách những trải nghiệm thật sự chân thật về thiên nhiên non nước Ninh Bình, tất cả phải thật sinh động và cuốn hút đối với mọi người.

3. Hoạt động tại Tamcoc Valley

Tại Tamcoc Valley luôn ẩn chứa những bất ngờ với rất nhiều các hoạt động thú vị và cực kì náo nhiệt, hứa hẹn sẽ tạo cho du khách rất nhiều các trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

Với diện tích rộng cùng một sân chơi thoáng mát, sạch sẽ là một không gian lý tưởng cho những cuộc vui chơi ngoài trời, team building… được thoải mái nô đùa, tận hưởng những phút giây ý nghĩa, vui vẻ bên gia đình, bạn bè tại homestay sẽ là một kỉ niệm đẹp.

Để ngắm nhìn những cảnh đẹp xung quanh homestay và tận hưởng gió trời mát dịu, du khách có thể lựa chọn đạp xe thăm thú địa hình, núi đồi.

Homestay cũng thường xuyên tổ chức các tour du lịch, dã ngoại, thăm quan các danh lam thắng cảnh khác, mọi chuyến đi đều được đảm bảo an toàn và đẩy đủ các dịch vụ mới mẻ.

Homestay còn tổ chức những lớp dạy yoga, thể dục ngoài trời, rất thú vị và sáng tạo phải không nào.

Sẽ không thể trọn vẹn nếu như thiếu những bữa tiệc, bbq trong chuyến du lịch. Tại đây du khách vừa được thưởng thức các món ăn ngon và ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn.

4. Các phòng tại Tamcoc Valley

Homestay có 3 hạng phòng với các đặc điểm riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi, thoải mái giúp du khách có nhiều phương án phù hợp cho bản thân.

Phòng Bungalow view Vườn

Phòng có diện tích 35 m2 rất rộng rãi, bên trong được bố trí 1 giường đôi rất thích hợp cho các cặp đôi, cặp bạn thân. Hạng phòng được thiết kế theo phong cách đơn giản, mái lá rất mộc mạc và mới lạ.

Từ bên trong căn phòng đưa tầm mắt ra ngoài cửa sổ ta có thể ngắm nhìn khung cảnh vườn tược xanh mướt với nhiều cây cối xum xuê, tươi tốt. Đảm bảo khi lựa chọn căn phòng này, du khách sẽ có một trải nghiệm không gian sống xanh hoàn hảo, trong lành.

Nội thất bên trong phòng được bày trí rất thuận mắt, tạo cảm giác yên bình, thoải mái cho du khách. Ngoài ra phòng cũng được chuẩn bị đẩy đủ các thiết bị như điều hòa, tủ lạnh, nóng lánh đến các đồ dùng như bàn ghế, ấm siêu tốc, chăn gối, khăn tắm… tất cả đều tươm tất, tiện nghi.

Phòng có 1 WC riêng rất hiện đại với đầy đủ các thiết bị thông minh, chất lượng nên du khách có thể thoải mái thư giãn, sinh hoạt.

Phòng Bungalow Gia Đình 1

Phòng Bungalow gia đình có diện tích 35 m2 gồm 1 giường đơn và 1 giường đôi là một lựa chọn hoàn hảo cho các gia đình, nhóm bạn bè tới với homestay. Với lối kiến trúc mộc mạc, đề cao công năng sử dụng với đầy đủ các tiện nghi.

Không gian bên trong phòng rất rộng rãi với cách bày trí rất trang nhã, hiện đại cùng đầy đủ các đồ dùng, thiết bị nhằm đảm bảo cho việc sinh hoạt, nghỉ ngơi của du khách được thoải mái, tiện nghi nhất.

Phòng Bungalow gia đình cũng có 1 WC riêng rất thoáng mát với đầy đủ tiện ích hoàn hảo.

Phòng Bungalow Gia Đình 2

Phòng có diện tích rộng rãi được bố trí 2 giường đôi là một lựa chọn được các hộ gia đình, nhóm bạn bè ưu tiên hàng đầu khi đến với Homestay. Nhằm mang đến cho du khách một không gian nghỉ ngơi, sinh hoạt tự nhiên thoáng mát, trong lành nên ngôi nhà có một phong cách kiến trúc rất “mở”, rất mới lạ.

