Xu Hướng 9/2023 # Chùa Ve Chai Nổi Tiếng Ở Đà Lạt # Top 16 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chùa Ve Chai Nổi Tiếng Ở Đà Lạt # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chùa Ve Chai Nổi Tiếng Ở Đà Lạt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Linh Phước (Chùa ve chai) nằm tại số 120 Tự Phước. Chùa cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam. Chùa được khởi công xây dựng kể từ năm 1949 đến 1952 mới hoàn thành. Năm 1990, chùa được trùng tu lại toàn bộ, xây dựng cổng tam quan ngay mặt đường để khách dễ nhận biết, vì thực tế chùa nằm sâu trong hẻm cách mặt đường chừng 80m.

Linh Phước Tự được gọi là chùa Ve chai do ở đây có con rồng dài 49m, Vẩy rồng được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.

Chùa Linh Phước tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 – đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên – Huế đến xây dựng từ năm 1949, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990. Khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.

Chính điện chùa Linh Phước

Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vẩy rồng được làm từ mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia; bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.

Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm khắc hình rồng.

Ở Lầu 1 có gian thờ 108  bức tượng “Thiên thủ thiên nhãn”. Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.

Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả về lịch sử Đức Phật Thích Ca từ lúc giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.

Phía trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp lớn 7 tầng, cao 36 m (đến nay vẫn được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt). Nơi đây thờ Phật, tôn trí xá lợi và đồng thời cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chuông (được đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam đến nay. Chuông cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và nặng tới 8,5 tấn. Công trình đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của Phật tử, du khách từ Bắc chí Nam. Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông; Bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và các thắng cảnh.

Nội thất trong chùa Linh Phước

Trước sân chùa Linh Phước có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Ở Linh Phước tự hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong…

TOUR ĐÀ LẠT 3 NGÀY 3 ĐÊM TỪ TPHCM

   Combo 3N2Đ + Buffet tiệc nướng 4 sao + Buffet rau đặc sắc + Xe đưa đón ra trung tâm từ 1.590.000 VNĐ/Khách

Chùa Ve Chai được xem là một trong những danh thắng nổi tiếng của Thành phố Đà Lạt, của cả nước. Là công trình kiến trúc khảm sành đặc sắc, mang đậm đà bản sắc Á Đông.

Hằng năm chùa thường xuyên đón tiếp nhiều đoàn du khách từ khắp nơi trong và ngoài nước đến lễ bái và tham quan công trình khảm sành độc đáo này.

Sưu tầm.

Zoom Travel gợi ý một số tour Đà Lạt hấp dẫn:

TOUR ĐÀ LẠT 3 NGÀY 3 ĐÊM TỪ TPHCM

TOUR DU LỊCH TÀ ĐÙNG – ĐÀ LẠT 3 NGÀY 2 ĐÊM

Đăng bởi: Phát Nguyễn

Từ khoá: Chùa ve chai nổi tiếng ở Đà Lạt

7 Con ‘Dốc Tình’ Nổi Tiếng Ở Đà Lạt

Dốc Nhà Làng, Nhà Bò hay số 7 Trần Hưng Đạo… là những địa chỉ check-in yêu thích của du khách trẻ mỗi lần đến phố núi.

Dốc Nguyệt Vọng Lầu

Nằm ngay góc phố Tăng Bạt Hổ rẽ ra Trương Công Định, phường 1 là con dốc nhỏ có ngôi nhà màu đỏ mang tên Nguyệt Vọng Lầu rất nổi bật. Vốn là một quán chè của người Hoa, ngôi nhà hai tầng với đèn lồng đỏ treo cao và tranh tường trở thành điểm check-in của nhiều bạn trẻ mỗi lần tới Đà Lạt. Ảnh: Khánh Trần

Dốc Nhà Làng

Đây là lối đi tắt từ đường Phan Đình Phùng xuống khu Hòa Bình, nay đổi tên là Nguyễn Biểu, phường 1. Vốn nổi tiếng với những quán ăn vặt, vài năm gần đây dốc Nhà Làng càng trở nên hấp dẫn với du khách hơn khi được tổ chức nghệ thuật Phố Bên Đồi trang trí bằng 30 bức tranh tường nhiều màu sắc. Chỉ cần đi dạo một chút ở con dốc 200 m, các bạn trẻ đã có thể chụp được rất nhiều bức hình độc đáo. Ảnh: Tân Nhân

