Xu Hướng 9/2023 # Hạt Dổi – Gia Vị Truyền Thống Của Vùng Núi Tây Bắc # Top 14 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hạt Dổi – Gia Vị Truyền Thống Của Vùng Núi Tây Bắc # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hạt Dổi – Gia Vị Truyền Thống Của Vùng Núi Tây Bắc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hạt dổi là hạt của cây dổi ăn hạt, có tên khoa học là Michelia tonkinensis A.Chev. Cây dổi là một loại cây gỗ thường xanh thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Cây dổi còn được gọi với một số tên dựa vào nguồn gốc như giổi xanh, giổi bắc, dổi Tây Nguyên, dổi Hoà Bình,…

Cây dổi là loại cây đặc hữu của Việt Nam, cây gỗ đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, loài cây này có phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Hiện nay các quần thể dổi trong rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác kiệt và số lượng cây tái sinh tự nhiên còn ít do hạt bị thu hái quá mức.

Ở nhiều vùng của Việt Nam cây dổi ăn hạt đang được coi là một trong những loài cây gỗ bản địa chính để phục vụ công tác trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên.

Loài cây dổi vốn có 2 loại, một là dổi hạt (Michelia tonkinensis) và dổi xanh (Michelia mediocris). Dổi xanh hạt đắng không ăn được mà chỉ trồng để lấy gỗ. Cây dổi thường mọc ở độ cao 700-1500m.

Chúng thường mọc trên các sườn phía Đông và Đông Nam của các núi đất. Cây ra hoa quả thường có 2 vụ trong năm. Hoa ra tháng 2-3 thương cho quả chín và thu hoạch hạt vào tháng 9-10, hoa ra tháng 7-8 thường cho quả chín và thu hoạch hạt vào tháng 3-4.

Cây dổi thuộc dòng gỗ lớn cổ thụ lâu năm, trung bình 50 – 60 năm, có cây sống đến trăm năm. Thân cây mọc thẳng, tròn đều, phân cành tầng cao. Cây gỗ trưởng thành cao khoảng 20 – 30m, đường kính 5 – 7 m, màu nâu sáng nhẫn bóng. Hoa dổi màu vàng nhạt, có 9 cánh chia nhiều lớp, mùi rất thơm.

Quả dổi mọc dạng chùm, có eo thắt, vỏ quả màu xanh bóng, bên trong chứa từ 1-4 hạt. Hạt cây dổi có màu đỏ đậm, khi phơi khô chuyển dần sang màu nâu đen. Cây dổi ra hoa, quả 2 vụ trong năm. Hoa ra tháng 3 – 4 và tháng 7 – 8, sau đó khoảng 7 tháng thì cho thu hoạch quả.

Hạt sau khi thu hái được phơi nắng để tạo điều kiện nứt vỏ. Khi quả nứt dùng tay để để tách hạt ra khỏi vỏ. Đối với hạt không dùng để làm giống, thì phơi khô hoặc gác bếp để hong khô.

Vỏ cây dổi chứa 0,24% alcaloid. Thân cây dổi chủ yếu chứa camphor 23,8%. Tinh dầu vỏ thân chứa camphor 15,7%, safrol 14,3%. Các thành phần trên có tác dụng làm thuốc kích thích tiêu hoá, trị đau bụng, ăn không tiêu.

Thành phần làm nên mùi thơm và giá trị của hạt dổi là Tinh dầu. Thịt quả và hạt chứa chủ yếu tinh dầu safrol (lần lượt là 70,2 và 72,9%). Hạt già có hàm lượng tinh dầu cao hơn so với hạt non. Bên cạnh đó, hạt còn chứa một số loại flavonoid và alkanoid.

Đối với người dân Tây Bắc, hạt dổi là vị thuốc quý với tác dụng chữa các chứng bệnh về tiêu hoá và xương khớp.

Lợi ích cho hệ tiêu hoá

Hạt dổi giã nhỏ dùng làm gia vị cho vào các món ăn giúp kích thích tiêu hoá. Kinh nghiệm dân gian cho thấy cho loại hạt này vào một số món như tiết canh, sẽ giúp hiệu tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, không bị tiêu chảy hay ngộ độc.

Hạt dổi cũng là một vị thuốc giúp trị chứng đầy bụng, khó tiêu sau một bữa ăn thịnh soạn hay uống nhiều bia rượu. Một kinh nghiệm của người Mường – Hoà Bình, cho biết, khi đau bụng, chỉ cần lấy 1 hạt ra nhai nuốt là sẽ hết. Nhai nguyên hạt sẽ có vị cay và hơi hắc.

