Xu Hướng 9/2023 # Câu Chuyện Rùa Và Thỏ “Tân Thời” Và Bài Học Trong Kinh Doanh # Top 17 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Câu Chuyện Rùa Và Thỏ “Tân Thời” Và Bài Học Trong Kinh Doanh # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Câu Chuyện Rùa Và Thỏ “Tân Thời” Và Bài Học Trong Kinh Doanh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đây là câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc với chúng ta, song đã được Roberto Goizueta, Giám đốc Điều hành của Coca Cola trong những năm 1980 mở rộng thành một triết lý kinh doanh đáng suy ngẫm.

Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua.

Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua.

Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học cho tình huống thứ nhất?

Chậm nhưng ổn định đã chiến thắng cuộc đua. Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm.

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ.

Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có thể hạ được nó.

Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.

Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Thế ý nghĩa trong tình huống 2 của câu chuyện này là gì?

Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. Nếu có 2 người trong công ty của bạn: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Nhưng câu chuyện cũng chưa dừng lại ở đây. Câu chuyện thứ 3…

Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.

Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua.

Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 km nữa ở bên kia sông!

Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ tình huống thứ 3 này?

Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp. Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm.

Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.

Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích.

Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Bài học của tình huống này là gì?

Hãy làm việc theo nhóm! Bởi vì thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ phi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người. Nếu không, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.

Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Và vẫn còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này…

Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức.

Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Kết luận: Câu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú.

Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại.

Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không trốn tránh cuộc chiến.

(Nguồn tổng hợp từ Internet)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG – MMM

(MANAGEMENT FOR MIDDLE MANAGERS)

Tại sao nhiều người làm chuyên môn rất giỏi nhưng lại không thành công trong vị trí quản lý?

Tại sao ở nhiều doanh nghiệp, “Sếp lớn” vẫn phải “ôm” cả núi việc mà không thể “ủi” bớt cho đội ngũ quản lý cấp trung – bao gồm các cấp quản lý từ giám đốc chức năng (Kinh doanh, Marketing, Nhân sự, Tài chính, Sản xuất, IT, Dự án…) đến Trưởng / Phó các Phòng, Ban, Bộ phận?

Câu trả lời nằm ở Chương trình đào tạo Năng lực Quản trị cho Quản lý cấp trung (MMM) của PACE. .

“Rùa Và Thỏ” Trong Môi Trường Công Sở: Rùa Sống Vội Để Thành Công, Thỏ Sống Chậm Để Tận Hưởng, Bạn Là Ai?

“Rùa và thỏ” gần như là một câu chuyện ngụ ngôn huyền thoại của nhiều người. Dù ngắn thôi nhưng bài học sâu sắc đằng sau đó chính là giá trị khiến nó được lưu truyền mãi qua bao thế hệ. Nó thường được dùng để răn dạy con trẻ về sự kiên trì, siêng năng, cũng như là hậu quả của việc ham chơi, lười biếng.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào môi trường công sở của người trưởng thành, không hẳn “rùa” vẫn cứ là nhân vật chính diện và “thỏ” mãi là nhân vật phản diện. Ở một khía cạnh nào đó, cả rùa và thỏ trên con đường sự nghiệp đều có những mặt ưu và khuyết điểm khác nhau, đại diện cho hai kiểu dân công sở điển hình.

Một chú rùa kiên trì, quyết tâm nhưng lại sống quá vội vàng

Đầu tiên, chúng ta hãy nói về hình ảnh chú rùa “chính diện” quen thuộc. Trong môi trường công sở, nhìn xung quanh, chúng ta không hiếm để tìm thấy những đối tượng hoặc đồng nghiệp giống với chú rùa trong câu chuyện: Không có tài năng thiên phú, không có xuất phát điểm lợi thế, chỉ có một ý chí kiên cường bền bỉ và chính yếu tố này đã bù đắp giúp họ sớm ngày đi đến thành công, đạt được những vị trí nhất định.

Tất nhiên, giống như chú rùa là một điều cực kỳ tốt vì tuýp dân công sở này được sự kiên trì dẫn lối, vượt qua mọi rào cản và trở ngại để giành lấy vinh quang xứng đáng thuộc về mình. Có thể ban đầu họ sẽ gặp khó khăn một chút như bị chèn ép do không có “mối quan hệ”, bị coi thường do không có một nền tảng giáo dục ưu tú,… tóm lại là chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng.

Đáng mừng thay, mang phần số chẳng có gì chính là động lực để “những chú rùa công sở” vươn lên. Họ cố gắng ngày đêm, lao mình vào đường đua sự nghiệp và sẵn sàng phá bỏ mọi rào cản và thách thức của ngoại cảnh.

Họ vạch ra mục tiêu thành công, từng bước nhích gần hơn và chạm tay vào thứ mà mình mong muốn để chứng minh cho mọi người thấy được rằng: dẫu có là ai, xuất phát điểm thế nào thì chỉ cần kiên trì, ai cũng có thể đứng trên đỉnh vinh quang.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, làm một chú rùa có tinh thần thép và ý chí kiên cường không hẳn lúc nào cũng là điều hay. Bởi lẽ, ngày nay kiểu lao mình vào công việc như chú rùa được nhận xét là… sống vội.

Thật mâu thuẫn làm sao, hình ảnh một con rùa chậm chạp lại là đại diện cho kiểu dân công sở sống vội. Nhưng điều này đúng, vì mục tiêu thành công chú rùa cứ thế tiến lên, phớt lờ mọi thứ xung quanh mình, hoa lá xung quanh chú ta chẳng màn, ong bướm bay nhảy chú ta chẳng quan tâm, cứ thế chú ta chỉ tập trung duy nhất vào một điểm đến duy nhất. Đó là một chuyến hành trình u buồn.

Trong khi chú thỏ thì ngược lại, chú ta có vẻ chẳng quan tâm nhiều đến thành công hay thất bại, chạy sau cũng được, chạy trước cũng được miễn là chú ta có thời gian dành cho niềm vui của riêng mình như một giấc ngủ an lành ban trưa và ngắm nhìn cảnh vật suốt chặng đường. Ở khía cạnh này, thỏ lại là đại diện cho tuýp công sở… sống chậm!

Một chú thỏ ỷ lại, lười biếng nhưng sống chậm rãi để tận hưởng cuộc đời

Trong môi trường công sở, ngoài rùa, cũng có rất nhiều người giống như con thỏ trong câu chuyện ngụ ngôn. Thoạt đầu nhìn vào, ai cũng nghĩ rằng tuýp dân công sở đại diện cho hình ảnh chú thỏ là: lười biếng, thiếu quyết tâm, hời hợt với công việc, suốt ngày chỉ tơ tưởng đến những thứ phù phiếm và các cuộc vui sau giờ tan làm.

