Bạn đang xem bài viết Hiểu Đúng Về Lây Nhiễm Bệnh Sán Chó Phòng Ngừa Bệnh Truyền Nhiễm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh sán chó (hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo) là một bệnh khá phổ biến. Tại Việt Nam tình trạng thả rông chó mèo rất nhiều dẫn đến việc gia tăng số người mắc bệnh sán chó. Vậy bệnh sán chó là gì? Bệnh sán chó có thể lây qua những đường nào? Người mắc bệnh sán chó có thể lây cho người khác không?
Bệnh sán chó là bệnh lý do tác nhân giun đũa Toxocara: bao gồm Toxocara canis ở chó và Toxocara cati ở mèo.
Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh qua các qua các hành động gây nhiễm trứng giun như:
Ở trẻ em thường là do các thói quen nghịch đất, chơi tiếp xúc với đất, tiếp xúc nhiều với chó mèo.
Người lớn cũng có thể mắc bệnh do các thói quen như ăn rau sống không rửa kỹ, ăn thịt chó mèo chưa được nấu chín,….
Nguyên nhân gây ra bệnh sán chó là do giun đũa Toxocara lạc chỗ trong cơ thể người. Trứng Toxocara nở ra trong ruột non và ấu trùng có thể di chuyển trong máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm gan, tim, phổi, não, cơ hoặc mắt. Từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh sán chó do ấu trùng di cư gây ra.
Do nguyên nhân như trên nên các triệu chứng của bệnh sán chó có thể rất đa dạng. Thậm chí là không có triệu chứng. Người nghi ngờ bị nhiễm bệnh sán chó nên chú ý các triệu chứng như:
Thường xuyên mệt mỏi, đau bụng
Sốt, ho
Ngứa, nổi mề đay,
Chàm,…
Chó và mèo là vật chủ chính của giun đũa Toxocara. Khi chó mèo nhiễm giun đũa thì sẽ thải ra phân có chứa trứng giun ra môi trường. Khi ở trong môi trường, sau từ 2 đến 4 tuần ấu trùng Toxocara sẽ trưởng thành và có khả năng lây nhiễm.
Trứng giun đũa chó mèo có một lớp vỏ bảo vệ chắc chắn, cho phép trứng tồn tại trong môi trường hàng tháng, thậm chí hàng năm trong điều kiện thích hợp. Con người có thể bị nhiễm bệnh do vô tình nuốt phải trứng giun hoặc do ăn thịt chó mèo chưa được nấu chín có chứa ấu trùng.
Do con người không phải vật chủ tự nhiên của giun đũa Toxocara. Việc con người nhiễm phải bệnh sán chó chỉ là hiện tượng ký sinh trùng lạc chỗ. Nên do đó giun không thể trưởng thành trong cơ thể người. Chúng chỉ có thể theo máu di chuyển đến nhiều nơi trong cơ thể người và sau đó tự chết.
Như đã phân tích ở trên thì bệnh sán chó là một bệnh chỉ có thể lây từ chó sang người. Bệnh sán chó hoàn toàn không thể lây từ người sang người.
Đối với trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh sán chó thì cũng hoàn toàn không cần phải lo lắng. Do bệnh sán chó chắc chắn không lây từ người sang người, kể cả từ mẹ sang con.
Bệnh sán chó chỉ có thể lây nhiễm từ chó mèo sang người do vô tình nuốt phải trứng giun. Thông qua việc ăn uống thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc do thường xuyên tiếp xúc với chó mèo nhiễm bệnh.
Tuy nhiên nếu trong gia đình có người mắc bệnh. Thì các bạn cũng cần phải chú ý xung quanh liệu có chó mèo nhiễm giun lây sang người hay nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Để từ đó có thể cắt đứt nguồn lây nhiễm. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh sán chó mạn tính có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu mắc bệnh sán chó thì các bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Do đây là một bệnh có thể tự khỏi nếu cắt đứt được nguồn lây bệnh sán chó. Đối với các trường hợp nhẹ có thể không cần phải điều trị.
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh sán chó có triệu chứng từ trung bình đến nặng. Thì cần được điều trị với các thuốc điều trị đặc hiệu diệt ký sinh trùng như albendazole hay mebendazole. Và có thể kèm theo các thuốc khác giúp điều trị triệu chứng hỗ trợ như kháng Histamin H1, Corticosteroid,….
Việc cắt đứt nguồn lây nhiễm bệnh sán chó từ chó mèo sang người có thể nói là quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh sán chó. Cần phải xử lý ngay nguồn lây nhiễm để hạn chế nguy cơ nhiễm mạn đưa đến biến chứng nguy hiểm của bệnh. Các biện pháp giúp dự phòng mắc bệnh bao gồm:
Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu
Ăn chín, uống nước đun sôi để nguội…
Rau sống cần rửa sạch sẽ đúng quy trình trước khi ăn
Đối với trẻ em: không cho trẻ nghịch đất, mút tay, hạn chế tiếp xúc với chó mèo, rửa tay bé sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
Không thả rông chó mèo, xổ giun định kỳ cho chó mèo.