Lợi ích trên xương khớp

Hạt dổi lấy ngâm rượu làm thuốc xoa bóp cho các bệnh đau nhức cơ, nặng mỏi tay chân rất hiệu quả. Một số kinh nghiệm dân gian cho thấy hạt cây dổi giúp hỗ trợ các triệu chứng bệnh xương khớp như thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Hạt cây dổi dùng để ngâm rượu theo tỷ lệ 1 kg hạt khô với 3 lít rượu trắng. Ngâm ngập hạt, phải ngâm ít nhất 3 tháng. Đặc biệt vào những tháng mùa đông, dùng rượu dổi 2 – 3 lần/ngày ở các khớp sẽ giúp giảm tình trạng sưng, đau.

Gia vị tuyệt vời cho các món ăn

Cùng với hạt mắc khén, hạt dổi là một trong những gia vị độc đáo nhất của miền Tây Bắc. Với thành phần chính là tinh dầu, loại gia vị này có mùi thơm và vị hơi cay. Loại hạt dùng để ướp thịt, cá cùng với một số gia vị khác. Đặc biệt, hạt này là một thành phần không thể thiếu của “Thịt trâu gác bếp” – một món ăn đậm chất núi rừng Việt Nam.

Hạt dổi được mệnh danh là “vàng đen” của Tây Bắc với giá cả khá cao nên bị làm giả rất nhiều. Người dân cần chọn mua ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Tuy là một trong những gia vị khá lành tính, tuy nhiên những người dễ bị tiêu chảy, có cơ địa hàn lạnh, không nên sử dụng nhiều.

“Vàng đen” của núi rừng Tây Bắc ngoài công dụng làm tăng hương vị cho nhiều món ăn đặc sản, còn có nhiều lợi ích sức khoẻ khác. Nổi bật là tác dụng trong các bệnh về đường tiêu hoá và xương khớp.

Du Lịch Tây Bắc: Khám Phá Phong Tục Đón Tết Truyền Thống Của Dân Tộc Mông

Du lịch Tây Bắc: Khám phá phong tục đón Tết truyền thống của dân tộc Mông

Đàn ông người Mông sẽ là người dậy sớm nhất trong gia đình để làm hết mọi công việc nhà thay cho phụ nữ. Ảnh: VOV/Truyenhinhdulich.

Người Mông chuẩn bị Tết rất chu đáo. Từ việc nghỉ làm nương rẫy để dọn dẹp nhà cửa đến may quần áo mới, trang trí nhà cửa, làm mâm cúng ông bà. Tháng Chạp âm lịch hàng năm là khoảng thời gian người Mông bắt đầu chuẩn bị đón tết truyền thống của dân tộc mình. Đây cũng là thời điểm những cánh đào đầu tiên trên vùng rẻo cao Tây Bắc bắt đầu bung nở.

Hoa đào nở rộ giữa trời Sapa.

Người dân tộc Mông sẽ khoác lên những bộ trang phục đẹp nhất để đi chơi Tết. Ảnh: Báo Nhân dân.

Ngày Tết của người Mông độc đáo với các món ăn thay cơm như mèn mén, thắng cố thơm ngon, bánh dày dẻo mềm, rượu ngô ấm bụng. Khắp bản trên làng dưới đều nô nức tiếng chày giã gạo làm bánh dày, thứ đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào. Theo quan niệm, bánh dày là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và là nguồn gốc sinh ra loài người. Mỗi nhà có thể làm từ 50 đến 100 chiếc bánh dày để cúng Tết.

Người Mông làm bánh dày ngày Tết. Ảnh: VOV.

Bánh dày. Ảnh: VOV.

Bên cạnh thắng cố, mèn mén và bánh dày thì bắt buộc phải có rượu ngô, loại rượu được làm từ giống ngô vàng dẻo ngọt, được cất trữ từ vụ thu hoạch cuối tháng 6 dương lịch hàng năm. Rượu ngô Tây Bắc đặc biệt có vị ngọt, thơm. Nhấp một ngụm rượu, bạn sẽ thưởng thức được ngay vị thơm lừng cay cay, tê tê đầu lưỡi lại vừa ấm nóng sảng khoái đến bất ngờ.

Nấu rượu ngô. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Vào mỗi dịp Tết đến cũng là dịp nhà nhà, người người khoác lên mình những bộ quần áo mới thật đẹp. Đối với người Mông cũng vậy, họ khoác lên mình những bộ đồ thổ cẩm thật đẹp. Quần áo váy thổ cẩm của người Mông được làm chủ yếu bằng vải tự dệt, mặc cùng chiếc khăn đội đầu, thắt lưng. Tất cả được thêu hoa văn cầu kỳ, tinh xảo.

Những bộ trang phục thổ cẩm đẹp sặc sỡ. Ảnh: VOV/Truyenhinhdulich.