Ấy vậy, nếu thỏ không giỏi thì chẳng công ty nào giữ thỏ lại đâu mọi người ạ. Về cơ bản, thỏ là một người có tài năng, có thể chạy nhanh hơn bất cứ ai nhưng thỏ không chọn phong cách sống chỉ để về đích giống rùa.

Thay vào đó, những chú thỏ công sở lại chọn cho mình lối sống chậm rãi để tận hưởng tất cả những gì mà Thượng Đế ban cho trên chuyến hành trình sự nghiệp. Thành công ư? Tiền tài ư? Danh vọng ư? Thỏ đều chẳng màn, cái duy nhất mà thỏ quan tâm đó chính là sống trọn vẹn những tháng năm mình còn tồn tại trên đời.

Thỏ là kiểu người làm vừa đủ, miễn sao không ảnh hưởng đến công việc là được, nước tới chân mới nhảy cũng chẳng sao, thỏ đủ sức trả việc đúng deadline; còn lại thời gian thỏ sẽ dành hết cho bản thân mình.

Ví dụ như ngày thỏ làm 8 tiếng, xong về nhà là hẹn hò bè bạn ra đường “đu đưa”; cuối tuần thay vì nghiên cứu thêm về công việc giống rùa thì thỏ lại mở phim chưởng xem, đắp mặt nạ dưỡng da và lăn ra ngủ một giấc ngon lành.

Trong câu chuyện, hình ảnh của rùa và thỏ đã mô tả đối nghịch nhau vô cùng rõ ràng. Rùa làm một chuyện duy nhất là cắm đầu chạy, thỏ lại tấp vào lề đường tận hưởng những đóa ra, những chú bướm. Thỏ bốc đồng, ham vui, dễ bị tác động,… nói chung là đầy khiếm khuyết.

Nhưng cuối cùng, thỏ cũng phóng một lèo về đích. Về cái đích chỉ sau một con rùa nào đó, và sau khoảng thời gian vui vẻ, tận hưởng trọn vẹn cuộc đời, suy cho cùng cũng không hẳn là một số phận tệ hại.

Một chú rùa chậm chạp nhưng lại sống vội để thành công và một chú thỏ nhanh nhẹn nhưng lại sống chậm để tận hưởng cuộc đời, bạn là ai hỡi “500 anh chị em” công sở?

Tám Chuyện :”Du Lịch Ninh Thuận Và Câu Chuyện Về Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng”

Hồi ức chuyện bảo vệ khóa luận tốt nghiệp năm 2023 …

Trước khi bắt đầu bài viết, xin cho phép tôi được hồi ức lại câu chuyện của bản thân khi quyết định chọn “Du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học.

Không nói thì không ai biết đến. Mà nhắc rồi việc nhớ hay không, thích hay không thích là quyền đánh giá và nhìn nhận của mỗi người.

Tuy là vậy, nhưng với tôi, khóa luận này mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời thanh xuân của mình. Đó như một hành trang, vốn sống sau 4 năm ròng rã trong trường đại học. Tôi hạnh phúc vì điều đó. Và càng hạnh phúc hơn khi tôi biết, tôi là một trong những số ít người làm đề tài nghiên cứu này: “Khóa luận tốt nghiệp – Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận”.

Và đây, cũng chính là nguyên do chính để tôi …Tám chuyện :”Du lịch Ninh Thuận và câu chuyện về loại hình du lịch cộng đồng”,…với những ai thích du lịch Ninh Thuận.

Vài nét về loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng

Trong số tất cả loại hình du lịch đang hiện hữu ở Việt Nam thì một điều có thể nói: “Loại hình du lịch cộng đồng (Type of community tourism) ” là loại hình du lịch xuất hiện trễ nhất. Mặ dù trên thế giới, tại với các quốc gia có nền du lịch mạnh trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Mexico, … loại hình này xuất hiện từ rất sớm”.

Cụ thể hơn, loại hình “du lịch cộng đồng” chỉ được biết đến trong khoảng 10 năm trở lại đây và hầu hết chỉ tập trung tại vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng Lào Cai, …, Tây Nguyên Lâm Đồng, Đăk Lắk và Đông Nam Bộ như Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, …

Mặc dù chỉ mới xuất hiện thế nhưng không phải vì thế mà hoạt động du lịch cộng đồng ở Việt Nam có bước đi chậm mà ngược lại có sức hút rất lớn với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách quốc tế đến từ các nước châu Âu. Chính từ điều này đã khẳng định một điều, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển loại hình du lịch cộng đồng rất lớn và không thua gì các loại hình du lịch khác.

Tại Ninh Thuận, vùng đất nổi tiếng của Duyên hải Miền Trung nổi tiếng với khí hậu đầy nắng và gió  rất thích hợp cho loại hình du lịch này phát triển. Vốn nó như vậy là vì Ninh Thuận hội tụ đầy đủ những điều kiện để loại hình du lịch cộng đồng phát triển. Từ tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên (địa hình, khí hậu, sông, suối, núi rừng, biển cả, ao, hồ, thác, …), tài nguyên nhân văn (văn hóa, con người, làng nghề truyền thống, …) và những yếu tố bổ trợ khác. Tất cả đều rất thuận tiện để triển khai, phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.

Không những vậy, Ninh Thuận còn là tỉnh thành có vị trí chiến lược quan trọng khi phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận và phía Đông giáp biển Đông. Đây là một lợi thế vô cùng lớn khi cả ba tỉnh tiếp giáp đều là ba tỉnh thành du lịch hàng đầu trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

Thế nhưng nhiều năm qua, Ninh Thuận chưa thể triển khai nhiều hoạt động quảng bá cũng như đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển du lịch do không thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn về tỉnh, cũng như sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực cung ứng.

Mãi cho đến năm 2023, khi xu thế thị trường bắt đầu chuyển hướng, nhu cầu của khách du lịch về Ninh Thuận ngày một tăng cao, Ninh Thuận mới dần thúc đẩy và bắt tay vào việc quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.

Tuy nhiên, theo như tìm hiểu thực tế thì hoạt động du lịch tỉnh Ninh Thuận chi tập trung triển khai vào ba hoạt động chính gồm: du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Trong khi đó, điều kiện về tiềm năng du lịch ở Ninh Thuận có thể triển khai thêm nhiều hoạt động khác như: du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, … Chính từ điều này mà việc chú trọng khai thác, quy hoạch và đầu tư loại hình du lịch cộng đồng ngay lúc này điều vô cùng cần thiết và cấp bách.

Hiểu về du lịch cộng đồng và loại hình du lịch cộng đồng

Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community based tourism) bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên.

