Cập nhật nội dung chi tiết về Combo 05 Phôi Nấm Bào Ngư Xám mới nhất trên website Konu.edu.vn. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 81
.Quy trình trồng nấm bào ngư xám
1. Đặc tính sinh học
Nấm bào ngư có tên khoa học là Pleurotus spp., có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ.
Quả thể khá to, đường kính trung bình từ 2-10cm trơn bóng, màu từ xám đến trắng xám. Thịt nấm màu trắng, dày. Cuống mọc xiên, màu trắng hay gần trắng, dài từ 2-6 cm.
2. Điều kiện sống
Nhiệt độ thích hợp: Phát triển ở một biên độ nhiệt độ khá rộng từ 28 – 36 0C. Nếu nhiệt độ ngày và đêm chêch lệch 5 – 8 0C có thể làm tăng sản lượng và chất lượng nấm.
Không khí: Nồng độ CO2 trong nhà trồng cao hơn 0,06%. Cuống nấm sẽ dài, tai nấm nhỏ
Ánh sáng: Khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán – tối có thể đọc sách – 50 -150 lux
Độ thông gió: Thông thoáng vừa phải, không có gió nóng lùa trực tiếp.
Dinh dưỡng: Sử dụng trực tiếp nguồn xenlulo (mùn cưa). Vì vậy mùn cưa xử lý tốt, năng suất nấm sẽ cao.
Độ ẩm môi trường: 70% – 85%
3. Thời vụ trồng nấm
Nấm bào ngư xám có biên độ rất rộng về nhiệt độ và ẩm độ vì vậy đối với thời tiết ở miền Nam nước ta sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không cao nên đều trồng được, nhưng thời vụ thích hợp nhất là vào mùa mưa, vì lúc này độ ẩm không khí tương đối cao sẽ tiết kiệm được công tưới.
4. Chăm sóc và thu hái
Chăm sóc: Sau khi đem Phôi về 45 ngày đầu không tưới sau khi xếp bịch vào nhà trồng hết 35 ngày ta tiến hành rút bông và đậy nắp lại, tháo bỏ bông,đậy nắp, mục đích là giúp nấm ra trên cổ và tạo được kích thước cũng như hình dạng của tai nấm đồng đều hơn sau 7-15 ngày ta tiến hành tháo nắp và tiến hành Cool shok (sốc lạnh ) sốc nhiệt.
Mục đích sốc nhiệt là để nắp ra đồng đều hơn rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi nấm ra, ở giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng do các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 70 – 85%, nhiệt độ là 28-36 0C, thoáng và sạch sẽ.
Chú ý : Phải vệ sinh nhà thật sạch (dùng vôi bột hoặc nước vôi đã pha loãng rắc tưới đều nền nhà trồng) trước khi đưa Phôi vào.
Cách sốc lạnh giảm nhiệt độ bằng máy lạnh xuống 3-5 độ C .hoặc thực hiện bằng cách tưới nước ưới vào buổi sáng thời gian sốc lạnh cho nấm 1,5h -2h (15-20 phút tưới lên bì phôi 1 lần tưới liên tục trong 2h), sau 4-10 h ta tiến hành mở nắp tưới bình thường ời gian này nấm rất cần nước, vì vậy vừa phun sương vừa tạo ẩm môi trường xung quanh (nước nền 2-3 lần trong ngày). Từ lúc ra đinh ghim đến lúc thu hái là 4-5 ngày (khi mũ nấm từ màu xám sang trắng xám).
Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất độc hại nấm và nên tưới phun sương thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của nhà nuôi nấm. Bình quân 3 lần/ngày, nếu khô thì từ 4 – 6 lần/ngày.
5. Cách Tưới nước:
Nước có Độ PH là 6.5 – 7.5 là tốt nhất.