Tết cũng là thời gian diễn ra các hoạt động giao lưu, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Mông. Phong tục Tết của người H’mông bao gồm rất nhiều các hoạt động. Trong đó có lễ cúng ông bà, tổ tiên, gia đình quây quần bên nhau uống rượu ngô, ăn cơm Tết, chúc Tết nhau, vui chơi các trò chơi truyền thống như ném pao, đánh cù, đánh quay và rất nhiều các hoạt động văn hóa đặc sắc khác.

Một trong số những trò chơi dân gian ngày Tết của người H’Mông. Ảnh: VOV/Truyenhinhdulich.

Một điều mà không thể không nhắc đến là những điều kiêng kỵ cần tránh trong mỗi dịp Tết. Với mong muốn cuộc sống yên bình, hạnh phúc trong năm mới, người Mông kiêng kỵ rất nhiều thứ trong ngày Tết. Đặc biệt là việc tắt lửa trong bếp, kiêng giẫm lên bếp lò. Kiêng việc nướng cháy bánh giày hay thổi lửa. Bên cạnh đó, người Mông còn kiêng cả việc ăn cơm chan với canh trong 3 ngày Tết. Bởi lo sợ rằng ruộng nương sẽ bị ngập lụt trong năm tới.

Tết của đồng bào dân tộc Mông Tây Bắc là tổng hòa những nét đẹp văn hóa độc đáo mà người Mông bao thế hệ vẫn cố gìn giữ bản sắc của dân tộc mình qua ngày Tết truyền thống.

Chuẩn bị những mâm cỗ để dâng cúng tổ tiên, trời đất hay mời anh em họ hàng đến ăn mừng. Ảnh: Báo Lao động.

Đăng bởi: UYÊN Trần Thị Thu

Từ khoá: Du lịch Tây Bắc: Khám phá phong tục đón Tết truyền thống của dân tộc Mông

Bình Yên Giữa Núi Rừng Tây Bắc

1. Có thể tìm thấy Eco Palms House ở đâu?

Eco Palms House tọa lạc tại bản Lao Chải với tầm nhìn ra khung cảnh dãy Hoàng Liên Sơn và thung lũng Mường Hoa đẹp như tranh vẽ.

2. Khám phá những điều hấp dẫn tại Eco Palms House

Eco Palms House là khu nghỉ dưỡng được rất nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích, lựa chọn. Nơi đây sở hữu cho riêng mình phong cảnh rừng núi bao quanh tuyệt đẹp cùng các hoạt động, dịch vụ nổi bật mà bạn chắc chắn không thể bỏ lỡ.

Nghỉ dưỡng trong không gian view núi 180 độ

Eco Palms được thiết kế vô cùng độc đáo

Eco Palms House là nơi tuyệt vời nhất để bạn dừng chân. Nơi đây sẽ giúp bạn cảm nhận sự thoáng đãng, trong lành với khí hậu mát mẻ của vùng núi phía Bắc. Nơi đây tọa lạc trên khu đất cao. Vị trí này sẽ mang đến tầm nhìn 180 độ ra dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp một màu xanh hoang sơ, tươi tốt. Đây cũng chính là lý do nơi đây được mệnh danh là view núi 180 độ.

Hướng xuống phía dưới chân núi, du khách sẽ thấy được toàn bộ thung lũng Mường Hoa đẹp tựa tranh vẽ. Với những thửa ruộng bậc thang chạy tít tắp đến tận chân trời. Bầu không khí ở đây quả thật hợp lý cho một buổi sáng thưởng thức một ly cafe ấm nóng giữa cái se lạnh của núi rừng Sapa.

Những bữa tiệc BBQ “cây nhà lá vườn”

Tại sao lại nói đây là những bữa BBQ “cây nhà lá vườn”? Bởi tại Eco Palm House, tất cả rau xanh đều được tự gieo trồng và cung cấp. Đây cũng là hoạt động mà du khách sẽ được trải nghiệm như bẻ bắp, gieo hạt, trồng rau,… cùng người dân.

Đạp xe khám phá núi rừng Sapa “miễn phí”

Nghỉ dưỡng tại Eco Palm House bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cảm giác thong dong khám phá núi rừng Tây Bắc trên chiếc xe đạp, cùng đến từng ngõ ngách của Sapa. Hay lang thang qua những cánh đồng ruộng bậc thang ngào ngạt lúa chín.

Thời điểm nào Eco Palms House đẹp nhất?

Theo kinh nghiệm của nhiều du khách thì thời điểm đẹp nhất để tới Eco Palm House là vào tháng 6 đến tháng 8 âm lịch. Lúc này thời tiết ở nhiều nơi khá nắng nóng nhưng ở Sapa lại vô cùng mát mẻ.

Vào khoảng thời gian này, những thửa ruộng bậc thang đã khoác lên mình một màu xanh mướt, một số thửa đã dần ngả sang màu vàng tuyệt đẹp. Tất cả sẽ hiện ra như một bức tranh vẽ hoàn hảo mà không có bất cứ nơi nào có được.