Dốc chợ Đà Lạt

Những lối cầu thang chợ Đà Lạt và cây cầu dẫn từ khu Hòa Bình sang chợ là điểm check-in mà nhiều bạn trẻ ví von như góc Hong Kong giữa lòng phố núi. Các dãy nhà ở và hàng quán nằm san sát hai bên tạo nên bối cảnh cũ kỹ như nhuốm màu thời gian. Ai từng dạo chợ Đà Lạt, ăn vặt hay mua sắm đặc sản chắc chắn không thể bỏ qua điểm đến này. Nếu chụp ảnh vào sáng sớm hoặc chiều muộn khi bình minh xuống, bức ảnh của bạn sẽ thêm phần “ảo diệu”. Ảnh: Crystal Huyền Trang

Dốc đường Trần Hưng Đạo

Dốc ở số 7 đường Trần Hưng Đạo (gần Dinh II) thu hút các bạn trẻ chụp ảnh vì độ cao, từ đỉnh dốc khung cảnh bao quát một góc hồ Xuân Hương và phố núi. Ngoài ra, bậc cầu thang, tay vịn và hàng thông cao vút khiến con dốc như bước ra từ một khung hình phim Nhật Bản. Địa điểm này từng xuất hiện trong MV Tất cả sẽ thay em (2023) của ca sĩ Phạm Quỳnh Anh. Ảnh: Khánh Trần

Dốc Nhà Bò

Nổi lên sau khi là bối cảnh phim Tháng năm rực rỡ (2023), dốc Nhà Bò nằm trên đường Đào Duy Từ thường xuyên được các bạn trẻ “săn lùng” để chụp ảnh check-in. Tên gọi là Nhà Bò do trước đây từng có chuồng bò của người Pháp ở cuối dốc, sau năm 1953 đổi tên thành đường Đào Duy Từ. Con đường này cũng là lối đi tắt để ghé sang Dinh III. Tuy nhiên, du khách vững tay lái mới có thể phóng lên được hoặc đi bộ bậc thang. Ảnh: iam_nhu_y/Instagram

Dốc Đa Quý

Đây là một trong những con đường thơ mộng nhất vào mùa mai anh đào nở, nằm ở Xuân Thọ – Trại Mát. Dốc Đa Quý nằm trên cung đường Hùng Vương tiến thẳng quốc lộ 20 hướng đi Trại Mát, thường được du khách “săn lùng” vào mùa xuân. Khung cảnh yên bình ở ngoại ô và hai hàng mai anh đào nở rộ mỗi đầu năm khiến du khách tới đây mà ngỡ như lạc đến xứ sở mặt trời mọc. Ảnh: Nguyen Vu/instagram

Dốc Tin Lành

Nằm ở nhà thờ Tin Lành trên đường Phan Đình Phùng nên con dốc được lấy tên là Tin Lành. Nhà thờ nằm trên đồi nhỏ, xuôi xuống đường chính là những hàng thông thẳng tắp và lan can trắng, gần đây thành một điểm chụp ảnh yêu thích của giới trẻ. Nếu tới nhà thờ vào buổi sáng sớm và đứng trên dốc nhìn xuống, bạn sẽ ngắm được bao quát khu trung tâm thành phố. Khi chiều buông xuống, bạn có thể tận hưởng cảnh hoàng hôn lãng mạn. Ảnh: uyennguyn/Instagram

Khánh Trần/ VnExpress

Đăng bởi: Nguyễn Quyền

Từ khoá: 7 con ‘dốc tình’ nổi tiếng ở Đà Lạt

Đà Lạt 3 Ngày 2 Đêm Nên Đi Đâu? Những Địa Danh Nổi Tiếng Ở Đà Lạt

Đà Lạt 3 ngày 2 đêm nên đi đâu? Các Dinh ở Đà Lạt

– Điểm du lịch bạn không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt đó là các Dinh ở Đà Lạt. Có 3 Dinh ở Đà Lạt, mỗi Dinh lại mang vẻ đẹp kiến trúc khác nhau.

Dinh 1 Đà Lạt

– Dinh 1 nằm ở đường Trần Quang Diệu, thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt. Nằm cách trung tâm Đà Lạt chỉ 4km, nên khá thuận tiện để bạn di chuyển từ nhà nghỉ đến đây. Dinh 1 nằm trên ngọn đồi cao, xung quanh được bao bọc bởi cánh rừng thông xanh mướt. Lối vào Dinh, bạn sẽ bắt gặp những cây tràm thân trắng cao vút. Cuối con đường là một đảo hoa hình oval – nơi trồng nhiều loại hoa hồng tạo nên không gian check – in đẹp và lãng mạn cho du khách.

– Dinh 1 Đà Lạt còn thu hút với kiến trúc độc đáo. Tòa nhà chính của Dinh gồm một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu. Tầng trệt lại gồm có các phòng tiếp khách, phòng hội nghị… và các phòng ngủ dọc hành. Ngoài ra, Dinh còn có các kiến trúc phụ khác như: vườn thượng uyển, nhà nghỉ cho sỹ quan, hầm thoát hiểm… để bạn khám phá khá hay.