Xử lý chất thải chó mèo đúng cách và rửa tay thật kỹ sau khi xử lý chất thải chó mèo
Tóm lại, bệnh sán chó là một bệnh chỉ lây truyền từ chó mèo sang người. Và hoàn toàn không lây từ người sang người. Nên nếu các bạn có người xung quanh mắc phải thì cũng không cần phải lo lắng. Việc hiểu rõ các đường lây nhiễm của bệnh sán chó có thể giúp chúng ta hoàn toàn phòng ngừa được việc mắc bệnh.
6 Cách Phòng Ngừa Bệnh Cúm Bạn Cần Biết Để Không Bị Lây Nhiễm
Nguyên nhân bệnh cúm?
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công ̣(Virus Influenza). Khả năng lây lan cao và nhanh, nhất là khi tiếp xúc quá gần. Điều kiện thời tiết lạnh, ẩm thấp cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Tỉ lệ lây lan của bệnh cúm rất nhanh có thể tạo thành dịch và đại dịch.
Bệnh cúm lấy qua các con đường sau:
Đường hô hấp.
Qua không khí dạng giọt bắn, giọt nước bọt.
Qua dịch tiết mũi họng.
Hắt hơi, ho.
Các triệu chứng bệnh cúm:
Sốt cao hơn 38°C.
Nhức mỏi, đau cơ bắp.
Đau đầu.
Nghẹt mũi.
Ho khan.
Viêm họng.
Cần tránh nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Triệu chứng cảm lạnh bao gồm hắt hơi, sổ mũi, đau họng và có xu hướng phát triển bệnh chậm.
Cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả nhất ngày nay là tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và giúp hạn chế các biến chứng.
Các đối tượng đặc biệt:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm ngừa, cách bảo vệ trẻ tránh lây nhiễm bệnh là những người thân xung quanh bé cần được tiêm phòng.
Phụ nữ có thai có thể tiêm ngừa vì không chỉ bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ mắc bệnh cúm sau khi chào đời.
Thời điểm nên tiêm phòng là mùa thu và mùa đông vì đây là mùa cúm hoạt động mạnh trong năm. Sau khi tiêm ngừa cần ít nhất 2 tuần để vắc xin bắt đầu có khả năng hoạt động tốt bạn nên chú ý sức khỏe trong thời gian này.
Vắc xin cúm có độ an toàn cao. Một số phản ứng thường gặp như sưng nhẹ ở vết tiêm, đau nhức, đau đầu, có thể sốt. Tuy nhiên, các phản ứng thường nhẹ, sau 1 – 2 ngày triệu chứng sẽ tự hết và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các loại vắc xin cơ chế bất hoạt cúm đang lưu hành tại Việt Nam gồm:
Vaxigrip Tetra của Pháp.
Influvac Tetra của Hà Lan.
GC Flu GCFlu Quadrivalent của Hàn Quốc.
Ivacflu-S của Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm
Bệnh cúm có đặc tính truyền nhiễm, dễ lây lan từ người này sang người khác bằng nhiều con đường. Chúng ta nên hạn chế tụ tập những nơi đông người khi không cần thiết để tránh khả năng lây nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó bản thân khi mắc bệnh cúm cũng nên ý thức hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây truyền bệnh, đặc biệt là những người thân. Khi ra đường cần mang khẩu trang và khuyến khích thay mỗi 2 giờ.
Hạn chế đi đến nơi đông người
Vệ sinh tay thường xuyên bằng nước rửa tay để giúp làm sạch và đánh bay virus, vi khuẩn. Rửa tay với nước chưa đủ sạch bạn nên lựa chọn các loại nước rửa tay có khả năng làm sạch như xà phòng, lifebuoy,…
Bàn tay là bộ phận tiếp xúc nhiều vật dụng trong ngày nên lượng virus dám dính là rất nhiều. Chúng ta có xu hướng dùng tay sờ lên mặt, miệng, mũi,.. điều này khiến dễ dẫn truyền mầm bệnh vào cơ thể.
Rửa tay sạch với xà phòng thường xuyên
Ho và hắt hơi là những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các vi khuẩn, virus, tống đờm, bụi bẩn ra khỏi cơ thể.
Vì đặc tính đó chúng ta cần che miệng mũi khi hắt hơi hoặc ho để hạn chế lây truyền cho những người xung quanh. Đây cũng là hành động thể hiện phép lịch sự của bạn.
Ngoài ra, bạn cần vệ sinh mũi và họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để giúp sát khuẩn.
Che miệng, mũi mỗi khi ho hoặc hắt hơi
Sức khỏe suy giảm là cơ hội cho virus phát triển thành bệnh. Vì thế bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng.
Các loại thực phẩm sau đây giúp nâng cao sức khỏe đề cho bản thân và gia đình bạn phòng ngừa cúm hiệu quả:
Thực phẩm giàu vitamin C: hỗ trợ sự hình thành kháng thể, có nhiều trong các loại trái cây (ổi, cam, quýt, chanh, bưởi,…) và các loại rau (bông cải xanh, rau cải thìa, rau mầm,…)
Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm giúp khống chế sự sản sinh của virus cúm, bổ sung từ thịt heo nạc, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, gan lợn,…
Các loại rau thơm như rau diếp cá, thì là, kinh giới, húng quế, rau răm,…có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa.