3. Ẩm thực tại Eco Palms House có gì khiến du khách lưu luyến? Nhà hàng bên trong Eco Palms House

Nếu bạn muốn thưởng thức các món ăn đặc sản của Sapa nhưng không muốn đi đâu xa thì nhà hàng Eco Palms House là sự lựa chọn không thể lý tưởng hơn. Hiện nay, nhà hàng này đang phục vụ rất nhiều món ăn đặc sản của vùng đất Sapa. Từ thịt trâu gác bếp, gà đen, lợn cắp nách, thắng cố, cơm lam, cá nướng,… cũng như nhiều món ăn vùng miền khác đều rất ngon và có giá cả hợp lý.

Nhà hàng được thiết kế khá đơn giản và mộc mạc với nguyên vật liệu từ tre và gỗ. Chúng sẽ mang đến cho bạn cảm giác ấm cúng trong mỗi bữa ăn. Mức giá các món ăn bên trong nhà hàng dao động từ 45.000đ/món. Giá cả này cũng được xem là tương đối phải chăng so với các nhà hàng trong khu vực.

4. Giá phòng tại Eco Palms House

Tại đây có 5 bungalow, mỗi bungalow được thiết kế kỳ công như những ngôi nhà đặc trưng của các dân tộc thiểu số sinh sống ở Sa Pa gồm: Mông, Dao Đỏ, Tày, Giáy và Xá Phó.

Cảm nhận đầu tiên của bất kì du khách nào khi đặt chân đến đây là không gian thoáng đãng, khí hậu mát mẻ, những ruộng bậc thang trải dài tít tắp khắp đồi núi khiến bao nhiêu mệt mỏi trong suốt chặng đường dường như tan biến.

Đăng bởi: Trần Tín

Từ khoá: Eco Palms House – Bình yên giữa núi rừng Tây Bắc

Mâm Cỗ Tất Niên Với Các Món Ăn Truyền Thống Từng Vùng Miền

Tết nguyên đán và mâm cỗ Tất niên đối với người Việt mà nói là ngày có ý nghĩa quan trọng với mỗi gia đình. Là ngày cả nhà sum vầy bên nhau, chờ đón mâm cơm đoàn tụ bên những người ở xa, chia sẻ với nhau những câu chuyện đã qua trong năm cũ và cùng chào đón năm mới đầy ấm áp. Nhưng có lẽ giới trẻ ngày nay có lẽ hơi thiếu quan tâm đến điều này.

Cùng ôn lại Mâm Cỗ Tất Niên của Tết nguyên đán với các món truyền thống nào!

Bữa cơm Tất Niên – nét văn hóa của người Việt

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng cho rằng: “Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau một năm”.

Bên cạnh bài cúng Tất niên, thì bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về”.

Ý nghĩa của bữa cơm Tất Niên

Trong dịp Tết nguyên đán, bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng truyền thống sâu sắc. “Mùi Tết” ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào, không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo quan niệm truyền thống bữa cơm cuối cùng của năm là để tiễn biệt năm cũ, ăn xong người ta sẽ bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, những giận hờn cũng sẽ xóa bỏ từ đây. Mâm cơm tất niên còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Có thể ra mộ của bậc trên đã khuất thăm hương với mong muốn rước ông bà tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình hoặc cũng có thể thắp hương cúng tất niênngay tại gia đình.

Mâm lễ cúng Tất Niên và các món ăn truyền thống theo miền

Lễ tất niên thường được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng, vui vẻ xong thì phải chuẩn bị mâm cỗ cúng Tất niên.

Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm:

Hương hoa, vàng mã

Đèn nến

Trầu cau

Rượu

Bánh chưng

Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Bắc:

Trước đây, mâm cỗ miền bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Tám đĩa:thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho. Hiện nay, mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.

Bốn bát, bốn đĩa gồm: bát giò heo hầm măng, lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.

Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Trung:

Các món ăn truyền thống miền Trung trong dịp Tết nguyên đán cũng tương tự miền Bắc. Bên cạnh đó hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Món ăn truyền thống mâm cỗ Tất Niên miền Nam:

Mâm cỗ tất niên miền Nam hay cóbánh tét,thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, canh khổ qua nhồi thịt, chả giò…

Ðầy đủ các món ăn là vậy bởi quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức nhiều món như vậy, bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.Ngày nay cuộc sống có phần khá giả hơn, những món ăn truyền thống đó được các mẹ nấu ăn hàng ngày. Việc có thể thưởng thức những món ăn trên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người nữa.