Nội thất phòng được coi là hiện đại nhất tại homestay, với view nhìn thẳng ra hồ sen và sân vườn rất thơ mộng, huyền ảo. Tamcoc Valley chăm chút rất kĩ các phòng với đầy đủ các thiết bị, đồ dùng đạt chuẩn chất lượng và rất tươm tất, sạch sẽ.

5. Các dịch vụ và tiện ích đi kèm

Ngoài những hoạt động thú vị thì tại homestay còn có vô số các tiện ích, dịch vụ tuyệt vời khác.

Trong khuôn viên homestay được bố trí rất nhiều các dụng cụ phục vụ cho các mục đích vui chơi, giải trí như bàn bia, hồ câu cá… du khách sẽ có đa dạng các lựa chọn cho các hoạt động của mình.

Ẩm thực tại Tamcoc Valley có thể thuyết phục mọi gu ăn uống kể cả của du khách kĩ tính nhất, những món ăn từ đơn giản nhất đến cầu kì đều được chế biến rất cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Ngoài ra, homestay cũng chuẩn bị đẩy đủ các dụng cụ, bàn ghế tạo điều kiện tối đa cho du khách có những bữa tiệc hoàn hảo, tuyệt vời.

6. Chính sách giá phòng

Đăng bởi: Tuất Bùi

Từ khoá: TamCoc Valley – Homestay Mang Hương Sắc Dân Tộc Việt Nam

Lễ Hội Kéo Chày Của Dân Tộc Pà Thẻn

Lễ hội kéo chày của dân tộc Pà Thẻn – Hà Giang Người dân tộc Pà Thẻn chọn lễ kéo chày diễn ra sau khi mùa lúa chín thu hoạch xong để người dân có không gian vui chơi, ăn mừng mùa thu hoạch đồng thời để đoàn kết tình anh em trong bản làng. Sau mùa thu hoạch, người có chức trách trong làng dân tộc Pà Thẻn họp người dân lại để chọn một ngày tốt nhất làm lễ kéo chày và họ đã chọn ra ngày 16/10 âm lịch hàng năm là ngày tổ chức lễ hội này. Những người tham gia vào kéo chày thường là người giỏi về võ công, khỏe và phải luyện tập rất công phu, đồng thời phải biết niệm thần chú để cho chiếc chày được nâng lên khỏi mặt đất mặc dù rất nhiều thanh niên kéo chày xuống bằng mọi cách cũng không thể kéo được. Nét đặc sắc nhất là sử dụng thần chú để cho chiếc chày nâng lên đã thu hút mọi ánh nhìn cũng như sự ngạc nhiên của du khách. Để chuẩn bị cho lễ hội kéo chày, thường là trước đó 2, 3 ngày, người thầy – người cầm chịch dùng một chiếc chày được làm bằng một đầu gỗ hoặc vầu, có đường kính khoảng 10cm, dài 2,5 – 3cm, cầm tay và xoay đi xoay lại mấy vòng rồi niệm thần chú.Ngay sau khi thầy niệm thần chú thì có hai thanh niên người Pà Thẻn trai tráng, khoẻ mạnh ôm lấy chày ở tư thế đối ngược nhau. Hai người thanh niên có nhiệm vụ xoay chày để rồi người thầy đọc thần chú, chỉ một lúc sau khi thầy đọc chiếc chày tự khắc nhấc lên và tự xoay đến khi có người bịt tay vào đầu trên hoặc đầu dưới của chiếc chày thì chúng mới chạm đất và lễ kéo chày kết thúc. Lễ hội kéo chày không chỉ là buổi để người dân tộc Pà Thẻn nghỉ ngơi sau vụ mùa thu hoạch mà chúng còn là cơ hội để họ cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hoà, vụ mùa tốt tươi cho cây cối sinh sôi phát triển, giúp cho đời sống của họ thuận lợi và ổn định hơn. Khi tham gia lễ hội kéo chày, các chàng trai Pà Thẻn ai cũng diện áo mới, mặc quần chân què, trang trí thêm hai chiếc khăn vắt chéo qua ngực và dùng thắt lưng màu trắng. Các cô gái Pà Thẻn lại nổi bật hơn trong bộ trang phục màu đỏ tươi, một bộ nữ phục của các cô gái gồm khăn, áo, thắt lưng, váy, tạp dề. Màu chủ đạo trên trang phục của các cô gái Pà Thẻn là màu đỏ, nhưng có phối màu với các màu sáng khác như màu trắng bằng cách ghép vải hoặc dệt thành đường kẻ sọc. Những trang phục mang đậm sắc màu của dân tộc Pà Thẻn và đều do chính tay những người phụ nữ may dệt được.Lễ hội Kéo Chày của người dân tộc Pà Thẻn là một trong các lễ hội ở Hà Giang mang tính chất cộng đồng cao, dịp để tất cả mọi người dân trong bản vui đùa, thư giãn sau mỗi vụ mùa bội thu cùng lúc cầu mong thần linh ban cho dân mình ấm no, mùa sau mưa gió thuận hòa. Lễ hộc độc đáo thu hút du khách tới tham quan bởi nét văn hóa đặc trưng cũng như tôn vinh sức khỏe dẻo dai của thanh niên, trang phục truyền độc đáo của các cô gái cũng như các món ẩm thực đặc sắc./. LangvietOnline/ Báo Du lịch