Thông thường các hoạt động du lịch này được tổ chức ở những khu vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái đa dạng, chưa bị tác động nhiều từ bàn tay con người, …nói tóm lại là những nơi còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư sinh sống. Điều này có thể hiểu là đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch cộng đồng.

Tuy chính, nó đã vô tình tạo nên sự khó khăn trong các vấn để di chuyển, sinh hoạt, lưu trú, thông tin liên lạc, … cùng với đó là sự hỗ trợ cần thiết cho một chuyến du lịch. Chính vì vậy mà ngay lúc này, sự có mặt hỗ trợ của người dân bản địa trong việc dẫn đường, cung cấp đồ ăn, chỗ ngủ, … đã trở nên sự cần thiết quan trọng. Đây chính là tiền đề đề để các tác giả, nhà nghiên cứu hình thành khái niệm du lịch cộng đồng sau này.

Mặc dù đã có những tiền đề cơ bản, thế nhưng do vấn đề hoạt động du lịch cộng đồng được các tác giả, nhà nghiên cứu nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, góc nhìn khác nhau về vị trí nên có khá nhiều ý kiến về khái niệm du lịch cộng đồng này.

Theo Hsien Hue Lee, Đại học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển bền vững lâu dài. Đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng”. [9, tr.17]

Hai nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch trong đó chủ yếu người dân trong đó đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương. [13, tr.22] Từ định nghĩa này, Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh tế du lịch cộng đồng đem lại cho địa phương.

Tại Hội thảo “Chia sẻ Bài học Kinh nghiệm Phát triển du lịch cộng đồng” được Tổng cục du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững, năng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cộng đồng, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và tổ chức quốc tế”.

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch cộng đồng, TS Võ Quế đã rút ra khái niệm Du lịch dựa vào cộng động là Phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được quyền hưởng lợi thế từ vật chất và tinh thần phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên”. [16, tr.34]

Qua nghiên cứu các khái niệm ở trên, có thể hiểu: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng địa phương nhằm mang lại cho du khách những trải nghiệm về văn hóa của cộng đồng, cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng lợi từ hoạt động du lịch để từ đó giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Đặc trưng và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng Đặc trưng […]

Từ các cơ sở lý luận về các khái niệm về du lịch, cộng đồng, du lịch cộng đồng, … cùng với đó là nội dung của các nguyên tắc, điều kiện, mục tiêu và ý nghĩa khi khi triển khai du lịch cộng đồng thì cộng đồng được thể hiện qua nhiều yếu tố cụ thể khác nhau trong văn hóa, lịch sử, xã hội và môi trường.

Thứ hai, trong quá trình triển khai hoạt động du lịch cộng đồng thì các bên tham gia phải tôn trọng bản sắc văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên dưới bất cứ hình thức du lịch nào. Đây là một điều bắt buộc môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương đều phải chịu những sức ép hữu hình và vô hình, cộng đồng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môi trường tự nhiên và văn hóa địa phương đối với cuộc sống của họ và hoạt động du lịch mà họ đang cung cấp, về những tác động của du lịch cộng đồng đối với nền văn hóa của họ để có kế hoạch khai thác và bảo vệ hợp lý.

Do vậy, việc tôn trọng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sắc thái văn hóa địa phương (tính độc đáo của địa phương, chẳng hạn như địa hình, khí hậu, kiến trúc, nghệ thuật, ẩm thực, lối sống v.v.) sẽ là động lực và nền tảng cho sự tái tạo nguồn tài nguyên cho hoạt động du lịch.

Thứ ba, các bên tham gia sẽ không những được hưởng lợi ích mà các bên tham gia (doanh nghiệp lữ hành, công ty du lịch, cộng đồng) phải có trách nhiệm đóng góp duy tu, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động dân sinh từ nguồn thu hoạt động du lịch cộng đồng.

Trên thực tế, việc bảo tồn thiên nhiên và văn hóa địa phương có mối quan hệ mật thiết với việc lập kế hoạch phát triển của cơ sở hạ tầng cho các hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (nhà ở, đường giao thông, vườn hoa…) trên nguyên tắc hài hòa.

Thứ tư, quyền sở hữu tài nguyên và nguyên tắc tham gia và quản lý hoạt động du lịch cộng đồng phải do cộng đồng làm chủ để đảm bảo tính lâu bền của hoạt động du lịch. Du khách có thể trải nghiệm sự đa dạng và phong tục của nền văn hóa địa phương, và quan trọng hơn là để tương tác với cộng đồng.

Cộng đồng là người “chủ nhà” thật sự, họ là những người chia sẻ với du khách những điểm sáng thực hành văn hóa địa phương để du khách được tiếp cận, tìm hiểu và chia sẻ văn hóa truyền thống của họ một cách xác thực nhất. Họ trực tiếp chia sẻ các tri thức dân gian trong các bình diện của đời sống dân sinh như ẩm thực, âm nhạc, văn học dân gian, phong tục – tập quán, nghề truyền thống, phong cách sống v.v. Cả du khách và cộng đồng văn hóa đối xử với nhau bằng sự tôn trọng.

Thứ năm, du lịch cộng động phải gắn liền với phát triển kinh tế bền vững. Đây là điều cần được chú ý đặc biệt để tránh những tác động có hại đến kinh tế, xã hội và môi trường du lịch, việc tìm kiếm một mô hình du lịch bảo tồn đã dẫn đến sự ra đời của du lịch bền vững lấy phối hợp giữa sinh thái và văn hoá làm tâm điểm, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa nâng cao giá trị cuộc sống.

Cộng đồng phải chủ động xây dựng kế hoạch kích thích kinh tế địa phương bằng cách tạo ra thu nhập thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương mình; đồng thời phải biết sáng tạo trong nắm bắt nhu cầu du khách để chủ động cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và công bằng. Bên cạnh nguồn lực vật chất, doanh thu từ du lịch cộng đồng giúp duy trì phát triển văn hóa và truyền thống bản địa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng.

Nguyên tắc […]

Không chỉ là điều kiện cần và đủ để triển khai, khai thác và phát triển du lịch cộng đồng. Mà việc đề ra các nguyên tắc phải là điều bắt buộc để tránh những hậu quả sâu ảnh hưởng đến văn hóa đặc trưng, lịch sử hay môi trường của cộng đồng đó. Những nguyên tắc này có thể không bị ràng buộc quá nhiều vào phong tục, tập quán của cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, nhưng cơ bản phải đảm bảo được tính pháp luật Việt Nam và luật du lịch Việt Nam ban hành.