Củ gừng hoặc tỏi đều có tính ấm vị cay, uống trà gừng mật ong nóng giúp giảm triệu chứng bệnh cúm hiệu quả.
Bổ sung thực phẩm cần thiết để tăng sức đề kháng
Vệ sinh môi trường ở của bạn thật sạch sẽ, tạo bầu không khí trong lành giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm.
Dù là nhà ở hay nơi làm việc đều cần được dọn dẹp thường xuyên. Đặc biệt, môi trường làm việc có nhiều người và nhiều đồ dùng, thiết bị, máy móc (bàn ghế, máy tính,…) nên việc lau chùi bằng chất sát khuẩn rất quan trọng để phòng ngừa bệnh cúm lây lan rộng.
Vệ sinh nhà ở thường xuyên
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Sốt hơn 40°C.
Co giật.
Khó thở, thở nông.
Đau tức vùng ngực, vùng bụng.
Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
Đau mỏi cơ khó di chuyển.
Bí tiểu.
Mặt tái nhợt, xanh xao.
Nhức đầu, chóng mặt kéo dài.
Suy nhược yếu ớt.
Tình trạng bệnh lý mạn tính diễn biến xấu đi.
Nhóm có nguy cơ bị biến chứng cúm: trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, người già lớn hơn65 tuổi, phụ nữ đang mang thai,người suy giảm miễn dịch và người mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, COPD, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Xét nghiệm Real time RT-PCR.
Test nhanh kháng nguyên.
Phân lập virus.
Miễn dịch huỳnh quang.
Xét nghiệm huyết thanh học.
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khámNếu có các dấu hiệu mắc bệnh cúm, bạn nên đến chuyên khoa Bệnh Truyền Nhiễm để được thăm khám và điều trị:
Khu vực TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện Đại học Y Dược,…
Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, bệnh viện Quân Y 108,…
Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng nặng
Lưu ý:
Các sản phẩm sau trị cảm cúm đường uống có thể điều trị các triệu chứng cảm cúm
Advertisement
sản phẩm dạng uống Decolgen Forte có thể gây buồn ngủ, bạn nên thận trọng khi vận hành máy móc, lái tàu xe.
như đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang và các rối loạn của đường hô hấp trên. Đặc biệt,, bạn nên thận trọng khi vận hành máy móc, lái tàu xe.
Dạng viên xông chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi và sát khuẩn đường mũi, không có tác dụng điều trị.
Các sản phẩm chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến trực tiếp Nhà thuốc An Khang để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh trước khi dùng thuốc.
6 cách trị cảm cúm tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết
Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm
Nguồn: Sở Y tế Hà Giang, NSW, Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
10 Cách Đơn Giản Phòng Ngừa Bệnh Truyền Nhiễm Trong Thai Kỳ Mà Các Mẹ Nên Biết
Tiêm ngừa
Một số loại vắc-xin được khuyên dùng trước khi mang thai, trong khi mang thai hoặc ngay sau sinh. Tiêm phòng đúng cách vào đúng thời điểm có thể giúp bạn phòng ngừa được một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Ngoài ra, tiêm vắc-xin có thể giúp em bé của bạn không bị ốm hoặc không bị triệu chứng nặng nếu bị ốm. Ví dụ, vắc-xin cúm sử dụng trong thai kỳ đặc biệt quan trọng với sức khoẻ của bạn và con bạn trong những tháng đầu đời, các vắc-xin như viêm gan B, thuỷ đậu, Vắc-xin ngừa Rubella, Vắc-xin ngừa quai bị, Vắc-xin ngừa sởi, Thủy đậu … nên tiêm trước khi mang thai.
Tiêm ngừa
Nấu chín các món ăn từ thịtThịt là thành phần chứa đạm không thể thiếu trong dinh dưỡng của mẹ bầu. Tuy nhiên nếu ăn không đúng cách, đó sẽ là một nguy cơ lớn với thai kỳ. Khuyến cáo dành cho mẹ bầu là tất cả các loại thịt đều phải được nấu chín trước khi ăn.
Khi ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kĩ, bạn có nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn và ký sinh trùng như Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella. Nhiễm các vi sinh vật này có thể khiến em bé của bạn tổn thương thần kinh, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh cùng với nguy cơ xấu cho thai kỳ như sảy thai, sinh non, thai lưu … Ngoài ra, các loại thịt đóng hộp, chế biến sẵn, qua quá trình bảo quản có thể không còn sạch khuẩn. Do đó, các mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn.
Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễmNấu chín các món ăn từ thịtNấu chín các món ăn từ thịt
Trong khi mang thai nếu bà bầu bị nhiễm virus có thể sẽ ảnh hưởng ngay đến thai nhi hoặc đến lần mang thai tới, nên việc dự phòng các bệnh này là cực kỳ quan trọng. Những bệnh nhân bị thuỷ đậu hoặc rubella có khả năng cao lây cho người tiếp xúc, đặc biệt khi mẹ bầu chưa có miễn dịch với bệnh này. Nhiễm thuỷ đậu hoặc rubella có thể gây ra các biến chứng của thai kỳ và dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu hãy tránh xa bất kỳ ai mắc các bệnh này nếu bản thân bạn chưa bị nhiễm hoặc chưa tiêm các loại vắc-xin trước mang thai.
Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, hãy đảm bảo tuân thủ các biện pháp an toàn được khuyến cáo: đeo khẩu trang, khử khuẩn, tránh xa đám đông và thực hành giãn cách xã hội. Cho đến nay chưa có thông tin khoa học nào chứng minh, virus Corona có khả năng lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai. Tuy nhiên khi mắc bệnh thì sức đề kháng của cơ thể suy giảm mạnh sẽ dẫn đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh,…
Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễmTránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễm
Giữ vệ sinhTránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễmTránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang bị bệnh truyền nhiễm
Hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Khi ngủ nên thường xuyên ngủ màn.
Rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn loại bỏ nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm một số vi khuẩn có hại trong môi trường xung quanh. Bạn nên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay nhanh, đặc biệt là trước hoặc sau một số hoạt động như sử dụng nhà vệ sinh, hắt hơi, ăn hoặc nấu ăn.
Giữ vệ sinhGiữ vệ sinh
Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)Giữ vệ sinhGiữ vệ sinh
Uống sữa hoặc ăn những chế phẩm làm từ sữa tiệt trùng là an toàn với phụ nữ mang thai. Trong quá trình tiệt trùng, các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Nếu uống sữa tươi chưa trải qua bất kỳ quy trình tiệt trùng và thanh trùng nào cả thì rất dễ mắc một số bệnh, do loại sữa này chứa rất nhiều vi khuẩn, phổ biến nhất là sữa có thể chứa vi khuẩn Salmonella, E. coli, Campylobacter, đặt biệt là Listeria.
Tuy nhiên khi chưa tiệt trùng, nhiễm phải vi khuẩn này có khả năng dẫn đến sinh non, sảy thai, thai lưu hoặc các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng (theo CDC). Thanh trùng là cách hiệu quả nhất để tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn có hại nào mà không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.
Do đó, sữa tươi chưa tiệt trùng được coi là không an toàn với phụ nữ mang thai. Việc tiêu thụ sữa tươi chưa tiệt trùng khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Tránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễmMẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)Mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm sữa đã qua xử lý (thanh trùng hoặc tiệt trùng)
Bệnh toxoplasma là bệnh tìm thấy ở chim và động vật có vú trên toàn thế giới. Bệnh gây nên bởi một ký sinh trùng được gọi là Toxoplasma gondii. Cứ mỗi 100 người thì có khoảng 20 người bị bệnh trước khi họ trưởng thành. Hầu hết những người bị bệnh không biểu lộ bất cứ triệu chứng nào. Hệ miễn dịch của một người mạnh khỏe thường ngăn chận việc gây bệnh của ký sinh trùng.
Những người bị một dạng bệnh nhẹ thường có các triệu chứng giống như bị cúm chẳng hạn như sốt, đau cuống họng, nhức đầu, đau nhức bắp thịt và mệt mỏi. Các hạch ở cổ, ở nách hoặc háng có thể bị sưng nhưng thường không đau. Trong một số trường hợp, sự nhiễm trùng cũng có thể khiến thị giác bị mờ hoặc tạm thời bị mất thị giác. Những người đang được điều trị bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị, hoặc có một hệ miễn dịch bị suy yếu vì HIV hay vì bệnh nào khác có thể bị bệnh nặng hơn, chẳng hạn như bại não, hư mắt, đau tim hoặc các tổn thương các cơ quan nội tạng khác.
Các cách phổ biến để bị lây nhiễm ký sinh trùng gây bệnh toxoplasma bao gồm: chạm tay vào miệng sau khi dọn dẹp hộp đựng, phân mèo hoặc sau khi chạm tay vào bất cứ thứ gì đã có tiếp xúc với phân mèo; ăn thịt còn sống hoặc nấu chưa chín hẳn; uống sữa chưa được khử trùng theo phương pháp Pasteur; chạm tay vào miệng sau khi làm việc ngoài vườn hoặc chơi trong các thùng cát có chứa phân mèo hoặc phân của các loài thú thuộc họ mèo khác; hoặc vô tình nuốt phải bụi đất bị ô nhiễm trên sân chơi…. Thai nhi đang phát triển có thể bị nhiễm bệnh Toxoplasma nếu người mẹ bị nhiễm ký sinh trùng trong lúc đang mang thai. Người phụ nữ có thể không có triệu chứng, nhưng sự nhiễm trùng của thai nhi trong thời gian đầu mới mang thai có thể khiến bị sẩy thai, tăng trưởng kém, sinh non hoặc thai nhi chết trong bụng mẹ. Nếu một đứa trẻ sinh ra với bệnh toxoplasma, các em có thể bị các vấn đề về mắt, bị tràn dịch não (nước trong não), động kinh hoặc bị khuyết tật tâm thần.