Dinh 2 Đà Lạt

– Nổi tiếng là một trong những công trình kiến trúc ở Đà Lạt, Dinh 2 thu hút với các du khách ngay từ lần đầu tới đây. Dinh 2 mang nhiều nét kiến trúc tương tự như Dinh 1. Dinh cũng gồm 3 tầng chính: tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Chỉ có điều các tầng ở Dinh 2 được đầu tư kỹ lưỡng hơn, được xây dựng hiện đại và tráng lệ hơn. Dinh 2 là công trình đầu tiên sử dụng vật liệu đá lửa để phủ tường ngoài. Và thay toàn bộ các bộ phận vốn làm bằng gỗ sang làm bằng kim loại mang từ Pháp.-

– Từ lầu Vọng Nguyệt của Dinh 2, bạn có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương, toàn cảnh thành phố Đà Lạt hay dãy núi Langbiang thu hút.

Dinh 3 Đà Lạt

– Dinh 3 hay còn được gọi là Dinh Bảo Đại, được biết đến là Dinh độc đáo nhất trong 3 Dinh ở Đà Lạt. Dinh 3 mang đậm phong cách cách tân kiến trúc ở Châu u. Dinh 3 Đà Lạt thu hút với nội thất gỗ tinh tế và sang trọng. Từ cầu thang, sàn lầu và các vật dụng đều được sử dụng chất liệu gỗ.

– Dinh 3 gồm 2 tầng: tầng trệt và tầng hai. Tầng trệt là phòng khách, phòng làm việc, thư phòng của vua Bảo Đại. Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình. Bao gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và các hoàng tử.

– Dinh 3 Đà Lạt cũng nằm trên một ngọn đồi cao và có địa chỉ tại: 01 Triệu Việt Vương, Tp. Đà Lạt.

Ga Đà Lạt

– Tham quan ga Đà Lạt, bạn đã trải nghiệm chưa? Người ta thích thú khi đến ga Đà Lạt bởi không gian kiến trúc ấn tượng. Có người nói, ga Đà Lạt được lấy cảm hứng xây dựng từ 3 đỉnh núi Langbiang. Nhưng cũng có người lại cho rằng, ga mang nét kiến trúc của nhà rông Tây Nguyên.

– Bước vào bên trong nhà ga, du khách liền bị thu hút ngay bởi không gian tinh tế, vừa có chút cổ điển lại không kém phần sang trọng. Không gian ga Đà Lạt gây ấn tượng với mái chóp cao và uốn hình vòm. Những bộ bàn ghế sofa, khung ảnh, đến đồng hồ… vừa gợi lại những điều xưa, vừa như trang trí cho không gian ga Đà Lạt càng thêm thu hút.

– Đến ga Đà Lạt, bạn đừng quên check – in ở tuyến đường sắt. Tuyến đường sắt dài 84km này hiện nay đã dừng hoạt động. Mà chỉ chạy quãng đường ngắn chừng 7km để phục vụ du khách. Bắt đầu từ TP. Đà Lạt đến Trại Mát, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh hai bên đường thơ mộng của thành phố, đến thăm chùa Linh Phước và thị trấn Trại Mát với những trải nghiệm thú vị.

Vườn dâu tây Đà Lạt

– Đà lạt 3 ngày 2 đêm nên đi đâu? Đà Lạt vốn nổi tiếng với những vườn dâu tây trĩu quả. Đến vườn dâu tây Đà Lạt, bạn sẽ được trải nghiệm hái dâu tây tại vườn, thưởng thức những trái dâu tây chín đỏ, mọng và ngọt lịm. Việc check – in tại những vườn dâu tây ở thành phố mộng mơ này chẳng biết từ bao giờ lại trở thành trào lưu đối với các bạn trẻ.

– Dâu tây Đà Lạt được trồng theo hai hình thức: trên mặt đất hoặc thủy canh trên giá. Có nhiều giống dâu tây được trồng ở Đà Lạt. Có dâu tây Nhật, dâu Pháp hay dâu tây Newzealand… Mỗi loại lại có vị ngon khác nhau.

Một số địa chỉ vườn dâu tây Đà Lạt uy tín bạn có thể tham khảo như:

Vườn dâu tây Nhật ở 162 Thánh Mẫu, Phường 7, thành phố Đà Lạt;

Vườn dâu Bà Vai số 50 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt;

Vườn dâu tây chú Hùng trên đường Thánh Mẫu, Phường 7, TP. Đà Lạt.

Vườn hoa thành phố Đà Lạt

– Vườn hoa Đà Lạt tọa lạc ở số 2 đường Trần Nhân Tông. Từ đây, bạn cũng có thể thả bộ đến đồi cù thơ mộng hay hồ Xuân Hương thưởng ngoạn và thưởng thức những món ăn ngon của thành phố.