Nguyên tắc thứ hai. Khi phát triển du lịch cộng đồng phải làm sao thể hiện được tính đa dạng về hoạt động du lịch cộng đồng. Tiêu điểm, hoạt động phải thể hiện được tính chi tiết trong việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Nói đúng hơn, là sự quan tâm tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch, đặc biệt là một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

Nguyên tắc thứ ba. Trong, trước và sau quá trình triển khai hoạt động du lịch cộng đồng bắt buộc các bên phải tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng. Vốn có điều này vì thực tế cho thấy bất cứ chương trình, sản phẩm du lịch nào cũng có sự ảnh hưởng của cộng đồng địa phương. Vì thế các giá trị của văn hóa cộng đồng phải được bảo vệ, gìn giữ và phát huy trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng. Điều này được thể hiện qua sự cảm nhận thực tế, nhận thức được vai trò và đánh giá đúng của những yếu tố tích cực và tiêu cực thuộc về giá trị văn hóa cộng đồng địa phương.

Nguyên tắc thứ tư là phải phù hợp với khả năng của cộng đồng. Điều này thể hiện qua khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng nhằm đánh giá, đưa ra những bất lợi, thuận tiện trong quá trình triển khai hoạt động du lịch cộng đồng để đáp ứng nhu cầu du lịch cho các đối tượng tham gia một cách tích cực nhất.

Nguyên tắc thứ năm là phải có sự thống nhất, công bằng trong việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng thông qua các nguyên tắc cộng đồng được hưởng lợi từ hoạt động du lịch cộng đồng mang lại. Trong đó, lợi ích kinh tế trong các vấn đề thuộc về cuộc sống cũng như các vấn đề đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Cuối cùng, hoạt động du lịch cộng đồng phải xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhân văn nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

Đó là những nguyên tắc cơ bản nhất và quan trọng nhất trong việc triển khai, khai thác và phát triển hoạt động du lịch cộng đồng mà các bên tham gia bắt buộc phải tuân thủ và thực hiện.

Mục tiêu phát triển du lịch cộng động

Cũng như các hoạt động du lịch khác. Việc triển khai, phát triển hoạt động du lịch cộng đồng phải đảm bảo và đạt được 4 mục tiêu cơ bản về văn hóa, kinh tế, xã hội và môi trường. Bốn mục tiêu này thể hiện cho 4 tiêu chí cơ bản nhưng hết sức quan trọng khi triển khai hoạt động du lịch cộng đồng. Bởi lẽ, mỗi tiêu chí đều mang tính quyết định cốt lõi mà không thể nào thay thế được. Chính vì vậy việc tuân thủ và thực hiện 4 mục tiêu là điều phải được quan tâm đặc biệt.

Đầu tiên về mục tiêu văn hóa. Phát triển du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và môi trường. Qua đó tạo điều kiện cần và đủ để phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó làm nền tảng vững chắc để phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch.

Thứ hai. Về mục tiêu kinh tế, hoạt động du lịch cộng đồng phải có sự đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu du lịch và những lợi ích kinh tế khác cho cộng đồng địa phương như: tạo cơ hội – công ăn việc làm, nâng cao trình độ lao động của địa phương hoặc khu vực đó, địa phương hưởng nhiều lợi ích từ du lịch cộng đồng mang lại.

Cuối cùng là mục tiêu xã hội và môi trường. Du lịch cộng đồng làm sao trong quá trình triển khai phải khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng để đến cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm với tài nguyên môi trường, văn hóa bản địa và xã hội.

Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng

Có rất nhiều ý nghĩa khi phát triển hoạt động du lịch cộng đồng, tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này, tác giả xin đưa ra 5 ý nghĩa sau đây:

Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch nhu cầu mang tính phong phú, đa dạng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

Bảo tồn và phát huy nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng địa phương nói riêng và nét văn hóa đặc sắc của dân tộc nói chung.

Đem lại nguồn lợi từ du lịch nhằm góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của động đồng theo chiều hướng tích cực.

Mở rộng không gian văn hóa cộng đồng để tiếp biến, giao lưu và quảng bá đến bạn bè trong nước cũng như quốc tế.

Thúc đẩy ngành du lịch tại địa phương nhằm kéo theo các ngành nghề khác phát triển tại địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung.

Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

Để triển khai và tổ chức hoạt động du lịch tại một điểm của một địa phương nào đó thì phải cần hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết như điều kiện về tài nguyên thiên nhiên (tự nhiên và nhân văn), điều kiện về yếu tố cộng đồng, dân cư. Điều kiện về khả năng cung ứng trong dịch vụ du lịch, điều kiện về khả năng tiếp cận (vị trí địa lý, địa hình). Sau cùng là nguồn khách du lịch, sự liên kết của các điểm du lịch thành tuyến du lịch và sự liên kết của địa phương và doanh nghiệp du lịch.

Cụ thể về điều kiện tài nguyên thiên nhiên (tự nhiên và nhân văn) thì phải đáp ứng những tiêu chí cơ bản về tính hấp dẫn, tính đảm bảo, an toàn, dễ tiếp cận và đặc biệt phải có nét đặc trưng gắn liền với văn hóa, xã hội của cộng động đó. Nói cách dễ hiểu hơn là tài nguyên thiên nhiên tại địa phương đó khi khai thác và đưa vào sử dụng phải làm sao tạo được sức hút mạnh mẽ với khách du lịch. Từ đó tạo nên tính phấn khích, tò mò và ham muốn đi du lịch.

Không chỉ là tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng mà với cộng đồng, dân cư bản địa cũng phải có sự hòa hợp, ăn ý nhịp điệu trong suốt quá trình triển khai, khai thác và phát triển hoạt động du lịch cộng đồng. Đây chính là yếu tố cần và đủ để đánh giá tính khả quan khi triển khai hoạt động du lịch cộng đồng.

Cái tiếp theo trong điều kiện phát triển du lịch cộng đồng là khả năng cung ứng trong dịch vụ du lịch và điều kiện về khả năng tiếp cận (vị trí địa lý, địa hình). Đây là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng khi khai thác hoạt động du lịch cộng đồng tại một địa phương.

Bởi lẽ, nhu cầu của con người khi đi du lịch không chỉ là trải nghiệm văn hóa của cộng đồng địa phương mà họ phải tìm thấy cho mình những điều thoải mái nhất trong chuyến đi. Mà sự thoải mái đó không đâu khác ngoài việc đáp ứng các nhu cầu về ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm … và tất nhiên, những nhu cầu này phải làm sao tiếp cận một cách thuận lợi nhất.

Có tài nguyên thiên nhiên (tự nhiên và nhân văn) phong phú. Có cộng đồng, dân cư bản địa thân thiện, mến khách. Có khả năng cung ứng trong dịch vụ du lịch cũng như về khả năng tiếp cận vị trí địa lý, địa hình dễ dàng nhưng không có khách tiêu dùng sản phẩm thì coi như bỏ.