Tránh côn trùng mang mầm bệnhTránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễmTránh chạm vào hoặc thay phân mèo và tránh tiếp xúc với đất có khả năng bị ô nhiễm
Các bệnh do côn trùng gây ra đặt những gánh nặng lên sức khỏe và kinh tế của những cá nhân và cả quốc gia. Hàng triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các bệnh truyền nhiễm gây suy nhược, dị tật, tàn tật như mù mắt.
Do đó, mẹ bầu nên sử dụng các biện pháp tránh côn trùng và tránh đi du lịch đến những vùng có dịch bệnh.
Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)Tránh côn trùng mang mầm bệnhTránh côn trùng mang mầm bệnh
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), còn gọi là các bệnh nhiễm qua đường tình dục (STIs), do nhiều vi sinh vật khác nhau về kích thước, chu kỳ sống, triệu chứng và sự nhạy cảm với các phương pháp điều trị hiện có gây ra.
Một số phụ nữ bị nhiễm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nhưng không cảm thấy bị bệnh hoặc không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Điều quan trọng là phải biết liệu bạn có bị STI khi mang thai hay không vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn và thai nhi.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn có bệnh STI trong thai kỳ. Một số bệnh STI có thể điều trị được trong lúc mang thai. Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các phương pháp tình dục an toàn để ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôiXét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)
Khi con người chúng ta thực hiện và mở rộng các hoạt động vào môi trường tự nhiên còn lại, chúng ta tiếp xúc gần hơn với một số loài gặm nhấm và nhiều bệnh hơn. Trừ chuột cống và chuột nhà, các loài gặm nhấm nổi tiếng khác có thể mang bệnh và tiếp xúc với con người gồm sóc chó, chuột chũi, sóc đất, chuột lemming và chuột đồng. Thực tế, loài gặm nhấm được xem là gây ra nhiều cái chết hơn tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm qua. Loài gặm nhấm mang nhiều sinh vật truyền bệnh, gồm nhiều loài vi khuẩn, vi rút, sinh vật đơn bào và giun sán.
Một số loài gặm nhấm có thể mang một loại vi-rút có hại gọi là vi-rút viêm màng não tế bào Lympho (LCMV). Hãy loại bỏ các loài gặm nhấm gây hại xung quanh hoặc trong nhà bạn. Nếu bạn có nuôi hamster, hãy nhờ người khác chăm sóc chúng cho đến khi bạn sinh.
Xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) ở những tuần cuối thai kỳTránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôiTránh các loài gặm nhấm hoang dã hoặc vật nuôi
GBS là tên viết tắt của liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn sống trong âm đạo và trực tràng. Nhiều phụ nữ mang GBS nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. GBS có thể được truyền cho thai nhi trong khi sinh. Hầu hết các em bé bị GBS từ mẹ không gặp vấn đề gì. Nhưng một số ít có thể trở nên ốm yếu. GBS có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. GBS không phải là bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Vi khuẩn này thường có trong ruột, âm đạo và trực tràng.
GBS thường có thể được phát hiện bằng xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện trong khoảng từ 36 tuần đến 38 tuần của thai kỳ. Mẫu xét nghiệm được lấy từ âm đạo và trực tràng của phụ nữ mang thai. Sau đó mẫu xét nghiệm được đưa đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy để tìm ra sự có mặt của GBS. Kết quả thường có sau 1 đến 2 ngày.
Theo thống kê, cứ 4 phụ nữ thì có 1 người mang loại vi khuẩn này, nhưng hầu hết họ không có bất kỳ triệu chứng gì. Tuy nhiên, đây là vi khuẩn thường gặp nhất gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh. Do đó, rất quan trọng khi biết liệu bạn có nhiễm GBS hay không. Xét nghiệm này được thực hiện dễ dàng ở gần cuối thai kỳ. Nếu bạn bị nhiễm GBS, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về cách bảo vệ em bé trong quá trình chuyển dạ.
Đăng bởi: Lê Nguyễn AnhCường
Từ khoá: 10 Cách đơn giản phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ mà các mẹ nên biết
Phòng Tránh Bị Lây Nhiễm Covid
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học New England (2023), virus corona gây ra Covid-19 có thể tồn tại tới 24 giờ trên bề mặt bìa carton, thậm chí là 72 giờ trên bề mặt nhựa và thép không gỉ. [1]
Kết quả của nghiên cứu chỉ mang tính tương đối vì thời gian virus tồn tại trên các bề mặt này còn tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể trong thực tế.
Mặc dù việc lây truyền virus corona từ bề mặt gói hàng sang người là hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng khả năng này là rất thấp và vòng đời của virus sẽ giảm mạnh theo thời gian.
Tuy vậy, bạn vẫn có khả năng cao bị nhiễm bệnh nếu người giao hàng hắt hơi trực tiếp vào kiện hàng rồi sau đó đưa cho bạn. Virus tuy không lây truyền qua da, nhưng chúng có khả năng xâm nhập vào đường hô hấp thông qua tiếp xúc và gây bệnh cho bạn một cách nhanh chóng.