Không tưới thẳng lên bịch phôi mà phun xịt tạo mưa nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt các vách, nền nhà để tạo độ ẩm không khí cần thiết cho nhà trồng nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít để tạo ẩm cho nhà trồng nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần (khi mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Lưu ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nụ nấm mà làm hư hỏng nó và biến dạng tai nấm.
Tưới nước dạng phun sương, lượng nước ít (phun sương hạt mịn) nhưng kéo dài thời gian tưới sao cho nhìn bề mặt mũ nấm có lớp nước đọng lại.
Trung bình ngày tưới 3-6 lần.
Trong thời gian này nấm rất cần độ ẩm: Nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, ăn rất dai. Nếu tưới nhiều nước, nấm sẽ có màu vàng.
6. Cách hái nấm
Nấm mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn cần hái cả cụm (trong cụm nấm có 2-3 tai lớn).
Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm. Khi hái xong phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi.
Sau khi thu hoạch, bạn sẽ lại bắt đầu quá trình vệ sinh cổ phôi, dùng một cái muỗng chế chuyên dụng, kích thước muỗng đủ vừa đút vào cổ phôi (loại 27 hoặc 34) để cạo sạch lớp rễ trước bên trên cho nấm đợt sau ra.
Rồi bắt đầu quá trình xịt nước vôi 0.5%, cách 24h sau đó bắt đầu đóng nắp và đợi từ 10-12 ngày nữa khi tơ đã ăn đầy miệng rồi lại sốc lạnh và lặp lại các bước bên trên nhé! Thông thường làm đúng quy trình cứ 15 ngày sẽ ra một đợt nấm.
7. Bảo quản sau thu hoạch
Lưu ý: Muốn bảo quản nấm tốt nhất nên thu hái sau khi tưới nước ít nhất là 3 giờ, để tai nấm khô ráo không bị ướt.
Hái nấm xong dung dao cắt sạch phần chân nấm (không còn màu vàng), cho vào túi buộc kín miện túi. Nếu muốn bảo quản lâu phải cho túi nấm vào phòng mát hạ nhiệt độ xuống 16 – 18 0C.
Phơi hoặc sấy khô: dùng tay xé nhỏ nấm theo chiều dọc. Phơi nấm dưới ánh nắng 1 ngày, đem sấy ở nhiệt độ 40 – 45 0C trong vài giờ đầu, khi nấm đã se khô nâng nhiệt độ lên tối đa 50 – 55 0C. Cho vào túi nilong kín để bảo quản.
8. Chuẩn bị nhà trồng nấm
Vật liệu: Làm nhà trồng nấm bằng tre, lá , lưới, ny lon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao lưới cước chống côn trùng hoặc nylon để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng giúp cho nấm phát triển tốt.
Nhà trồng nấm: Phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí và giữ được độ ẩm. Các bịch phôi nấm có thể xếp đặt trên các kệ (bằng tre hay sắt) hoặc treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau 20 – 30cm, mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, mỗi dây có thể treo từ 6 – 10 bịch phôi. Tốt nhất bố trí dàn treo theo từng khối một, mỗi khối rộng từ 1,4 – 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khối chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.
Trước khi đưa nấm vào nhà nuôi trồng ta cần khử trùng nhà nấm bằng vôi bột cứ 100gr vôi bột/1m2 rãi đều xung quanh nền nhà nấm.
Sau khi nhà nấm chuẩn bị xong ta tiến hành đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.
Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nước tưới cũng như không khí và môi trường xung quanh khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu hoạch được chắc chắn sẽ là một loại thực phẩm sạch.
9. Cách phòng bệnh
Cách phòng ruồi nhỏ (bồ hóng): Dùng cục long não đặp vỡ, bọc vào vãi mùng treo cách nhau 1 m theo hướng đi hái Nấm. Mùi này sẽ xua côn trùng. Hoặc dùng bình xịt pha loãng dầu Tràm 10% để xịt xung quanh vách nhà. Dùng khói xong liên tục trong 24h sẽ giúp tiêu dệt ruồi dấm.