– Ngoài những địa điểm trên thì Nhà ma Đà Lạt, các thác nước Đà Lạt, núi Langbiang Đà Lạt… đều là những điểm du lịch thú vị bạn nên khám phá khi đến thành phố sương mù.

Đăng bởi: Vũ Hùng

Từ khoá: Đà lạt 3 ngày 2 đêm nên đi đâu? Những địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt

4 Khu Phố Ẩm Thực Nổi Tiếng Ở Đà Lạt ⋆ Blog Idalat

Đà Lạt không chỉ biết đến bởi cảnh đẹp mà còn là thiên đường của những tín đồ ẩm thực. Nhấm nháp cốc sữa đậu nành nóng, bát bánh ướt lòng gà, chén xíu mại thơm phức… trong tiết trời se lạnh là những trải nghiệm không nên bỏ qua ở phố núi.

Đường Tăng Bạt Hổ

Đường Tăng Bạt Hổ là địa chỉ quen thuộc của du khách mỗi khi đến thành phố Đà Lạt. Nơi đây tập trung nhiều quán ăn phục vụ những đặc sản nức tiếng phố núi. Trong đó, Quán Trang, Cây Bơ, Hoa Sữa, Weee Steak… là địa điểm ăn uống hút khách.

Quán Trang được yêu thích bởi món bánh ướt lòng gà. Quán Cây Bơi nổi tiếng với món bánh căn ăn cùng nước xíu mại. Hoa Sữa là địa chỉ để thưởng thức cốc sữa đậu nành nóng hổi, chất lượng và các loại bánh ngọt về đêm. Weee Steak phục vụ các món ăn nhanh với không gian trẻ trung, nhiều góc sống ảo…

Bánh ướt lòng gà, bánh căn xíu mại, sữa đậu… là những món thực khách không nên bỏ qua trên đường Tăng Bạt Hổ.

Đường Nguyễn Văn Trỗi

Nếu đang đi dạo dọc tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, bạn có thể tìm kiếm một số quán ăn xung quanh để thưởng thức món ngon. Bà Khùng, 112 là 2 địa chỉ đông khách bởi món bánh tráng nướng. Các quán kem bơ Thanh Thảo, Kem Phụng thu hút giới trẻ cũng nằm trên con đường này.

Ngoài ra, du khách thường ghé tới con đường này để nếm thử bánh căn hải sản, bánh canh, bún bò huế, bánh mì cay, ốc nhồi, tàu hũ, bạch tuộc cay xé gió… Nơi đây cũng tập trung nhiều quán trà sữa ngon.

Đường Nguyễn Văn Trỗi cách khu trung tâm Hòa Bình không xa.

Đường Nhà Chung

Được mệnh danh là khu phố ăn vặt sầm uất bậc nhất thành phố, Nhà Chung nổi tiếng với các món bánh canh, bánh căn, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, viên chiên… Các quán ăn ngon trên con đường này tập trung nhiều ở quận 3, thành phố Đà Lạt.

Với mức giá bình dân, nơi đây là thiên đường ăn uống quen thuộc của người địa phương lẫn khách du lịch. Bánh canh Xuân An, bánh căn Nhà Chung, bánh tráng nướng Nhà Chung… là những địa chỉ được phần lớn thực khách đánh giá cao.

Để tránh tình trạng đông đúc, bạn nên tránh các giờ cao điểm khi tới đây.

Đường Phan Đình Phùng

Nằm giữa trung tâm thành phố, tập trung nhiều khách sạn, nhà nghỉ, Phan Đình Phùng là con đường được nhiều du khách chọn làm điểm lưu trú. Từ đây, bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc di chuyển tới nhiều địa điểm tham quan, quán ăn.

Trong đó, bánh ướt lòng gà Long, bánh bèo Bà Hường, Quán Hằng là các địa chỉ thường xuyên đông khách. Thực khách cũng có thể thưởng thức loạt món ngon như bánh xôi tiêu, bánh căn, nem nướng, hủ tiếu… Con đường này cũng không thiếu các nhà hàng lẩu nướng có không gian sang trọng, lịch sự.

Bánh ướt lòng gà và bánh bèo là 2 món ăn hút khách ở đường Phan Đình Phùng.