Đăng bởi: Phạm Tuấn Vlog

Từ khoá: Mâm cỗ Tất niên với các món ăn truyền thống từng vùng miền

Nếm Thử Những Món Ăn Truyền Thống Ả Rập Ngon Nhất Vùng Trung Đông

Các quốc gia Ả Rập nổi tiếng với những món ăn ngon. Trên thực tế, món ăn truyền thống Ả Rập không giống nhau và nó khác nhau giữa các quốc gia. Đó cũng được coi là một điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến để thưởng thức hương vị ngon tuyệt.

Về mặt nhân học, ẩm thực của một vùng cũng quan trọng trong việc hiểu biết về văn hóa của vùng đó như kiến ​​trúc, trang phục dân tộc, truyền thống và hơn thế nữa. Vì vậy, thử các món ăn Ả Rập là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ chuyến thăm Trung Đông nào. Thức ăn rất phong phú với rất nhiều lựa chọn khác nhau, ngon miệng hấp dẫn với đầy màu sắc và nó mang lại cho du khách cơ hội thưởng thức càng nhiều món càng tốt và thử một chút mọi thứ.

Những món ăn truyền thống Ả Rập đặc trưng nhất 1. Harees

Các món ăn truyền thống Ả Rập

Harees là một món ăn truyền thống phổ biến trong ẩm thực của các Tiểu vương quốc. Nó dùng để chỉ một loại cháo được nấu từ lúa mì đã đánh tan và thịt, thường là thịt gà hoặc thịt cừu. Nó thường được phục vụ với các thành phần khác nhau như đường, quế, bơ sữa trâu, quả hồ trăn và nho khô.

Harees trở nên đặc biệt phổ biến trong tháng lễ Ramadan. Đó là một món ăn no và bổ dưỡng, dễ gây đau bụng, là một lợi ích trong tháng ăn chay. Đó là một món ăn phổ biến trên khắp Bán đảo Ả Rập và ở các quốc gia khác như Armenia.

Harees

Trước khi sử dụng, lúa mì phải được ngâm ít nhất 5 giờ, tốt hơn nếu để qua đêm. Sau đó, nó được đặt trong một nồi nước với thịt, hành, tỏi và gia vị. Ngay cả với nồi áp suất, vẫn phải mất ít nhất 1,5 giờ để lúa mì chín hoàn toàn. Các hạt sau đó được nghiền cho đến khi mịn và nấu trong chảo với thịt đã khử mùi và nước cốt dừa trong khi liên tục khuấy.

2. Gà Machboos

Gà Machboos là món ăn Ả Rập quốc gia của Bahrain và cũng rất phổ biến ở các Quốc gia vùng vịnh lân cận của bán đảo Ả Rập. Machboos, còn được gọi là machbous, có nghĩa là “bị ép” trong tiếng Ả Rập. Thịt gà, gạo và các loại gia vị nguyên chất là ba nguyên liệu phổ biến cho Machboos.

Gà Machboos

Công thức gạo Ả Rập truyền thống được nấu trong nước luộc gà được tăng cường với sự kết hợp của nhiều hương vị. Nó tương tự như món “Kabsa” của Ả Rập Saudi, nhưng phong cách nấu ăn có thể khác nhau giữa các vùng. Món ăn Ả Rập này có hương vị đậm đà của chanh và hạt tiêu, tạo nên sự khác biệt cho Machboos ở Bahrain. Một quy trình tiêu chuẩn cho món ăn này là thêm gia vị và nấu gà trong nước dùng hoặc nước sốt để cơm có thêm hương vị.

3. Khobz Al Khameer

Khobz al khameer là một loại bánh mì dẹt nướng truyền thống của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thường được phục vụ như một món ăn sáng. Đó là một loại bánh mì màu vàng được nấu với bơ sữa hoặc trứng và phủ lên trên là hạt mè. Nó được làm bằng các thành phần tương tự như bánh mì men được phục vụ ở các nơi khác trên thế giới.

Khobz Al Khameer

Ngoài các thành phần bánh mì men thông thường, khobz al khameer thường được làm với một hoặc hai nhúm gia vị. Bạch đậu khấu và nghệ được yêu thích trong khi nghệ tây được sử dụng chủ yếu như một chất tạo màu. Khboz al khameer cũng được sản xuất bằng cách sử dụng sữa bột thay vì sữa nước, phổ biến hơn ở phương Tây. Khi bánh chín, phần giữa rỗng của bánh mì có thể được lấp đầy bởi bột chà là hoặc bất kỳ loại nhân nào khác. Nó cũng có thể được phục vụ với xi-rô chà là và pho mát.

4. Balaleet

Balaleet là một món ăn sáng phổ biến khác ở Các tiểu vương quốc. Nó dùng để chỉ một món mì có thể vừa mặn vừa ngọt. Trên thực tế, nó là một món ngọt mặn thường được phục vụ cho bữa sáng mặc dù nó cũng có thể được ăn để tráng miệng.