Virus corona có thể tồn tại tới 24 giờ trên bề mặt bìa carton
Để gói hàng ở nơi không có người qua lại trong 24 giờBạn có thể để gói hàng ở bãi gửi xe, trước cửa nhà hoặc một nơi không có người qua lại trong ít nhất 24 giờ. Khoảng thời gian này được cho là đủ an toàn, khiến virus trên gói hàng bị chết đi trước khi bạn tiếp xúc với chúng.
Trường hợp bạn cần dùng gói hàng đó ngay lập tức thì tốt nhất nên mở bao bì bên ngoài rồi vứt chúng vào thùng rác. Đừng quên rửa tay thật kỹ bằng xà phòng trong khoảng 20 giây trước khi lấy mặt hàng bên trong đó và sử dụng.
Bạn có thể để gói hàng ở một nơi không có người qua lại trong ít nhất 24 giờ
Tránh virus trên các mặt hàng tạp hóa khi mua sắm onlineĐối với các mặt hàng tạp hóa khi mua sắm online, bạn nên rửa sạch tay và đợi vài giờ trước khi sử dụng chúng. Sau khoảng thời gian này, lượng virus tồn tại trên các món đồ tạp hóa sẽ giảm đáng kể.
Với những loại thực phẩm như rau và trái cây, bạn chỉ nên rửa sạch chúng bằng nước, tuyệt đối không sử dụng xà phòng hoặc các chất khử trùng. Nếu trên thực phẩm còn sót lại mùi xà phòng hoặc các chất khử trùng thì rất dễ dẫn đến tình trạng buồn nôn và tiêu chảy.
Đối với các loại đồ hộp hay thực phẩm đóng chai, bạn có thể lau sạch chúng bằng chất khử trùng có cồn. Cần lưu ý, sau khi vứt bỏ bao bì phải rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có chứa cồn để sát trùng một cách hiệu quả.
Các mặt hàng tạp hóa khi mua sắm online cần loại bỏ virus trước khi sử dụng
Tránh tiếp xúc trực tiếp với người giao hàng khi mua sắm onlineBạn có thể đưa ra yêu cầu giao hàng không cần tiếp xúc, ví dụ như để gói hàng ở một nơi an toàn bên ngoài nhà của bạn.
Nếu buộc phải tiếp xúc gần, bạn nên đeo khẩu trang, găng tay và đảm bảo duy trì khoảng cách 2m với người giao hàng để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Ngày nay, việc thanh toán trả trước qua thẻ và sử dụng các hình thức vận chuyển giữ khoảng cách ngày càng phổ biến, tạo điều kiện tối đa cho việc mua hàng online trong mùa dịch.
Bạn nên đeo khẩu trang và đảm bảo duy trì khoảng cách 2m với người giao hàng
Rửa tay ngay sau khi nhận và mở gói hàngSau khi nhận và mở gói hàng, bạn nên rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước sạch hoặc các loại nước rửa tay có chứaít nhất 60% cồn. Ngoài ra, sau khi chạm vào bưu phẩm, bạn tuyệt đối không được đưa tay lên mắt, mũi và miệng.
Lưu ý, tránh chạm tay vào mặt càng nhiều càng tốt. Mặc dù virus không thể lây nhiễm qua da, nhưng nó có thể xâm nhập hệ hô hấp thông qua trung gian là bàn tay chứa đầy vi khuẩn và virus của bạn.
Tránh chạm tay vào mặt càng nhiều càng tốt
Theo dõi sức khỏe thường xuyênBạn nên theo dõi sức khoẻ mỗi ngày và nếu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt hay khó thở hãy liên lạc với cơ sở y tế gần nhất. Bảo vệ tốt sức khỏe bản thân là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay.
Advertisement
Nếu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt hay khó thở hãy liên lạc với cơ sở y tế gần nhất
Đối tượng cần tự cách ly y tế tại nhà để tránh lây nhiễm Covid-19
Chuẩn bị nơi làm việc sẵn sàng phòng chống Covid-19
Người nhiễm covid-19 sau khi chữa khỏi, tái xét nghiệm dương tính trở lại
Nguồn: VOV, Truyền hình Nghệ An
Nguồn tham khảo
Aerosol and Surface Stability of SARS-CoV-2 as Compared with SARS-CoV-1
Phác Đồ Điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn Bệnh Viện Chợ Rẫy
Da, mô mềm, cơ xương khớp
Đường hô hấp: viêm phổi, áp xe phổi, viêm phế quản, viêm mủ màng phổi,…
Hệ tiết niệu như: viêm mủ bể thận, ứ mủ bể thận,…
Một số nhiễm khuẩn khác: như viêm nội tâm mạc cấp và bán cấp,…
Lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng của đáp ứng viêm hệ thống như: xác định khi có từ hai tiêu chuẩn sau đây trở lêníl1
Các biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng:
+ Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Dấu hiệu suy chức năng cơ quan:
Điểm SOFA và qSOFA
Khái niệm:
q-SOFA: là thang điểm đánh giá nhanh của SOFA tại giường bệnh với ba tiêu chí:
Huyết áp tâm thu <= 100 mmHg
Đánh giá: các tiêu chuẩn của rối loạn chức năng tạng, sử dụng bảng điềm SOFA score[2l
Điểm số SOFA < 9 dự báo tỉ lệ tử vong 33%.