Top 11 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Ở Đồng Tháp

Contents

Chùa Tháp Linh

Chùa Tháp Linh nằm trong khu di tích Gò Tháp. Tháp Linh còn có cái tên khác là Tháp Mười cổ tự rất phổ biến trước đây. Chùa theo hệ phái Bắc Tông. Sau thời gian dài hoang phế bởi chiến tranh, năm 1999 chùa Tháp Linh được xây dựng lại hoành tráng uy nghi với kiến trúc hiện đại mang dáng dấp chùa Từ Đàm ở Huế. Kiến trúc chùa Tháp Linh nổi bật với bố cục mặt bằng nền chùa hình chữ “Công” gồm có bảy hạng mục: cổng chùa, sân chùa, đài Quán Thế Âm, chánh điện, hậu tổ, nhà dành cho tăng ni. Chánh điện được bài trí rất trang nghiêm, trang trọng. Ở chính giữa, Đức Phật Thích Ca đang thiền định trên đài sen. Đây là một nơi rất phù hợp cho những Phật tử tín tâm đến lễ bái, cầu phúc.

Hàng năm, hàng ngàn lượt khách du lịch đổ về Chùa Tháp Linh tham quan lễ bái, nhất là vào dịp lễ hội được tổ chức vào rằm tháng ba và tháng mười một âm lịch. Đây cũng là điểm đến tuyệt vời để du khách trải nghiệm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Tân Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp

Chùa Phước Huệ

Chùa Phước Huệ là một trong ba địa điểm mở chương trình trung cấp Phật học tại tỉnh Đồng Tháp. Có thể xem chùa Phước Huệ là một trong những ngôi chùa ni lớn nhất nhì Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1947 vì hoàn cảnh chiến tranh chùa bị thiêu rụi, đến 1957 chùa được xây dựng lại sau đó chùa đã được nâng cấp, tu sửa lại. Tọa lạc trên diện tích 26.000m2, ngôi chùa bề thế trang nghiêm nằm giữa một khuôn viên rộng có lối kiến trúc nổi bật với mái cong, nóc nhọn, tháp cao vút cùng nhiều chi tiết chạm khắc công phu tinh tế khiến ai đi qua cũng không khỏi ấn tượng bởi vẻ đẹp uy nghi của chùa.

Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của phật giáo Việt Nam, Chùa Phước Huệ đã và đang viết tiếp trang sử vàng của phật giáo Việt Nam, tiếp tục khẳng định chỗ đứng của phật giáo trong lòng dân tộc. Ngày nay, Chùa Phước Huệ không chỉ là một địa chỉ văn hóa tôn nghiêm, địa chỉ tu học của tăng ni mà còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với du khách khi có dịp về thăm Đồng Tháp.

Địa chỉ: 481, Khóm 3, Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Chùa Phước Kiển Tự

Phước Kiển Tự (Chùa Lá Sen) là ngôi chùa lớn trong khu đền Phật giáo có ao sen với những chiếc lá khổng lồ. Chùa tọa lạc tại xã Hòa Tân (Đồng Tháp). Để đến chùa, bạn đi theo tuyến quốc lộ 80, qua chợ Nha Mân thì rẽ trái, đi đường ven sông, hỏi người dân về cây cầu gỗ để đến chùa Lá Sen hoặc chùa Phước Kiển.

Đến với chùa Phước Kiển Tự du khách sẽ cảm nhận được không gian thanh tĩnh, mát mẻ. Trong khuôn viên chùa có một hồ sen đặc biệt, lá sen có kích thước khổng lồ như những chiếc nón quai thao mà phụ nữ miền Bắc ngày xưa hay đội. Vào những ngày nước nổi, đường kính của sen có thể đạt tới 3m, có thể “cõng” và chịu được sức nặng của một người khoảng 70 – 80 kg. Còn vào mùa khô, lá sen chỉ to khoảng 1 – 1,5m. Du khách tham quan hồ sen miễn phí, nhưng để ngồi lên lá sen chụp ảnh thì có người dân sống gần đó làm dịch vụ, bắc ván gỗ đưa bạn lên lá, rồi chụp ảnh. Giá dịch vụ là 20.000 đồng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Xã Hòa Tân, H. Châu Thành, Đồng Tháp

Chùa Hòa Long

Chùa Hòa Long nằm bên cạnh Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, giữa Khu di tích và Chùa có xây dựng hoa viên, mở cổng phụ và đường nội bộ tạo lối liên thông giữa Chùa Hòa Long với Khu di tích nhằm tạo sự giao lưu, giao thoa và cộng hưởng về các giá trị văn hóa lịch sử của Cụ Phó bảng, của khu di tích Nguyễn Sinh Sắc với ngôi chùa Hòa Long – Ngôi chùa gắn với cuộc đời hoạt động của Cụ và công lao của tăng ni phật tử của chùa đã có công bảo vệ mộ Cụ.