Món ăn truyền thống Ả Rập này được làm bằng cách xào trước và sau đó luộc bún. Sau khi nấu chín, chúng được làm ngọt bằng đường, bạch đậu khấu, nghệ và nước hoa hồng ngâm nghệ tây. Khi ăn vào bữa sáng, chúng thường được phục vụ với trứng tráng hoặc trứng bác ở trên.

5. Shakshuka

Balaleet

Shakshuka được cho là có nguồn gốc từ Tunisia mặc dù đây là món ăn sáng chủ yếu ở nhiều vùng của Bắc Phi và Trung Đông, bao gồm cả UAE. Trong những thập kỷ gần đây, nó đã được phương Tây đón nhận và trở thành một trong những món ăn sáng phổ biến nhất ở khu vực đó trên thế giới.

Shakshuka

Shakshuka là món trứng luộc đơn giản nhưng ngon được làm từ cà chua. Để làm món này, đầu tiên, hẹ tây, tỏi, cà chua, ớt chuông và ớt được xào trong dầu ô liu. Sau đó cho cà chua, cà chua chưa nấu chín xay nhuyễn và mật ong vào chảo. Sau khi cà chua chín, trứng được đập vụn vào hỗn hợp. Lòng trắng trứng được để hòa vào nước sốt cà chua trong khi lòng đỏ trứng được để nguyên và luộc chín tới. Món ăn truyền thống Ả Rập này sau đó được rắc za’atar và trang trí bằng lá húng quế trước khi phục vụ.

6. Hummus

Có rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc thực sự của hummus. Đó là của Israel, Hy Lạp hay Ả Rập? Mặc dù câu trả lời là không rõ ràng, nhưng chắc chắn rằng đây là một món ăn chủ yếu trong ẩm thực Ả Rập, khiến hummus trở thành một món nhất định phải thử đối với bất kỳ ai muốn làm quen tốt hơn với các món ăn từ vùng này. Món ăn đơn giản này được làm từ đậu gà, tahini, tỏi và chanh – và đơn giản là rất ngon. Tốt nhất bạn nên gọi món hummus để dùng chung và ăn với bánh mì pita, nó sẽ tạo nên một món khai vị tuyệt vời!

7. Fattoush

Hummus

Món salad bánh mì thơm ngon này là món ăn truyền thống của ẩm thực Levantine, phổ biến ở các nước Ả Rập như Lebanon và Syria. Fattoush được làm với hỗn hợp rau xanh và những miếng bánh mì nhỏ chiên kiểu Ả Rập, tạo độ giòn. Nó cũng thường bao gồm lựu. Đây một lần nữa được biết đến như một món salad tuyệt vời để chia sẻ với những người khác, làm cho trải nghiệm ăn uống trở thành một cách để gắn kết mọi người lại với nhau và gắn kết các món ăn hấp dẫn của ẩm thực Ả Rập.

8. Tabouleh

Fattoush

Giống như hummus và fattoush, tabouleh là một loại mezze phổ biến trong thế giới Ả Rập. Mezze là một từ được sử dụng phổ biến mà du khách sẽ tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng Ả Rập và nó có nghĩa là một món ăn nhỏ để chia sẻ khi bắt đầu một bữa ăn nhiều món – hoặc một món khai vị. Món salad này được làm với mùi tây, bạc hà, hành tây, cà chua, củ cải, nước cốt chanh, dầu ô liu, tiêu đen và muối. Là một món ăn rất đơn giản nhưng lại có hương vị rất đặc trưng và làm nức lòng thực khách nhất định đối với những ai lần đầu thử món ăn truyền thống Ả Rập

9. Mansaf

Tabouleh

Thịt cừu là một loại thịt chính trong ẩm thực Ả Rập, là một món ăn phổ biến và truyền thống trong những dịp kỷ niệm như lễ Eid. Mansaf là một món ăn truyền thống của các nước Ả Rập như Palestine và Jordan, cũng như các nước khác. Về cơ bản, món ăn này được làm từ thịt cừu, sữa chua và cơm. Đây là món nhất định phải thử đối với những du khách đến Jordan, vì nó có lẽ là món ăn phổ biến nhất của đất nước. Đối với những người không cảm thấy đặc biệt hấp dẫn với bánh mì mansaf, thử bất kỳ món ăn nào khác với thịt cừu là một phần thiết yếu để thưởng thức ẩm thực truyền thống Ả Rập.

10. Warak Enab

Mansaf

Được biết đến nhiều hơn với tên gọi lá nho, warak started phổ biến nhất đối với ẩm thực Lebanon, mặc dù nó có thể được tìm thấy trong một số món ăn Ả Rập khác, bao gồm cả ở các nước vùng Vịnh. Mezze lạnh bao gồm lá nho nhồi cơm, có thể trộn với một số nguyên liệu khác như hành tây, cà chua và bạc hà. Đây là một món ăn tuyệt vời cho những người ăn chay nhưng vẫn muốn thử các món ngon Ả Rập. Vì ẩm thực này rất nặng về thịt, nên các lựa chọn ăn chay không phổ biến, nhưng warak coebartb chắc chắn là món ngon nhất trong số đó.