Đăng bởi: Phượng Bùi Thị

Từ khoá: Lễ hội kéo chày của dân tộc Pà Thẻn – Hà Giang

Những Tục Lệ Dân Gian Ngày Tết

Năm hết Tết đến, người Việt có những tục lệ dân gian hết sức phong phú, đa dạng. Những tục lệ này dựa trên nền tảng phong tục tập quán, vừa ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian tạo nên bản sắc văn hóa lâu đời trong gia đình và cộng đồng người Việt Nam.

Nguồn: Internet

* Trang trí nhà cửa ngày Tết

Cuối năm, người Việt và các dân tộc đều có thói quen sửa sang, sơn phết, dọn dẹp nhà cửa cho mới mẻ. Trước Tết, người ta dọn vệ sinh lau rửa nhà cửa sạch sẽ. Gần Tết, một số gia đình dán giấy đỏ, giấy hình cọp (hổ) trấn giữ nhà cửa. Những năm gần đây, người ta còn mua về những cặp chậu hoa lớn bày trước nhà và không gian nhà tạo cảnh sắc rực rỡ (vàng, đỏ, hồng, trắng, tím…) với đủ loại hoa kiểng bày bán ở chợ hoa tết như: hoa mai, hoa đào, hoa cúc đại đóa, cúc vạn thọ, cúc đồng tiền, hướng dương, hoa hồng, hoa lan, thược dược, xương rồng, sống đời…  

Việc trang trí nhà cửa ngày Tết còn được chú trọng bên trong nhà, đặc biệt các không gian chính như: các bàn thờ (thần Phật, Thượng đế, tổ tiên), phòng khách… Vào ngày Tết, màu sắc thường được sử dụng phổ biến là những màu sắc tươi sáng, đặc biệt là sắc vàng và đỏ rực rỡ nhằm tạo không gian thêm sức sống và mọi sự may mắn, đáp ứng nguyện vọng của gia chủ trong năm mới. Đồ đạc trong nhà được vệ sinh sạch sẽ hoặc mua sắm mới để hy vọng những điều may mắn, trọn vẹn, như ý trong năm mới.

* Đón giao thừa, xông nhà đầu năm

Đúng 12 đêm 30 Tết là thời khắc đón giao thừa tiễn biệt năm cũ và đón chào năm mới. Một số gia đình làm mâm cúng đặt trước nhà và trên bàn thờ trong nhà để cúng trời và tổ tiên. Lễ vật cúng gồm: bánh chưng, bánh tét, gà luộc, giò chả, dưa hành muối, củ kiệu, bánh mứt, dưa hấu và quýt có dán giấy đỏ viết chữ “phúc”, “kiết” hoặc “cát” (tốt)… Con cháu trong nhà thắp nhang lạy trời Phật, thần thánh, tổ tiên, ông bà cầu cho gia đạo bình an, vạn sự như ý trong năm mới.