Mốc xanh và Mốc đen sinh ra chủ yếu do quá trình di chuyển làm dập tơ nấm hoặc do khí hậu thời tiết không thuận lợi làm nấm yếu dễ phát sinh bệnh. Và quan trọng nhất là do nguồn nước tưới nhiễm bệnh. Vì vậy, để xử lý nguồn nước tưới thật tốt trách gây bệnh:
Dùng máy ozon để khử trùng nước tưới Nấm.
Dùng 7-9 viên vôi ăn trầu vo viên nhỏ bằng đầu đũa, phơi khô. Bỏ vào 1000 lít nước tưới Nấm để khử trùng.
Dùng chlorine (1,6 mg/Lít nước) để khử trùng nước tưới. Lưu ý: dùng cách này, phải để mở nấp bồn nước và để qua đêm mới dùng để tưới nấm. Dùng bình sục khí để khử clo
10. Cách vận chuyển
Trước khi vận chuyển Nấm Bào Ngư tươi đi giao, cần đảm bảo nấm ở trong tủ mát hoặc kho lạnh tối thiểu 5-6 tiếng là tốt nhất ở 3-8 độ C (trung bình 5 độ C).
Nếu làm như vậy, nấm sẽ không bị chảy nước vàng hay đọng nhiều hơi, vận chuyển xa vẫn còn tươi. Đấy là trong bán kính khu vực nội thành hay lân cận.
Với những bên phải vận chuyển nấm tươi giao ra các khu vực xa như miền Nam ra miền Trung, miền Trung ra miền Bắc xe phải đi nhiều tiếng liền thì bạn có 2 lựa chọn:
Xe lạnh: Không có gì phải bàn rồi, quá đơn giản khi vận chuyển
Xe nóng, xe thường: Đáng lo ngại
Nấm Xanh chia sẻ một mẹo, bạn sẽ dùng một túi 10kg bình thường vẫn đóng 10kg để giao, tuy nhiên sẽ chuẩn bị thêm:
Lá chuối: Loại hơi to xíu có thể gói gọn cục đá
Đá cục: Loại to cỡ túi nấm 1kg hoặc hơn xíu
Đơn giản, bạn cho đá cục vào giữa túi 10kg, bọc lá chuối xung quanh cục đá (giảm thoát hơi, giữ lạnh lâu), rồi sắp 10 bịch nấm 1kg chung quanh, cột chặt lại, có thể trồng thêm 1 bao vô. Đảm bảo vận chuyển từ Nam ra Trung hoặc xa hơn vẫn thoải mái.
thường giao hàng ra miền Trung nên cách này vô cùng hữu hiệu, những người trong nghề mấy chục năm áp dụng cách này rất hiệu quả. Dành cho những bạn có trại lớn và cung ứng ra các vùng xa.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Combo 02 Phôi Nấm Hoàng Đế +05 Phôi Bào Ngư Xám+ 03 Phoi Nấm Bào Ngư Trắng
CÁC LƯU Ý KHI TRỒNG NẤM HOÀNG KIM VÀ BÀO NGƯ XÁM HTX 81 FARM :
tránh ánh nắng trực tiếp và gió lùa
Chỗ trồng cần tránh ánh nắng trực tiếp và gió lùa.
Đối với chổ trồng nấm nhiều ánh sáng. Bạn cần che thêm taọ độ râm phù hợp và chắn bớt gió lùa và giảm ẩm.
Nếu trồng trong nhà thì bạn che ít hơn.ánh đèn của bóng đèn không ảnh hưởng đến nấm nhé ! bạn cần chú ý đẻ tránh ánh nắng trục tiếp là được
Gợi ý 1 số nơi trồng phù hợp :
Sân thương/hiên nhà có mái ó thể mau loại lứa lan (loại hay sử dụng để trồng phong lan) để che chắn thêm.