Chùa Hòa Long được khởi công trùng tu từ năm 2008, với phần kinh phí hỗ trợ của chính quyền tỉnh Đồng Tháp, Ban Trị sự và Thích Chơn Thành – Trụ trì chùa Hòa Long đã vận động các chùa, Phật tử trong và ngoài tỉnh hỗ cúng dường cho công tác trùng tu. Sau một năm trùng tu, với kinh phí hơn 7 tỷ đồng, chùa Hòa Long đã hoàn tất việc trùng tu và đưa vào sử dụng, xứng đáng là một cơ sở tín ngưỡng có quy mô lớn của Giáo hội phật giáo tại tỉnh Đồng Tháp.

Địa chỉ: Phạm Hữu Lầu, Phường 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Chùa Kiến An Cung

Kiến An Cung, tục gọi là chùa ông Quách, là một ngôi đền tọa lạc tại trung tâm thành phố Sa Đéc, đối diện với con rạch Cái Sơn. Đền được xây từ năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến. Ngôi chùa này có nét kiến trúc độc đáo, linh thiêng và lâu đời với lịch sử gần 100 năm. Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Về cấu trúc, Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Chánh điện chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường), Ngọc Hoàng Thượng Đế. Phía trong chánh tẩm là bệ thờ ngài Quảng Trạch (Ông Quách).

Hàng năm, vào ngày 22 tháng 2 âm lịch (Ngày vía Quảng Trạch Tôn Vương) và ngày 22 tháng 8 âm lịch (Ngày thành đạo của Quảng Trạch Tôn Vương) Chùa Kiến An Cung sẽ tổ chức những lễ cúng tế. Ngoài ra, vào những dịp rằm lớn nơi đây thường tổ chức những lễ cúng. Bạn có thể đến chùa xin xăm, cầu an và cúng bái. Nơi đây được đánh giá là ngôi chùa linh thiêng ở Đồng Tháp. Bạn có thể đến chùa xin xăm, cầu an và cúng bái. Ghé thăm ngôi chùa linh thiêng của Đồng Tháp này, chắc chắn bạn sẽ vô cùng trầm trồ khi chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc và không khí tĩnh lặng nơi đây.

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Chùa Bửu Hưng

Chùa Bửu Hưng là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Đường vào chùa Bửu Hưng xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế theo kiểu chữ tam” (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ.

Với bề dày lịch sử, năm 2007, Chùa Bửu Hưng đã được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đến thăm chùa, ông Mi-Chen Hen-Ry (quốc tịch Pháp) nhận xét: “Ở đây, tôi cảm nhận được không khí thật kỳ bí, thư thái, nhẹ nhõm tâm hồn nhưng không kém phần trang trọng, điều mà không phải chùa nào cũng có được…”. Nếu có dịp đến Đồng Tháp, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Bửu Hưng, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Địa chỉ: Xã Long Thắng, H. Lai Vung, Đồng Tháp

Chùa Bửu Lâm

Chùa Bửu Lâm (Chùa Tổ) Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Chùa mang đậm lối kiến trúc cổ kính, có bề dày lịch sử 300 năm, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Nhiều tài liệu ngày nay cho biết chùa do Thiền sư Thiện Châu, đời 33 Thiền phái Lâm Tế khai sơn. Thiền sư Hải Huệ, đời 38 Thiền phái Lâm Tế đã cho đại trùng tu ngôi chùa, đúc đại hồng chung năm 1902. Điện Phật có khá nhiều tượng thờ, được bài trí trang nghiêm. Trong khuôn viên chùa còn giữ 11 ngôi tháp mộ chư vị trụ trì tiền nhiệm. Hàng năm, chùa tổ chức lễ giỗ tổ khai sơn Thiện Châu vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

Địa chỉ: Xã Bình Hàng Trung, H. Cao Lãnh, Đồng Tháp

Chùa Phước Hưng

Chùa Phước Hưng hay Chùa Hương đã có mặt tại Sa-đéc từ thời khai hoang lập ấp của tiền nhân. Theo lịch sử của chùa ghi lại, chùa do cộng đồng người Minh Hương trên đường lánh nạn, tìm đất dung thân chung nhau xây cất. Chùa Phước Hưng có lối kiến trúc khá đặc biệt hơn các Cổ tự ở miền Nam Việt Nam, đó là kiểu giống ngôi đình làng hơn là ngôi chùa. Chùa có 8 mái và 2 cấp, được lợp ngói âm dương, trên nóc là phù điêu hình long, lân, quy, phụng…được tô đắp bằng miễn chén kiểu, màu sắc sặc sỡ. Các bức hoành phi, liễn đối khắc trên gỗ hoặc trên cột đều sơn son thếp vàng. Mặt tiền chánh điện có đôi câu đối bằng chữ Hán.

Từ xưa đến ngày nay, Chùa Phước Hưng đã trở thành mái ấm tâm linh không thể thiếu đối với người dân Đồng Tháp. Người dân thường xuyên đến để thắp hương cầu nguyện. Còn những ngày rằm lớn và Tết Nguyên Đán trong năm, thì nơi đây không những trở thành nơi lễ hội rộn ràng.