Từ thời điểm đón giao thừa cho tới sáng mùng 1 Tết, gia chủ chọn người hợp tuổi để xông đất, xông nhà. Người đến xông đất bước vào nhà với những lời chúc tốt đẹp cho gia chủ như: “Vạn sự như ý”, “Phát tài phát lộc”, “Vạn sự an khang”, “Gia đạo bình an”, “Ngũ phúc lâm môn”, “Tiền vô như nước”… Gia chủ mời người xông đất uống trà rồi lì xì bao giấy màu đỏ. Ngược lại, người xông đất cũng lì xì lại cho những trẻ nhỏ của gia chủ.

Việc lựa chọn được người hợp tuổi xông nhà đầu năm sẽ đem đến tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ suốt một năm. Người xông đất được coi là người đại diện mang tới cho gia chủ sự may mắn và an lành cho một năm. Xông nhà còn mang ý nghĩa thắt chặt tình cảm giữa con người với nhau, gắn bó tình làng nghĩa xóm.

* Kiêng cữ quét nhà 3 ngày tết

Bắt đầu từ giao thừa, các gia đình kiêng cữ không dùng chổi quét nhà cửa bởi mọi người tin rằng quét nhà trong mấy ngày Tết thì sẽ quét hết tài lộc trong năm mới. Nhiều người vẫn tin rằng việc kiêng quét nhà 3 ngày Tết là vì họ sợ sẽ quét hết tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới ra khỏi nhà… Một số gia đình ở Nam bộ còn cho rằng khi đã quét sạch sẽ nhà cửa rồi thì phải cất chổi đi. Nếu gia đình nào chẳng may bị mất chổi trong những ngày Tết thì cả năm đó sẽ bị trộm vào nhà trộm của cải.

Tục kiêng cữ này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng ngày xưa có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo gặp một bé gái ăn mặc rách rưới, gầy gò, xanh xao. Động lòng trắc ẩn, ông lái buôn đưa cô bé về nhà làm con nuôi và đặt tên là Như Nguyệt. Từ khi đem cô bé về nhà nuôi, Âu Minh ăn nên làm ra rất giàu có nhưng cũng trở nên ác độc keo kiệt. Một lần nọ nhân mùng 1 Tết, không may Như Nguyệt làm vỡ chiếc bình quý, Âu Minh đã đánh phạt Như Nguyệt nên cô ấy sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hốt luôn cả đống rác đổ đi, kể từ đó nhà Âu Minh trở lại vận nghèo. Dân gian cho rằng, Như Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ để thờ. Từ đó, trong dân gian có tục kiêng hốt rác trong 3 ngày Tết do người ta sợ hốt cả Thần Tài ẩn trong rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.

* Lì xì đầu năm

Vào dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam và các nước Đông Á còn có tục lệ lì xì đầu năm mới. Những ngày Tết người lớn mừng tuổi trẻ em, hoặc con cháu trưởng thành mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ đã lớn tuổi. Người ta bỏ sẵn những tờ tiền mới vào chiếc phong bì màu đỏ có hình ảnh trang trí rực rỡ để mừng tuổi trẻ em và người già…

Ngày nay, tiền lì xì không chỉ có tiền Việt mà còn có cả những tờ ngoại tệ và đôi khi tục lệ lì xì còn vượt ra ngoài phạm vi gia đình, mà còn đến với cơ quan, đơn vị vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. Trong những phong bao lì xì đôi khi có cả những tấm vé số do cấp trên lì xì cho nhân viên trong đơn vị.

Nguồn gốc tục lệ lì xì ngày Tết xuất hiện từ rất xưa tại Trung Quốc và cũng có rất nhiều câu chuyện giải thích về sự ra đời của phong bao lì xì này. Nhưng có lẽ phổ biến nhất đó chính là câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ. Tương truyền rằng, thời xưa tại Trung Quốc có một con quỷ rất thích xoa đầu trẻ em tên là “Sui”. Đêm giao thừa khi trẻ đã ngủ ngon, Sui thường lẻn vào nhà xoa đầu trẻ khiến trẻ thức giấc, khóc thét đến sốt cao và trở nên ngốc nghếch. Sau này, để giữ an toàn cho trẻ nhỏ, cha mẹ thường phải đốt đèn và canh trẻ cho hết đêm giao thừa.