Ban công có mái che
Gầm cầu thang
Nhà kho sạch sẽ/phòng trống không dùng
Vườn có giàn dây leo phủ phía trên
Nếu không có không gian,bạn có thể trồng nấm trong thùng xốp kích thước 40 x 60 cm.
ôi trường trồng nấm cần đọ ẩm cao
Do nấm là loại ưa ẩm nên khi trồng bạn cần lựa chọn môi trường có độ ẩm cao.
Môi trường trồng nấm càng ẩm thì nấm sẽ ra càng nhanh.đổ ẩm càng duy trì ổn định thì năng suất nấm thu đươc cũng sẽ cao hơn.
Phương pháp : nên tưới nước đẻ tạo độ ẩm được ổn định tùy theo từng giai đoạn phát triển của nấm. nếu chổ trồng nóng thì cần tưới nhiều hơn (bí kíp bạn nên cho 1 cục đá lạnh vào bình xịch khi tưới ) dùng vải hoặc khăn tạo độ ẩm xung quanh nơi trồng.
Tưới nấm chủ yếu để tạo độ ẩm cho môi trường trồng nấm chứ không phải tưới thẳng vào nấm thật nhiều vào trong bì phôi đâu nhé (không tưới trực tiếp vào miệng bì dể bị úng)
Giai đoạn đầu nấm chưa kết nụ,chúng ta chỉ tạo ẩm cho môi truongf.khi nấm ra nụ khỏi cổ bịch ,chúng ta bắt đầu tưới phun sương nhẹ để giữ cho nụ không bị khô ăng dần lượng ẩm lên để nấm phát triển tốt đoạn này độ ẩm có thẻ lên 90-95 %
3 .lưu ý mở nắp bịch phôi nấm
Thông thường .khi nhận phôi về,ban không nên trồng ngay mà nên để 1 thời gian 2-3 ngày để nấm phục hồi sau thời gian vận chuyển
Với nấm hoàng kim ,chỉ cần đạp nắp 2 ngày là có thể mở nắp để cho ra nấm
Bí kíp cho bạn :sau khi vệ sinh cổ bịch ,bạn dùng khăn giấy bọc miệng lại để yên khô mát chờ khi này thấy giấy bọc có lôm đóm vết bị ướt hoặc sờ thấy nụ đã ra ta tháo giấy và tưới đón nấm.
Với nấm bào ngư xám;những lần đầu bạn đây nắp 4 ngày sau đó mở nắp ác lần tiếp theo (từ lần ra nấm thứ 4 trở đi nấm cần thời gian nghỉ )tăng thời gian đậy nắp lên 7-10 ngày
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Combo 05 Phôi Nấm Sò
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 81
QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ THU HÁI NẤM SÒ
Phương pháp ươm bịch :
– Nhà ươm bịch đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm không khí từ 75% đến 85%, không cần ánh sáng, nhiệt độ 20-30o C.
– Chuyển bịch vào nhà ươm đặt bịch lên sàn, giá, giàn hoặc dây treo (tuỳ thuộc vào nhà ươm). Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm chỉ tưới nước dưới nền và chung quanh nhà, không được tưới nước trực tiếp vào bịch nấm, hạn chế tối đa việc vận chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm
nguyên nhân để có cách khắc phục: Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm. Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu. Tỷ lệ nhiễm cho phép 8-10%.
– Trong những ngày đầu đề phòng chuột cắn thủng túi nilong và ăn giống nấm. Nếu phát hiện phải dùng băng keo dán kín.
Rạch và treo bịch:
– Trong quá trình ươm sợi phải luôn theo dõi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sợi nấm phát triển. Sau thời gian 25 – 35 ngày thì thời gian ươm sợi kết thúc, sợi nấm ăn kín đáy, bịch có màu trắng đồng nhất ta tiến hành rạch bịch.
+ Cách rạch: dùng dao nhọn, sắc, rạch thẳng 6 vết xung quanh bịch, rạch so le nhau, chiều dài 3 – 4 cm, độ sâu 0,5 – 1cm. Gỡ bông nút ra, úp miệng túi xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 5 – 10 cm để khi nấm ra không chạm vào nhau, tạo sự thông thoáng và dễ thu hoạch.