(bilỉrubinụmol/L)
tụt
huyết
HATB
<70
170
hoặc < 500 mL/24 giờ
Cận lâm sàng
+ Máu lắng tăng
Xét nghiệm vi sinh xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn: cấy máu mọc vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, nấm.
Dấu hiệu cận lâm sàng của rối loạn, suy chức năng cơ quan như:
+ Suy thận: tăng ure và creatinin
+ Suy gan: tăng ALT, AST, bilirubin máu, giảm tỉ lệ prothrombin máu,…
+ Giảm số lượng tiểu cầu, rối loạn đông máu, đông máu nội mạch rải rác,…
Các biểu hiện của nhiễm khuẩn nặng.
Rối loạn chức năng cơ quan tiến triền thành suy chức năng cơ quan không đáp ứng với bù dịch và phải dùng thuốc vận mạch.
Chẩn đoán phân biệt
Sốc tim do nhiều nguyên nhân: từ màng ngoài tìm, cơ tim với nhiều tác nhân như chèn ép tim cấp, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim,… với đặc trưng cung lượng tim giảm nhiều.
Chẩn đoán nguyên nhân
Phối hợp các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính,…
Cấy các bệnh phẩm nghi ngờ của nhiễm khuẩn như: mủ, chất tiết, đờm dãi, dịch, mủ màng phổi, màng tim, dịch não tủy, máu và nước tiểu hay mủ hoặc dịch dẫn lưu ổ áp xe,…
Chẩn đoán mức độ
Lactat máu tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch là biểu hiện nặng của sôc.
Sơ đồ chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo SEPSIS IỊIra:
Nguyên tắc
Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn là biện pháp điều trị quan trọng trong sepsis và septic shock.
– Liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm phù hợp, phổ rộng, sớm, tỉ lệ từ vong tăng theo mỗi giờ chậm trễ sử dụng kháng sinh.
+ Viêm hoặc áp xe màng phổi
+ Thủng tạng rỗng
+ Liệu pháp kháng sinh phổ hẹp.
Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
Ưu tiên điều trị ban đầu*21:
Bảo vệ chức năng các tạng do giảm tưới máu cơ quan nghiêm trọng
Bù dịch, vận mạch, kiểm soát toan kiềm.
Xử trí tại bệnh viện
Bồi phụ thể tích dịchỉ2]
Là mục tiêu đầu tiên định hướng trong điều trị sepsis và sốc nhiễm khuẩn
Bắt đầu ngay từ khi tiếp cận bệnh nhân (mục tiêu trong 6 giờ đầu)
– Đặt và đo các thông số huyết động, hoặc CVP
Dùng vận mạch
Chỉ sử dụng thuốc vận mạch khi đã đánh giá đã bù đủ dịch.
Thuốc tăng co bóp cơ tim: dobutamin không sử dụng thường quy cho các người bệnh nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn, chỉ sử dụng cho người bệnh có rối loạn chức năng thất trái thông qua đánh giá siêu âm tim hoặc ống thông động mạch phổi.
Trường hợp có chi định, dùng dobutamin với liều khởi đầu 3ug/kg/phút, sau đó theo dõi và tăng dần mỗi lần 5 ug/kg/phút, không vượt quá 20 ug/kg/phút.
Khó đạt mục tiêu duy trì huyết áp trung bình 65-70 mmHg nếu không bù đủ dịch.
Sử dụng thuốc vận mạch có thể làm xấu thêm tình trạng thiếu oxy mô nếu có giảm thể tích nội mạch.
Epinephrine, một vai trò mới nổi
Có hiệu quả tương tự như norepinephrine + dobutamine trong sốc nhiễm khuẩn.
Đánh giá đáp ứng điều trị ban đầu
Kháng sinh, dịch, vận mạch:
+ Độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm và lactate động mạch
Bình thường hóa lactate động mạch cũng như ScvO2 khi so sánh tỉ lệ từ vong do nhiễm khuẩn huyết. Đo dễ dàng hoặc không cần thiết qua catheter tĩnh mạch trung tâm.
Chần đoán căn nguyên nhiễm khuẩn và dùng kháng sinhllỉ
Giải quyết ổ nhiễm khuẩn bằng chọc hút, dẫn lưu hoặc phẫu thuật dẫn lưu nếu có chỉ định trên cơ sở cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho bệnh nhân.
Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt, tốt nhất trong giờ đầu ngay sau khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn, lưu ý dùng kháng sinh sau khi đã cấy máu.
Phối hợp kháng sinh trong các trường hợp:
+ Nếu người bệnh có giảm bạch cầu phải phối hợp kháng sinh phủ tối đa phổ nhiễm khuẩn (vi khuẩn gram âm, gram dương hay vi khuẩn nội bào,…).
+ Nếu nghi ngờ do cầu khuẩn đường ruột phối hợp thêm kháng sinh có nhạy cảm với cầu khuẩn đường ruột như: vancomycin, cubicin,…
Lưu ý ở người bệnh có suy thận, liều kháng sinh phải dựa vào độ thanh thải creatinin, liều đầu tiên dùng như bình thường không cần chỉnh liều, chỉ chỉnh liều từ các liều sau.