Nói như vậy thì đủ biết khách du lịch quan trọng đến cỡ nào. Chình vì vậy mà khách du lịch, hay còn gọi là khách sử dụng và tiêu dùng sản phẩm được xem là một mạch máu nuôi sống cả một thân thể với những cơ quan đang vận hạnh. Có máu thì tồn tại, còn không có máu thì mất đi. Đó là một quy luật tự nhiên trên thị trường mà bất kỳ ai cũng biết.

Khi đã hội tụ các điều kiện cần thiết để triển khai hoạt động du lịch cộng đồng thì không thể nào không nói đến sự liên kết của các điểm du lịch thành tuyến du lịch cùng sự liên kết của địa phương và doanh nghiệp du lịch để tạo thành một mạng lưới có mối quan hệ cũng như sự tương hỗ tích cực qua lại để làm sao tạo ra một mô hình hấp dẫn nhất.

Nói chính xác hơn, việc liên kết các điểm du lịch thành tuyến du lịch và việc liên kết của địa phương và doanh nghiệp du lịch là điều cần thiết để đưa hoạt động du lịch cộng đồng thành hoạt động du lịch bền vững khi được liên tục tối ưu với những ý tưởng, sáng tạo được nghiên cứu, đánh giá từ người có chuyên môn. Quan trọng hơn cả là thông qua các doanh nghiệp lữ hành, hoạt động du lịch tại địa phương sẽ hiểu rõ xu thế thị trường hơn trong nhu cầu du lịch của con người.

Các bên tham gia du lịch cộng đồng

Cũng như các loại hình du lịch khác như: du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, … để khai thác và triển khai loại hình du lịch cộng đồng cần phải có nhiều đối tượng tham gia.

Tuy nhiên, tiêu biểu và quan trọng nhất vẫn là 4 đối tượng gồm: cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp lữ hành – công ty du lịch và khách du lịch. Mỗi bên tham gia này sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng chung quy lại vẫn là mối liên kết chặt chẽ, tác động qua lại để thúc đẩy và phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương đó.

Cụ thể, đối với cộng đồng địa phương thì có trách nhiệm đưa ra những đánh giá về tiềm năng phát triển nhằm mục đích để ra các quyết định về đầu tư, phát triển du lịch tại địa phương. Từ đó cộng đồng có những định hướng đầu tư, phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch cho khách du lịch.

Quan trọng hơn cả là phải chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảo tồn. Không chỉ vậy, cộng đồng địa phương còn phải đưa ra phương hướng, kế hoạch xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích… để việc triển khai hoạt động du lịch cộng đồng làm sao diễn ra thuận tiện và hiệu quả nhất.

Với chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch thì phải có những khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môi trường, sử dụng lao động… làm sao một cách hợp lý nhất. Đặc biệt là việc lập quy hoạch, ban hành chính sách khuyến khích phát triển như trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh… hay cung cấp dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo là một vấn đề phải được quan tâm hàng đầu.

Song cùng với cộng đồng địa phương và chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch. Các công ty du lịch, lữ hành tham gia triển khai hoạt động du lịch cộng đồng phải đưa ra được tầm nhìn về việc sử dụng người dân địa phương vào các hoạt động du lịch đúng theo nhu cầu phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng. Ngoài ra, việc tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch cũng như việc nghiên cứu thị trường để thiết kế tour tuyến, sản phẩm du lịch cũng phải thường xuyên quan tâm.

Khi đã hoàn thiện được những vấn đề đó, các công ty du lịch, lữ hành cần phải có những chiến lược về tuyên truyền quảng bá; tổ chức nguồn khách; liên kết khai thác tài nguyên du lịch; tổ chức hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường, giáo dục du khách hay hỗ trợ tài chính, đào tạo… cho cộng đồng để cộng đồng có thể nắm vững cho mình những nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ cho khách du lịch.

Vai trò của du lịch cộng đồng trong việc phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển du lịch không chỉ có các bên tham gia ở trên mà còn có các cơ quan bảo tồn để thường xuyên cung cấp các thông tin tư liệu.

Qua đó làm nền tảng cho việc xây dựng cũng như hỗ trợ xây dựng các tua tuyến, sản phẩm du lịch. Đây là những công việc cần thiết để làm sản phẩm du lịch thêm phong phú nhằm mục đích thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn. Quan trọng hơn là cùng phối hợp với cộng đồng địa phương trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho du lịch.

Cùng tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng còn có các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức này được hiểu như nhà đầu tư chính trong việc khai thác và phát triển hoạt động du lịch cộng đồng. Thông thường, các tổ chức phi chính phủ này sẽ thực hiện các vấn đề như: hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch, hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án du lịch cộng đồng. Từ đó tạo tiền đề để nâng cao năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương

Sau cùng trong lai trò của du lịch cộng đồng trong việc phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển du lịch là khách du lịch. Một trong những yếu tố mang tính quyết định về hoạt động du lịch cộng đồng. Nói trắng ra, khách du lịch nguồn quyết định hoạt động du lịch đó thành hay là bại.

Tuy nhiên, dù kết quả như thế nào thì khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, khách du lịch phải hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa của địa phương. Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương, cũng như có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch. Đặc biệt là phải hỗ trợ cho cộng đồng địa phương về tài chính, kinh nghiệm… trong quá trình tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.

Vai trò của du lịch cộng đồng trong việc phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển du lịch

Vai trò của du lịch cộng đồng trong việc phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và phát triển du lịch cần được hiểu qua việc phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm du lịch. Và đặc biệt là góp phần phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Cụ thể, …

Du lịch cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)

Như đã đề cập trong phần khái niệm về du lịch cộng đồng dựa trên những khía cạnh nhìn nhận và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Cộng đồng là xương sống, là nền tảng, là huyết mạnh để hình thành lên hoạt động du lịch nên trong nguyên tắc, ý nghĩa và vai trò. Thì nhất định các bên tham gia hoạt động du lịch cộng đồng phải bảo vệ, phát huy các giá tài nguyên du lịch của cộng đồng đó.

Việc thực hiện công tác bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch của cộng đồng có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhưng chung quy lại phải bổ ích, ý nghĩa, phù hợp với đặc trưng văn hóa của cộng đồng đó. Tuy đối phải giữ nguyên những nét đặc trưng của tài nguyên thiên nhiên theo nguyên mẫu ban đầu, không hòa lẫn, không tiếp thu những cái mới không phù hợp nhằm biến đổi nét đặc trưng đó theo chiều hướng tiêu cực.