– Chuẩn bị nhà treo bịch: Nhà treo bịch nấm sò (nhà chịu lực) có xà ngang để treo bịch.
– Khi treo bịch quay miệng túi xuống phía dưới mỗi dây treo từ 6-7 bịch, bịch cuối cùng cách mặt đất từ 15 – 20 cm. Phụ thuộc vào điều kiện diện tích nhà để phân bổ treo bịch cho hợp lý. Thường chúng ta nên phân bổ hàng cách hàng 30cm, dây cách dây 30cm, cứ 4 hàng thì chừa một lối đi 50cm để tiện chăm sóc, thu hái nấm.
– Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:
– Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22oC đến 28oC.
– Độ ẩm không khí đạt 80-90%.
– Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía. Tránh ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp vào bịch phôi.
– Kín gió.
Chăm sóc và thu hái:
– Tưới nước: Sau khi rạch bịch 1 ngày, tiến hành tưới nước nhẹ nhàng bên ngoài túi. Khoảng 7 ngày sau thì nụ nấm xuất hiện và lớn dần, khi cánh nấm lớn bằng miệng chén uống trà thì thu hái.
Tùy theo lượng nấm ra nhiều hay ít, to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay thấp dể điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày. Về nguyên tắc tưới, tưới ở dạng phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong một lần sao cho nhìn bệ mặt mũ nấm lúc nào cũng có một lớp nước đọng trên mũ nấm. Trung bình mỗi ngày tưới 3 – 5 lần (tùy theo độ ẩm của môi trường). Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước cây nấm ra cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai. Ngược lại nếu tưới quá nhiều , nấm có màu vàng , thối rửa. Sau khi thu hái hết một đợt ngừng tưới nước khoảng 5 – 7 ngày sau nấm lại ra tiếp.
– Thu hái nấm: Nấm sò mọc thành cụm nên khi thu hái hái cả cụm, hái sạch gốc. Hái nấm đúng độ tuổi (có đường kính mũ nấm từ 2- 2,5cm – giá trị chất lượng nấm cao nhất). Phương pháp hái: một tay giữ bịch tay kia nắm sát cuống nấm, xoay nhẹ; chú ý hái luôn phần chân nấm.
– Hái nấm vào buổi sáng, nếu có điều kiện ta có thể thu hái nấm mỗi ngày từ 2 – 4 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối, nấm sẽ luôn đẹp vì không có nấm quá tuổi. Thời gian thu hái kéo dài 2 – 3 tháng. Hái xong, dùng dao cắt sạch phần gốc, tách từng cụm nấm vừa nhỏ cho vào túi PE, buộc kín miệng túi vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay trong ngày.
Bảo quản
– Nấm sau khi đóng gói đem bán hoặc lưu kho mát (10-15 độ C)
– Phơi hoặc sấy khô: Nấm tươi dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ mũ nấm đến cuống. Nếu trời mưa dùng quạt, quạt cho se nấm lại mới đem vào sấy ở nhiệt độ từ 30- 400C trong vài giờ, sau đó nâng nhiệt độ dần lên và tối đa không quá 550C, thời gian sấy không quá 16h. Sau khi nấm khô giòn (có ẩm độ < 13%) có màu trắng ngà, mùi thơm ngon. Cho ngay vào túi nilon 2 lớp buộc thật chặt có trọng lượng mỗi túi 10kg. Cho vào bao tải đem bảo quản nơi khô ráo.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Combo 05 Phôi Nấm Mối Đen
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 81
QUY TRÌNH CHĂM SÓC NẤM MỐI ĐEN
Phủ đất tạo quả thể
Bước tiếp theo trong quy trình chăm sóc nấm mối đen là phủ đất tạo quả thể, phủ đất tạo quả thể có thể thực hiện ở hai cách khác nhau:
Tạo quả thể trong bịch
Với phương pháp tạo quả thể trong bịch, sau khi tơ nấm ăn kín các túi cơ chất, quý khách hàng tiến hành mở miệng túi rồi phủ lên đó một lớp đất hoặc một lớp cát dài dày chừng 2,5 – 3cm và xếp sát nhau.