Địa chỉ: 461 Đại lộ Hùng Vương, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp.

Chùa Bà Sa Đéc

Chùa Bà Sa Đéc (Thất Phủ Thiên Hậu) là một ngôi chùa cổ kính, có lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Trung Hoa.. Chùa được thành lập từ giữa thế kỷ XIX trên một khu đất vốn đã có miếu thờ Bà Thiên Hậu, kế bên có Quan Đế Thánh miếu. Kiến trúc của chùa khá đẹp, độc đáo thể hiện đầy đủ nét văn hóa Việt – Hoa. Hiện nay, nơi này là một cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc và là nơi người dân, khách du lịch ở mọi miền đất nước, về thưởng ngoạn và cúng bái.

Hằng năm, Chùa Bà Sa Đéc có hai ngày lễ lớn: ngày 23.3 (â.l) là vía ngày sanh, ngày 9.9 (â.l) là ngày hiển thánh. Nhưng long trọng hơn cả là ngày vía bà 23.3 (â.l). Để tổ chức tốt cho kỳ lễ vía, bà con người Hoa đã chuẩn bị nhiều ngày trước đó: khoảng 18. 3 (â.l) là bà con người Hoa đã tập trung ở Hội quán để sửa sang, quét dọn, chuẩn bị… Người ta tổ chức tắm cho Bà sạch sẽ, thay quần áo mới cho Bà. Lễ tắm Bà được tổ chức rất trang trọng, nơi Bà ngự được quét dọn sạch sẽ, căng màn che lại, cử hai cô gái vào tắm rửa cho Bà. Người ta nấu nước sôi để nguội rồi đổ vào thau, hái lá bưởi để vào rồi dùng khăn tắm cho Bà. Lá bưởi được người Hoa tin như một thứ bùa hộ mệnh dùng để tẩy sạch bụi trần, bao điều phiền muộn, những thứ xui xẻo, không may mắn. Sau khi tắm Bà xong, người ta lấy nước đó về tắm cho trẻ con để cầu mong nó được khỏe mạnh, nên người. Ngày vía bà hằng năm thật sự là một ngày hội lớn, là một nét sinh hoạt văn hóa vui tươi và đầy bổ ích không chỉ của cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc mà còn là niềm vui chung của các dân tộc ở đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Chùa Kim Huê

Chùa Kim Huê (Hội Khánh), được xây dựng từ năm 1806, người ở đây quen gọi là chùa Bông, bởi lẽ lúc xưa trước chùa trồng rất nhiều hoa, do vậy chùa có tên là Kim Hoa Tự mà được đọc trại thành Chùa Kim Huê. Từ những năm 1920-1945, nơi ngôi bảo tự này từng là trung tâm đào tạo gia giáo cho chư Tăng khắp lục tỉnh miền Tây, góp phần tài bồi ra nhiều bậc danh Tăng, tích cực đóng góp cho phong trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ như: Hòa thượng Hành Trụ, Thiện Tường, Thới An, Huệ Hưng, Từ Nhơn…

Chùa Kim Huê nằm kề bên rạch Cái Sơn thơ mộng với kiến trúc mang phong cách Trung Hoa rất ấn tượng, một vẻ đẹp cung đình uy nghiêm giữa lòng thành phố. Trong Chùa Kim Huê có nhiều cảnh quan kiến trúc đẹp mắt và được thiết kế uyển chuyển, khéo léo, kết hợp với không gian trầm lắng, thanh bình và nhẹ nhàng, thi thoảng lại có tiếng chuông gió đong đưa, tiếng đọc kinh lầm rầm, tiếng trống chùa tịch mịch, rất thích hợp cho những ai đi du lịch Đồng Tháp muốn yên lặng bình tâm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Hotline: 094 744 43 99

Chùa Bửu Nghiêm

Chùa Bửu Nghiêm nằm dưới dốc cầu Nha Mân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, do Sư cô Thích Nữ Phước Liên trụ trì. Cuối năm 2007, qua nhân duyên khởi từ Ni sư Thích Nữ Như Liên đang tu tại chùa Giác Lâm nằm bên chợ mới Nha Mân, con cháu của ông Phan Văn Vinh đã hoan hỉ theo sở nguyện tìm kiếm bấy lâu nay của mình đồng ý giao cơ sở thờ tự “cô Hai Hiên” lại cho sư cô Phước Liên ngày đêm hương đăng cúng kính. Từ đây, tên chùa Bửu Nghiêm được tái lập, vì trước đó, khi thân mẫu của ông Phan Văn Vinh còn sống, bắt đầu vào khoảng năm 1945, nó vốn là một ngôi chùa tư nhân có tên hiệu là Bửu Nghiêm, phát triển dần từ cái am dành thờ “cô Hai Hiên” ngày nào. Tháng 8 năm 2009, chùa Bửu Nghiêm làm đơn xin gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được công nhận là cơ sở thờ tự, và sư cô Phước Liên trở thành Trụ trì.