Một dị bản khác kể như sau: có một gia đình nọ đã khoảng 50 tuổi mới hạ sinh được một bé trai bụ bẫm nên gia đình rất cưng chiều. Một hôm vào đêm giao thừa, có 8 vị tiên đi ngang và trông thấy con Sui đang tìm cách xoa đầu cậu bé này. Nhận thấy cha mẹ cậu ấy có tâm tốt nên tiên bèn ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền và dặn cha mẹ cậu bé hãy gói 8 đồng tiền vào bao đỏ và đặt kế bên cậu bé. Khi con Sui bắt đầu tiến đến gần đứa bé đang ngủ, những bao đỏ bọc đồng tiền liền phát ra hào quang, đánh đuổi con yêu quái chạy mất. Do đó, cứ vào đêm giao thừa, nhà nhà đều gói đồng tiền vào giấy đỏ rồi tặng cho con cháu để cầu an. Từ đó hình thành tục lệ lì xì vào ngày Tết và tồn tại đến nay.

* Rước lộc, thỉnh lộc đầu năm

Dịp Tết, dân gian còn có tục lệ đến chùa, miếu cúng thần Phật và thỉnh lộc từ chùa, miếu về nhà. Lộc thỉnh về nhà trong ngày đầu năm là những cây nhang lớn thắp vài giờ mới tàn hoặc hoa đăng, phúc pháo; lộc cũng có thể là gói gạo, hoa huệ, hoa cúc, bao giấy đỏ lì xì, bánh kẹo, trái cây…

* Hành hương chùa, miếu đầu năm

Những ngày đầu năm mới, một số người còn có quan niệm đi viếng nhiều chùa, miếu thì sẽ được nhiều phúc lộc, may mắn. Việc đi đến nhiều chùa miếu vừa là để cúng thần, Phật vừa là để hành hương, thể hiện tâm hồn thư thái, thành kính tìm về nơi chốn bình yên và tạo phúc lộc cho bản thân và gia đình.

Thông thường người Việt đến các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo bày tỏ những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng là cầu xin cho gia đình được bình an, mạnh khỏe. Đặc biệt, ngày đầu năm, người Việt có thói quen đến các chùa, miếu để tích đức, làm từ thiện. Ngoài hành hương viếng chùa thì việc làm từ thiện nhằm cầu xin thần linh phù hộ cho công việc buôn bán được tốt đẹp, khai trương hồng phát, buôn bán phát tài, phát lộc…

* Chọn ngày khai trương mở hàng đầu năm

Để xuất hành, khai trương vào dịp Tết phải chọn ngày đại cát, ngày có sao tốt, tránh ngày sát chủ, ngày tam nương, ngày có sao xấu. Các cửa hàng phần lớn khai trương đầu năm vào các ngày chẵn như: mùng 6 hoặc mùng 10 tháng Giêng. Theo cách tính toán trong dân gian thì mùng 5 là ngày xấu, còn mùng 6 và 10 là ngày tốt. Nếu khai trương vào những ngày đó sẽ gặp nhiều may mắn, quanh năm sẽ buôn may bán đắt.

Ngày khai trương mà có các đoàn lân đến biểu diễn thì sẽ tạo nên sự nhộn nhịp, vui vẻ của ngày khai trương, đồng thời là âm thanh xóa tan những âm khí, tạo sự phấn khích đem lại may mắn cho người hoạt động kinh doanh.

Những ngày đầu năm mới, trẻ nhỏ và nam thanh nữ tú khoe sắc trong các bộ trang phục mới màu sắc lộng lẫy, tươi vui. Mọi người gặp nhau đều chúc mừng nhau với những câu có ý nghĩa tốt đẹp, may mắn, cát tường, phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng, gia đình bình an… Người Việt thường có tục lệ “Mùng 1 chúc Tết cha, mùng 2 chúc Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”.

Ngày Tết, người Việt có khá nhiều tục lệ dân gian nhằm làm đẹp ngôi nhà và không gian đón Tết, những kiêng kỵ và thực hành mang nhiều yếu tố văn hóa tâm linh, cầu mong bản thân và gia đình một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.

Nguyên Thơ

Cập nhật thông tin chi tiết về Hộp Quà Tết Rượu Dân Tộc Ngon Hảo Hạng trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!