Du lịch cộng đồng trong việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm du lịch

Để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng không chỉ là thực hiện công tác bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch. Mà phải còn dựa vào cộng đồng để khai thác tối ưu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm du lịch trong những lúc cần thiết. Đây là yếu tố quan trọng trong việc áp dụng quy luật Cung – Cầu trong thị trường vào việc tiếp thị, kinh doanh dịch vụ du lịch.

Việc triển hoạt động du lịch cộng đồng để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm du lịch là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ. Tuy nhiên, căn cứ vào xu thế du lịch, nhu cầu du lịch và nét đặc trưng văn hóa của cộng đồng – nơi mà đang triển khai, thực hiện nhiều sản phẩm du lịch, thì có thể thực hiện được.

Ví dụ, về vấn đề đa dạng hóa sản phẩm. Chỉ cần các bên tham gia mà quan trọng là cộng đồng địa phương, công ty du lịch và chính quyền quản lý địa phương hiểu và nắm rõ đặc trưng của cộng đồng thông qua tiềm năng du lịch thì việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, lạ, có sức hút cao là điều không khó.

Hay việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm du lịch thì hoạt động du lịch cộng đồng làm sao phải hiểu được thị trường và xu thế của du khách. Nói cách khác, một sản phẩm du lịch khi hình thành phải làm sao tối ưu nhất để có tính đa dạng, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch (khách du lịch). Sản phẩm này sẽ được thiết kế với nhiều mức chi phí khác nhau để khi ra mắt, khách du lịch sẽ có nhiều sự lựa chọn theo đúng nhu cầu của mình.

Du lịch cộng đồng trong việc góp phần phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

Không chỉ là phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm du lịch. Mà du lịch cộng đồng phải góp phần phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

Riêng không chỉ là góp phần phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư mà hoạt động du lịch cộng đồng trong vấn đề này còn phải chú ý một số vấn đề tranh chấp và biến đổi bản chất của cộng đồng về vấn đề kinh tế khi chạy theo thương mại hóa.

Hiểu và nói theo cách đúng hơn là việc góp phần phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư phải đi theo một trình tự nhất định, mang tính hợp lý, công bằng giữa những cá nhân trong một cộng đồng.

Tuyệt đối không để ra tranh chấp, đấu đá vì quyền lợi kinh tế khi cùng nhau tham gia vào hoạt động mà người thu ít, kẻ thu nhiều. Quan trọng hơn là phải có nguyên tắc, quy định chung để việc triển khai, hoạt động du lịch cộng đồng đi theo đúng bản chất của một mô hình du lịch cộng đồng.

Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, năm 2023 hoạt động du lịch của tỉnh phát triển vượt bậc, thu hẹp dần khoảng cách với các tỉnh có tốc độ phát triển du lịch cao; ước lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng đạt 2.190.000 lượt, tăng 15,2% so năm 2023, vượt 4,28% so kế hoạch. Trong đó: lượng khách quốc tế đạt 80.000 lượt, tăng 31,1% so năm 2023, đạt 80% so kế hoạch; khách nội địa đạt 2.110.000 lượt, tăng 14,7%, vượt 5,5% so kế hoạch. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 18,9% so năm 2023, vượt 5% so kế hoạch đề ra.

Từ những thành công trong bước đầu thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong các năm qua và điểm nhấn quan trọng năm 2023. Ban lãnh đạo sở đã đưa ra kế hoạch phấn trong năm 2023 đạt và vượt kế hoạch lượng khách từ 2.190.000 lượt lên 2.350.000 lượt, trong đó khách quốc tế 100.000 lượt, khách nội địa 2.250.000 lượt; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 1.150 tỷ đồng.

Qua số liệu thống kê chi tiết này thì có thể thấy, tiềm năng về lượng khách tham gia các loại hình du lịch ở tỉnh Ninh Thuận qua từng năm tăng lên mạnh mẽ. Trong đó, lượng khách tham gia loại hình du lịch biển, sinh thái và cộng đồng được xem là loại hình có sức hút mạnh nhất. Chính do vậy mà việc khai thác, thúc đẩy, triển khai loại hình du lịch cộng đồng ở tỉnh Ninh Thuận là điều rất khả quan.

Bằng những thành tựu mà ngành du lịch đã đạt được trong những năm qua, mà đỉnh cao là năm 2023 vừa rồi, chính vì vậy mà UBND tỉnh Ninh Thuận đã tập trung rà soát, quy hoạch các khu du lịch trọng điểm, khai thác lợi thế về du lịch biển cũng như các loại hình du lịch khác. Thể hiện cho điều này, hàng năm, tỉnh đều tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ở những thành phố lớn (Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh) để các nhà đầu tư thấy được vùng đất tiềm năng và con người Ninh Thuận cũng như các cơ chế, chính sách mà tỉnh ưu đãi để thu hút phát triển du lịch. Nhờ đó, giai đoạn 2007 – 2023, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút hơn 50 dự án với tổng vốn đăng ký 15.133 tỷ đồng.

Tình hình hoạt động du lịch cộng đồng ở tỉnh Ninh Thuận

Thông qua những định hướng cụ thể, chi tiết, rõ ràng về việc thúc đẩy, phát triển du lịch tỉnh trong những năm tới. Riêng, về hoạt động tổ chức du lịch cộng đồng thì Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận đã có những quan tâm đặc biệt.

Thể hiện cho điều này thì UBND tỉnh đã đưa ra quyết định số 14/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định một số nội dung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023 -2023, 13 điểm được hỗ trợ kinh phí, gồm: Huyện Bác Ái (Làng du lịch sinh thái dân tộc thôn Bố Lang, Làng sinh thái dân tộc Raglai ở thôn Hành Rạc 1, Làng sinh thái dân tộc Raglai ở thôn Hành Rạc 2); Huyện Ninh Hải (Làng du lịch thôn Vĩnh Hy, Làng du lịch thôn Cầu Gãy, Làng Nho thôn Thái An thuộc xã Vĩnh Hải); Huyện Ninh Phước (Hợp tác xã làng nghề gốm Bàu Trúc; Hợp tác xã làng nghề dệt Chung Mỹ; Hợp tác xã làng nghề dệt Mỹ Nghiệp; Vùng rau an toàn, thôn Nam Cường, xã An Hải; Vùng Nho an toàn, thôn Thuận Lợi, xã Phước Thuận; Vùng Nho an toàn, thôn Phước Khánh, xã Phước Thuận); Huyện Ninh Sơn (Vùng cây ăn trái xã Lâm Sơn).