Bên cạnh việc là nơi để người dân cúng bái thì Chùa Bửu Nghiêm là địa chỉ nổi tiếng trong việc làm từ thiện như nhận nuôi trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi, tổ chức các hội khuyến học giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các buổi cơm chay từ thiện… Nếu bạn muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hay muốn chọn một nơi thanh tịnh để bớt đi những phiền muộn trong cuộc sống thì hãy đến với Chùa Bửu Nghiêm để cảm nhận được những điều tốt đẹp đó.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ:1904/A ấp Tân Thuận, Châu Thành, Đồng Tháp

Hotline: 090 297 00 41

Đăng bởi: Đỗ Hào

Từ khoá: Top 11 Ngôi chùa nổi tiếng ở Đồng Tháp

Top Những Ca Sĩ Nổi Tiếng Sinh Ra Hoặc Lớn Lên Ở Đà Lạt

Ca sĩ Khánh Ly

Cô tham gia văn nghệ từ rất nhỏ, năm 11 tuổi cô đã liều lĩnh đi nhờ xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn để tham gia một cuộc thi lựa chọn ca sĩ nhi đồng và cô đã đạt giải nhì sau cuộc thi. Như một bước đệm cho hành trình ca hát, đến năm 1962 thì cô chính thức vào con đường ca hát chuyên nghiệp của mình và có cơ duyên gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với sự kết hợp ăn ý cùng nhau cả hai đã làm nên những bản tình ca bất hủ tới tận bây giờ.

Ca sĩ Tuấn Ngọc

Là một trong những ca sĩ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tân nhạc thập niên 80, Tuấn Ngọc tên thật là Lữ Anh Tuấn sinh ra tại Đà Lạt, cha của ông là nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước AVT, các thành viên trong gia đình đều có niềm đam mê lớn với âm nhạc và là những tên tuổi lớn như:, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích, Bích Chiêu, Anh Tú.

Tuấn Ngọc tham gia con đường nghệ thuật từ rất sớm từ năm 4 tuổi đã bắt đầu ca hát cho đến tận bây giờ, như một tượng đài vượt thời gian, những màn trình diễn, những đóng góp của ông cho nền âm nhạc Việt nói riêng và hải ngoại nói chung đều khiến ai cũng phải ngưỡng mộ. Sau này ông đã kết hôn với ca sĩ Thái Thảo, con gái nhạc sĩ Phạm Duy.

Ca sĩ Thanh Tuyền

Một tên tuổi nổi tiếng không thể bỏ qua chính là nữ ca sĩ Thanh Tuyền, bà tên thật là Phạm Như Mai, sinh năm 1949 tại Đà Lạt, bà là một ca sĩ điển hình và thành công với dòng nhạc vàng Việt Nam. Trong giai đoạn năm 1964 – 1965 hầu như giọng ca của bà đã phủ sóng khắp các đài phát thanh, do có một giọng hát thiên phú cùng với việc được nổ lực lăng xê giọng ca trong trẻo của Đà Lạt này nên từ thành thị đến thôn quê bà đều nổi như cồn. Năm 19 tuổi bà bắt đầu hát trong vũ trường, sau đó khoảng năm 1967 – 1968 bà đã kết hợp song ca cùng Chế Linh và cả hai người đã tạo nên một hiện tượng dậy sóng trong thời kỳ đó.

Ca nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Là một trong những nhạc sĩ lớn, tài hoa của dòng nhạc vàng hải ngoại, Lê Uyên Phương tên thật là Lê Minh Lập, sinh tại Đà Lạt. Do loạn lạc thời kỳ chiến tranh, giấy tờ bị thất lạc nên ông bị nhầm giấy tờ và ông đã giữ luôn cái tên bị nhầm là Lê Văn Lộc. Ông đã gặp Lâm Phúc Anh ở Đà Lạt, năm 1968 hai người đã nên duyên vợ chồng và trở thành đôi song ca nổi tiếng.

Ngoài những tên tuổi lớn trên còn rất nhiều nghệ sĩ khác gắn liền với Đà Lạt như: Lê Thu Nguyên, Nguyên Thảo, Xuân Phú, Đình Nguyên và Trọng Bắc…

Đăng bởi: Kiên Trương

Từ khoá: Top những ca sĩ nổi tiếng sinh ra hoặc lớn lên ở Đà Lạt

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Ve Chai Nổi Tiếng Ở Đà Lạt trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!