11. Kunafa

Warak Enab

Nếu bạn đến thăm Dubai hoặc Abu Dhabi, thì bạn không thể bỏ qua kunafa. Đó là một món tráng miệng truyền thống Ả Rập cực kỳ ngon được ăn ở nhiều quốc gia Ả Rập và Balkan như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Lebanon.

Kunafa bao gồm bánh ngọt kataifi ngâm trong xi-rô ngọt, đường và được phủ một lớp pho mát. Tùy thuộc vào nguồn gốc của nó và người làm ra nó, nó có thể được làm giàu với các thành phần khác như hạt dẻ cười, hạnh nhân, nho khô, nước hoa hồng, nước chanh và quế.

12. Cà phê Ả Rập

Kunafa

Không có cách kết thúc nào tốt hơn cho một bữa ăn ở Dubai bằng món tráng miệng và một tách cà phê Ả Rập. Được biết đến trong phương ngữ của Tiểu vương quốc là gahwa, cà phê đã là một phần trung tâm của văn hóa Ả Rập trong nhiều thế kỷ. Trên thực tế, truyền thống cà phê đối với văn hóa Ả Rập quan trọng đến mức nó đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2023.

Việc chuẩn bị và uống cà phê Ả Rập được thực hiện trong nghi lễ. Đó là một truyền thống quốc gia ở UAE và được coi là biểu tượng của sự đoàn kết và hào phóng. Cà phê Ả Rập rất mạnh và đắng nên theo truyền thống, nó được phục vụ với quả chà là và các món tráng miệng khác.

13. Labneh

Cà phê Ả Rập

Labneh đang dần trở nên phổ biến ở các khu vực khác trên thế giới ngoài Trung Đông và vì lý do chính đáng. Loại phô mai này có độ đặc giống như sữa chua nhưng khá nhẹ và đặc hơn nhiều.

Người ta so sánh món ăn truyền thống Ả Rập này với một phiên bản sữa chua truyền thống nhiều kem hơn nếu tất cả chất lỏng được loại bỏ, tạo nên một món ăn nhẹ ngon miệng hoặc món khai vị trước bữa ăn. Với độ đặc sệt hơn, nó có thể được ăn một mình với pita hoặc dùng làm lớp phủ cho các loại thịt và rau. Nó thường được cho là có hương vị với các loại thảo mộc và dầu ô liu, nhưng nhiều người đánh giá nó ở dạng chân thật nhất, tinh khiết nhất mà không có thêm hương vị.

14. Luqaimat

Labneh

Nếu bạn tò mò muốn thử các món tráng miệng Ả Rập, thì bạn có thể bắt đầu với luqaimat. Ngọt, dẻo và giòn, chúng là món ăn đường phố phổ biến ở Dubai và Abu Dhabi và là món tráng miệng truyền thống được yêu thích của người Tiểu vương quốc Ả Rập.

Luqaimat thực chất là những viên bột chiên giòn tẩm gia vị như bạch đậu khấu và nghệ tây. Chúng có hương vị giống như bánh rán giòn – giòn ở bên ngoài và mềm và bông ở bên trong.

Luqaimat thường được tráng men hoặc tẩm mật mía chà là trước khi được trang trí với hạt mè để tăng thêm kết cấu. Vì chúng rất dính nên chúng thường được ăn bằng tăm hoặc xiên que nhỏ.

15. Kibbeh

Luqaimat

Nói về các món ăn trên toàn thế giới, Kibbeh là một món ăn đã được nhiều người biết đến bên ngoài khu vực Trung Đông. Món Levantine thường được làm với thịt bò xay, bulgur và hành tây, mặc dù nó có thể có các loại thịt khác nhau tùy thuộc vào nơi thực khách gọi món.

Trái ngược với nhiều món ăn khác, thịt và các thành phần bổ sung trong Kibbeh được trộn với nhau để tạo ra một miếng bánh dẻo, thực sự bùng nổ hương vị. Món ăn truyền thống Ả Rập này có thể được tìm thấy dễ dàng ở nhiều quốc gia ở Trung Đông và mang hương vị của bất kỳ loại thịt nào được sử dụng, và nó cũng dễ ăn khi di chuyển, tương tự như thức ăn đường phố.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: CenturiouS

Từ khoá: Nếm thử những món ăn truyền thống Ả Rập ngon nhất vùng Trung Đông

Cách Làm Bún Chả Hà Nội Truyền Thống, Chuẩn Vị Hà Thành

Nguyên liệu làm bún chả Hà Nội

500g thịt ba chỉ

500g thịt nạc vai

Đu đủ, cà rốt, rau sống ăn kèm

Bún tươi

Sả, hành tím, ớt, tỏi, chanh

Giấm, đường, bột canh, nước mắm, mắm ruốc, nước màu, mì chính hay bột ngọt

Cách làm bún chả Hà Nội Bước 1 Sơ chế nguyên liệu rau củ

– Sả lột bớt vỏ cứng ở ngoài, cắt khoanh mỏng. Sau đó xay nhuyễn rồi vắt lấy nước.