Dùng corticoid1
Lưu ý có thể làm nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn nếu liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp và gây tăng đường máu.
Kiểm soát đường máu
Mục tiêu đường huyết <= 180 mg/dL làm giảm tỉ lệ tử vong hơn 81-108 mg/dL.
Thở máy
Các biện pháp:
+ Thở máy xâm nhập có sử dụng PEEP (nếu không có chống chỉ định dùng PEEP) khi thở máy khồng xâm nhập thất bại hoặc người bệnh không hợp tác.
Hướng dẫn truyền máu và các chế phẩm máu
Không truyền plasma tươi đông lạnh để điều chỉnh các bất thường trên xét nghiệm khi không có nguy cơ chảy máu trên lâm sàng cũng như không có kế hoạch làm thủ thuật.
Truyền khối tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu < 10.000/mL ngay khi lâm sàng không có nguy cơ chảy máu. Truyền khối tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu < 20.000/mL kết hợp có nguy cơ chảy máu trên lâm sàng. Đưa số lượng tiểu cầu lên trên 50.000/mL nếu có kế hoạch làm thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Tiên lượng sốc nhiễm khuẩn diễn biến nặng khi có một trong hai yếu tố sau:
Lactat tăng dần và tụt huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch.
Phát hiện và xử trí sớm các nhiễm khuẩn.
Andrew Rhodes và cộng sự (2023), “Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock: 2023”, Intensive Care Med
Có Nên Tiếp Tục Sử Dụng Thuốc Acei/Arb Với Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Nhiễm Covid
Đại dịch Covid-19 gây nên những hậu quả khôn lường với tỉ lệ tử vong rất cao ở những bệnh nhân lớn tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu về 1128 bệnh nhân bị tăng huyết áp nhiễm Covid-19 nhập viện ở chín bệnh viện ở Hồ Bắc, Trung Quốc đã chỉ ra rằng, việc tiếp tục sử dụng thuốc ACEI/ARB làm giảm tỉ lệ tử vong và chuyển biến phổi xấu ở các bệnh nhân này.
Những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như tăng huyết áp thường có tỉ lệ tử vong cao khi nhiễm phải SARS-CoV-2. Cơ chế để Covid-19 gây nên chuyển biến xấu ở các bệnh nhân tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa được kết luân chắc chắn.
Các giả thuyết được đưa ra rằng, khi bệnh nhân nhiễm Covid-19, việc kích hoạt quá mức hệ thống RAS có thể góp phần vào sự tiến triển của tổn thương phổi bằng cách thúc đẩy phản ứng viêm và cơn bão cytokine, kích thích hệ thống NADH/NADPH oxydase và kích hoạt sự co bóp tế bào và co mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn vẫn rất cần thiết để mối liên hệ này trở nên rõ ràng hơn.
Nhóm thuốc ACEI/ARB là nhóm thuốc đầu tay khi sử dụng cho các bệnh nhân tăng huyết áp. Do đó, mối quan tâm chính của rất nhiều bác sĩ, bệnh viện là có nên tiếp tục sử dụng ACEI/ARB cho các bệnh nhân tăng huyết áp hay không.
Thụ thể ACE2 có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm hệ tiêu hóa, tim, phổi. Ban đầu người ta lo ngại rằng, sử dụng ACEI/ARB sẽ làm tăng sự biểu hiện của ACE2 trong cơ thể, và điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lan nhanh, gây chuyển biến xấu.
NGày 17/4/2023, một nghiên cứu đã được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ các trường đại học khác nhau đã được công bố nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên. Trong nghiên cứu hồi cứu này, 1128 bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm Covid-19 được nhập viện tại 9 bệnh viện thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được chia thành 2 nhóm là: nhóm sử dụng ACEI/ARB và nhóm không sử dụng ACEI/ARB. Các tác giả đã đi đến các kết quả rất đáng được chú ý như:
– Có 99 ca tử vong trên tổng số 1128 bệnh nhân thì trong đó có 7 ca (3,7%) thuộc nhóm sử dụng thuốc ACEI/ARB và 92 ca (9,8%) thuộc nhóm không sử dụng thuốc ACEI/ARB.
– Nhóm không sử dụng thuốc ACEI/ARB có tỉ lệ sốt, khó thở và tổn thương phổi hai bên cao hơn.
– Tỉ lệ sốc nhiễm trùng ở nhóm bệnh nhân sử dụng ACEI/ARB là 3,2% và nhóm không sử dụng ACEI/ARB là đến 8%
Tuy các nghiên cứu làm sáng tỏ vẫn cần được thực hiện và các kết luận vẫn còn chưa được chắc chắn, nhưng với tình hình hiện tại, ACEI/ARB vẫn tiếp tục là thuốc đầu tay đối với các bệnh nhân tăng huyết áp nhiễm phải Covid-19.
Dược sĩ Tạ Hoàn Thiện Quân
Cập nhật thông tin chi tiết về Hiểu Đúng Về Lây Nhiễm Bệnh Sán Chó Phòng Ngừa Bệnh Truyền Nhiễm trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!