Các địa điểm trên sẽ được hỗ trợ đầu tư về hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ du lịch cộng đồng, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà sàn, xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo cảnh quan, lắp đặt hệ thống thu gom rác thải, các biển báo chỉ dẫn, công tác đào tạo, bồi dưỡng cộng đồng làm du lịch và hỗ trợ công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch.

Phát triển du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch hấp dẫn đang được du khách ưa chuộng và phát triển mạnh trên toàn cầu. Bởi nó là phương thức du lịch do cộng đồng sở hữu, quản lý, hoạt động vì cộng đồng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: Nâng cao trình độ dân trí; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tạo điều kiện giao lưu hiểu biết văn hóa – xã hội giữa các dân tộc, các vùng miền; giữ gìn môi trường; tăng giá trị hàng hóa sản xuất tại địa phương; tạo nhiều cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Thực trạng khách du lịch và kinh doanh du lịch của cộng đồng địa phương

Như đã đề cập chi tiết trong phần Tình hình du lịch cộng đồng ở tỉnh Ninh Thuận. Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2023), hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận chỉ bước đầu triển khai với những chính sách hỗ trợ của Uỷ ban tỉnh tại 13 điểm theo quyết định 14/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định một số nội dung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023 -2023 dựa trên một số đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở 13 điểm này.

Nói đúng hơn, trong 13 điểm được Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng và một số nơi do chính tác giả đề tài khảo sát và đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như: làng Chăm Phước Nhơn, làng An Hòa (cả 2 thuộc xã Xuân Hải – huyện Ninh Hải), làng biển Mỹ Tân và làng biển Mỹ Hiệp (cả 2 thuộc xã Thanh Hải – huyện Ninh Hải) và cuối cùng là thôn Mỹ Hòa và thôn Cầu Gãy (cả hai đều thuộc xã Vĩnh Hải – huyện Ninh Hải). Chỉ mới bước đầu triển khai với những hoạt động mang tính cơ bản nhất về hoạt động du lịch cộng đồng.

Minh chứng là đến đầu năm 2023 (tổng kết hoạt động du lịch 4 tháng đầu năm, từ tháng 1 – 4/2023) Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch tỉnh Ninh Thuận chưa có số liệu nào thống về hoạt động du lịch tại 13 điểm được Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ. Mà thay vào đó là số liệu thống chung về lượng khách đến Ninh Thuận tham quan chủ yếu vào ba hoạt động du lịch chính là hoạt động du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

Trong chuyến khảo sát thực tế tại làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp; Làng sinh thái dân tộc Raglai ở thôn Hành Rạc 1, Làng sinh thái dân tộc Raglai ở thôn Hành Rạc 2); Huyện Ninh Hải (Làng du lịch thôn Vĩnh Hy, Làng du lịch thôn Cầu Gãy, Làng Nho thôn Thái An thuộc xã Vĩnh Hải) do chính tác giả thực hiện trong khoảng thời gian tháng 3 năm 2023.

Kết quả thực tế cho thấy rằng, chỉ duy nhất có làng sinh thái dân tộc Raglai ở thôn Hành Rạc 1, Làng sinh thái dân tộc Raglai ở thôn Hành Rạc 2 và thôn Mỹ Hòa (xã Thanh Hải – huyện Ninh Hải), thôn Vĩnh Huy (xã Thanh Hải – huyện Ninh Hải), thôn Phước Nhơn (xã Thanh Hải – huyện Ninh Hải), làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dinh – huyện Ninh Phước), làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dinh – huyện Ninh Phước), là những nơi đang tiếp cận đến hoạt động du lịch cộng động thông qua một số hoạt động cơ bản như cho du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa cộng đồng thông qua việc cùng giao lưu, trải nghiệm văn hóa với cộng đồng bản địa.

Cụ thể, khách đến những nơi đây sẽ dành khoảng thời gian nữa ngày cho đến một ngày để đến những hộ dân đã, đang và còn lưu giữ những nghề truyền thống lâu đời như nghề làm gốm truyền thống của làng Chăm Bàu Trúc, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của làng Mỹ Nghiệp, nghề du mục và nghề làm thuốc của người Chăm làng Phước Nhơn, nghề hành tỏi của làng Mỹ Hòa, nghề trồng nho của làng Thái An và nghề đánh bắt gần bờ của làng Vĩnh Hy, … để tìm hiểu và trải nghiệm thực tế.

Mặc dù hoạt động du lịch cộng động ở những nơi đây chỉ mới hình thành theo một cách cơ bản nhất. Nói đúng hơn là đang bước đầu tiếp cận theo phương thức tự phát, tuy nhiên đã cho thấy sự tiềm năng, sức hút và rất thích hợp để các nhà đầu tư, các công ty lữ hành, du lịch và chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư bài bản như các loại hình khách.

Không chỉ vậy, điều đáng nói chính những nơi đây hiện là các điểm du lịch tr5ng điểm của tỉnh Ninh Thuận tính đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là điểm kết nối với các điểm du lịch khác nằm trong địa phận hai huyện Ninh hải và Ninh Phước để tạo bước đà phát triển cho ba loại hình du lịch là hoạt động du lịch, du lịch biển và du lịch văn hóa.

Đó là lý do vì sao mà Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch và Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận có những chính sách quan tâm, định hướng và kêu gọi đầu tư trong chiến lược phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2023.

Vài mô hình và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch cộng đồng đã phát triển khá mạnh ở Việt Nam, đem lại một nguồn thu lớn với nhiều lợi ích đáng kể về mặt kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn.

Tiêu biểu trong điều này có thể kể đến nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở các tỉnh thành thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên,… Hầu hết nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại các bản làng thuộc các tỉnh này đa phần đều đầu tư, khai thác, triển khai vào những năm 1990.

Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm thực hiện, kết quả của những mô hình này đã đem lại một nguồn thu lớn, góp phần vào sự thay đổi về kinh tế, xã hội của địa phương nói riêng và khu vực nói chung.

Thể hiện cho điều này, trong bài báo “Phát triển du lịch cộng đồng” của tạp chí cộng sản đăng vào tháng 10 năm 2023 đã thống kê năm 2000, người Tày ở bản Dền, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cũng triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Sau gần 20 năm phát triển, đến nay, du lịch cộng đồng được xây dựng thành công ở vùng người Thái, người Tày, người Dao, Mông tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái…

Nhiều điểm du lịch cộng đồng thu hút hàng vạn du khách, như Bản Dền (Lào Cai) đón 12.000 lượt khách quốc tế (năm 2008), các điểm du lịch cộng đồng ở Mai Châu (Hòa Bình) đón 300.000 lượt du khách, trong đó có 100.000 lượt du khách quốc tế (năm 2014).