– Hành tím xay hoặc giã nhuyễn.

– Bào vỏ cà rốt và đu đủ rồi ngâm vào nước muối pha loãng. Bào cà rốt và đu đủ thành lát mỏng, sau đó vớt bỏ nước ngâm đi. Tiếp đến cho đường, giấm, bột canh, chanh và ớt vào trộn đều. Nếm có vị chua ngọt là được.

Bước 2 Sơ chế và ướp thịt

– Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thịt thành từng miếng mỏng bản to.

– Thịt nạc vai rửa sạch, đem xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn.

– Cho thịt ba chỉ đã cắt vào tô, ướp 1.5 muỗng cà phê bột canh, 1.5 muỗng đường, 1.5 muỗng mì chính, cho thêm ½ muỗng cà phê nước màu và ½ muỗng mắm ruốc, một ít hành xay nhuyễn với nước sả.

– Phần thịt nạc vai xay nhuyễn cũng ướp tương tự như ba chỉ 1.5 muỗng cà phê bột canh, 1.5 muỗng đường, 1.5 muỗng mì chính, ½ muỗng cà phê nước màu, ½ muỗng mắm ruốc và ít hành xay nhuyễn với nước sả.

– Có thể ướp trước bỏ tủ lạnh qua đêm thì thịt sẽ thấm đậm đà hơn.

Bước 3 Nướng thịt

– Thịt nạc xay viên thành viên nhỏ vừa ăn.

– Xếp thịt đã ướp lên vỉ nướng. Phết một ít dầu lên bề mặt thịt để thịt không bị khô khi nướng.

– Thịt nướng chín thơm thì cho ra dĩa.

Bước 4 Pha nước chấm

Bước 5 Hoàn thành

Cho bún, rau sống và chả ra dĩa. Cách ăn phổ biến là bạn có thể cho thịt nướng, đồ chua vào nước chấm luôn để món ăn ngon hơn.

Bước 6 Thành phẩm

Xếp thịt nướng, bún và rau sống ra dĩa và thưởng thức, đừng quên cà rốt, đu đủ nhâm chua ăn cùng thì sẽ hoàn hảo hơn đấy.

Thưởng thức

Với một vài bước đơn giản bạn đã có một ngay một phân bún chả siêu ngon và hấp dẫn. Khi ăn hãy cuộn chả, bún với rau thơm lại với nhau thì sẽ tròn vị hơn đấy.

Các cách ăn bún chả Hà Nội Bún chả chấm cho người thích ăn thịt nướng giòn

Người thủ đô thường hay gắp một đũa bún rồi nhúng vào chén nước chấm đầy ắp thịt nướng giòn, thêm rau sống rồi thưởng thức hương vị đậm đà nhưng hài hòa lan tỏa đầy thú vị.

Advertisement

Bún chả chan cho người thích ăn đậm vị

Các món bún chả khác nổi tiếng ở Việt Nam Bún chả cá Đà Nẵng

Bún chả cá Đà Nẵng được làm từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như: Cà chua, thơm, bí đỏ, bắp cải, mắm ruốc,…Với nước dùng đậm đà. từng miếng chả cá thấm, thơm, ngọt tự nhiên. Sợi bún trắng sữa mềm thơm hương gạo. Được chế biến hoàn toàn khác với bún chả Hà Nội khi chỉ dùng thịt heo, bún cùng với rau sống.

Bún chả cá Nha Trang

Bún cá Nha Trang cũng có bún và rau nhưng lại không dùng miếng thịt như bún chả Hà Nội, thay vào đó là những miếng chả cá giòn dai và bún chả không cần nướng mang hương vị đặc trưng của vùng biển Khánh Hòa.

Bún chả kẹp que tre nướng

Món bún chả kẹp que tre nướng là món ăn giản dị mà thấm đậm hương vị làng quê Bắc Bộ này cũng là thứ quà mà ai đặt chân đến Hà Nội cũng nên một lần nếm thử.

Bún chả que tre không phải là quá khó chế biến so với bún chả Hà Nội, nhưng nó đòi hòi nhiều công đoạn tỉ mẩn và lâu công hơn, lại phải đầu tư que tre… nên đại đa số mọi người chọn cách kinh doanh bún chả Hà Nội cho gọn nhẹ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hạt Dổi – Gia Vị Truyền Thống Của Vùng Núi Tây Bắc trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!