b. Tạo quả thể bằng cách trồng luống
Ta tiến hành bóc bỏ túi nilon, xếp bịch xát nhau rồi phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu, phủ qua mặt bịch 2,5 – 3cm. Sau khi phủ đất cần tưới 2 lần trong ngày đối với 2 cách tiền hành trên. Không được tưới quá nhiều nước, nếu tưới nhiều nước sẽ bị trôi đất. Những ngày tiếp theo chỉ tưới nước nhẹ, lượng nước giảm để giữ ẩm, nhiệt độ thích hợp để nấm hình thành quả thể và phát triển khoảng 24 – 320C, độ ẩm 95-98%.
2. Chăm sóc và thu hoạch nấm mối a. Tưới nước
Sau cả một quá trình từ 20-30 ngày thì nấm mối đen bắt đầu hình thành quả thể, với điều kiện là mặt đất không được khô, nếu khô thì nấm sẽ không phát triển được.
Luôn giữ bề mặt đất ẩm, nhưng không quá ẩm, tạo thành vũng nước nhỏ là không được, từ lúc bắt đầu hình thành quả thể cho tới phát triển trưởng thành và thu hoạch kéo dài từ 2-4 ngày là ta có thể thu hoạch được.
Sau khi quả thể nấm hình thành, ta có thể dùng vòi phun nước, tưới nhẹ nhàng, giúp độ ẩm trong khu trồng nấm luôn duy trì 98% là được, cần tưới từ 2-3 lần/ngày.
Tuy nhiên nếu điều kiện khí hậu trời mưa kéo dài thì nên giảm lượng tưới xuống, mỗi bịch nấm cho nhiều lần thu hoạch.
b. Thu hoạch nấm mối
Thu hoạch nấm mối là bước mà bà con khá chờ đợi khi trồng nấm mối đen. Cây nấm thường mọc đơn lẻ, nên cây nào trưởng thành trước thì sẽ được hái trước, ta nên hái sạch gốc nhé.
Hái nấm đúng độ tuổi trưởng thành, thân cây thường dài từ 10-15cm, thân cây tròn từ 1,5-2cm, tai nấm hình mũ nồi tròn từ 3-5cm, nở xòe đầy đặn có thể từ 10-15cm. Màu đất nâu xám hoặc màu nâu xám trắng lúc còn non. Khi nấm già thì trở thành màu như gạo nếp, mũ nở hình dù rộng từ 8-15cm.
Bà con nên hái nấm vào buổi sáng, ngoài ra với khu vườn lớn thì 1 ngày có thể cho thu hoạch tới 2 lần, hái vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thời gian thu hoạch nấm kéo dài liên tục khoảng 16 ngày sau mỗi đợt trồng nấm.
3. Bảo quản
Cách bảo quản nấm mối và chế biến cũng rất quan trọng. Nếu bà con bảo quản tốt nấm mối đen có thể để được rất lâu mà không bị hỏng, khi sử dụng sẽ vẫn tươi ngon. Về cơ bản việc bảo quản nấm mối đen cũng không quá khác biệt so với cách bảo quản các loại nấm khác như nấm hương, nấm rơm hay nấm bào ngư xám. Cách thực hiện rất đơn giản, sau khi mua về bà con cắt chân nấm, đồng thời loại bỏ những cá thể hỏng rồi bỏ trong hộp hoặc túi đựng, cất vào ngăn mát tủ lạnh.
Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Bạn đang đọc nội dung bài viết Combo 05 Phôi Nấm Bào Ngư Xám trên website Konu.edu.vn. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!