Các điểm du lịch cộng đồng, như bản Lác, bản Văn (huyện Mai Châu, Hòa Bình), bản Áng (huyện Mộc Châu, Sơn La), bản Mển, Phiêng Lơi (Điện Biên)… trở thành những điểm đến quen thuộc của các hãng lữ hành và các tour du lịch vùng Tây Bắc. Du lịch cộng đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân vùng cao.

Các điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa (Lào Cai) có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh gấp 3 lần so với các thôn, bản không có du lịch. Năm 2012, số hộ nghèo ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) chiếm 25%, trong khi ở các điểm du lịch cộng đồng, số hộ nghèo chỉ chiếm từ 8 – 11%. Du lịch cộng đồng đem lại nguồn thu khá lớn cho người dân và xã hội.

Ở bản Mển, xã Thanh Nưa, thành phố Điện Biên, có 110 hộ dân và có tới 25 hộ gia đình có người tham gia các dịch vụ du lịch. Năm 2014, bản Mển đã đón 1.200 đoàn khách tới thăm. Vào dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, bản Mển mỗi ngày đón 5 đoàn khách đến thăm. Bản Phiêng có cảnh quan đẹp, có 30 hộ gia đình tham gia dịch vụ du lịch, những tháng đông khách mỗi hộ cũng thu được từ 3-5 triệu đồng.

Ở Lào Cai, du lịch cộng đồng phát triển khá mạnh. Năm 2013, các điểm du lịch cộng đồng tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai đón 247.327 lượt khách; năm 2014 đón trên 300.000 lượt khách (riêng bản Dền, xã Bản Hồ năm 2013 đón 19.263 lượt khách; năm 2014 đón trên 20.000 lượt khách). Năm 2014 thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng ở bản Dền, Tả Van của mỗi hộ gia đình là 25-60 triệu đồng/năm, có một số hộ đạt 70-90 triệu đồng/năm. 4/13/2023 Tạp chí Cộng Sản – Phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.

Nguồn thu của các hộ làm dịch vụ du lịch cao gấp từ 5-10 lần so với các hộ không làm du lịch. Nhờ du lịch cộng đồng phát triển mà các ngành nghề thủ công (sản xuất thổ cẩm, chạm khắc bạc, làm đồ lưu niệm…) và dịch vụ phục vụ du lịch cũng tạo hàng nghìn việc làm cho người dân. Ở Lào Cai, các điểm du lịch cộng đồng đã giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động.

Song cùng với những báo cáo trên của tạp chí cộng sản, trong khuôn khổ khóa luận này, tác giả xin trích dẫn hai mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Hồ – thị trấn Sapa – huyện Sapa – tỉnh Lai Châu và Bản Lác –  xã Chiềng Châu – huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình để làm rõ thêm vấn đề.

Mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Hồ – thị trấn Sapa – huyện Sapa – tỉnh Lai Châu

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 370km về hướng Tây Bắc, thị trấn Sa – huyện Sapa – tỉnh Lào Cai là nơi nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp núi rừng, cùng với đó là nét văn hóa dân tộc đa bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Năm 1997, với lợi thế về nhiều tiềm năng du lịch, các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch đã phối hợp với chính quyền địa phương, triển khai nhiều hoạt động du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và cộng đồng địa phương.

Sau quá trình nghiên cứu và khảo sát tình hình thực tế. Nhiều thôn bản của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Sapa được chọn làm nơi thí điểm để triển khai hoạt động du lịch cộng đồng. Nổi bật trong số đó có Bản Hồ thuộc địa phận xã Bản Hồ là nơi được xem là trọng điểm cho nhiều dự án đầu tư du lịch.

Ban đầu, Bản Hồ chỉ là một điểm dừng chân trong các tuyến du lịch đi bộ dài ngày. Dân địa phương chỉ đơn thuần bán cho du khách đồ uống, bánh kẹo hay các thực phẩm săn bắt từ rừng hoặc thực phẩm được xem là đặc sản địa phương. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian ngắn, các hoạt động này đã phát triển thành những dịch vụ cốt yếu và đòi hỏi phải có sự đầu tư đầy đủ để phục vụ nhu cầu cho khách du lịch.

Đến năm 2001, tổ chức SNV – một tổ chức phát triển quốc tế có trụ sở tại Hà Lan, tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các tổ chức địa phương nhằm hướng tới giảm nghèo, và tổ chức IUCN – Liên Minh Bảo Tồn thiên nhiên quốc tế, đã tiến hành một dự án kéo dài 3 năm nhằm phát triển du lịch trong vùng theo hướng bền vững. Đặc biệt trong năm này, chính quyền địa phương đã có những chính sách mở mà tiêu điểm là cấp giấy phép kinh doanh nhà nghỉ, điểm ăn uống,… để khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch.

Và thế là chỉ sau hơn 4 năm thực hiện (năm 2005), Bản Hồ từ một nơi thí điểm hoạt động du lịch đã trở thành một nơi đóng vai trò du lịch trọng điểm của huyện Sapa với kết quả thống kê có hơn 4.000 lượt khách đến thăm Bản Hồ. Lợi nhuận từ du lịch thu về chiếm hơn 30% doanh thu các ngành khác (Theo nguồn thống kê của sở Thương Mại & Du Lịch năm 2005).

Song cùng với bên công ty điều hành du lịch và chính quyền quản lý địa phương. Yếu tố làm nên tính thành công của mô hình du lịch Bản Hồ chính là sự đầu tư, hỗ trợ tích cực từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Nổi bật trong số đó là hai tổ chức The Bread For The World và tổ chức Liên Minh Bảo Tồn thiên nhiên quốc tế (gọi tắc là IUCN).

Trong đó, tổ chức The Bread For The World chuyên hỗ trợ về tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Còn tổ chức IUCN thường xuyên đầu tư, hỗ trợ trong các vấn đề nguồn nhân lực, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng như quy trình tiếp thị.

Từ những hỗ trợ tích cực này kết hợp với phương pháp phát triển du lịch trong việc sử dụng nguồn lực và tài nguyên hợp lý. Mô hình du lịch cộng đồng Bản Hồ đã cho ra một sản nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn khi một chuyến du lịch tại Bàn Hồ.

Du khách sẽ được ở tại nhà dân và tham gia cuộc sống sinh hoạt với người Tày. Tại đây, hướng dẫn viên du lịch địa phương sẽ dẫn khách tham quan làng bản, tìm hiểu cuộc sống văn hóa của bản qua các hoạt động đi nương làm rẫy, đánh bắt cá suối, tìm hiểu kỹ thuật nhuộm chàm – nghề truyền thống của người Tày, hay tìm hiểu nghề trồng thảo dược và chế biến thuộc.

Ngoài ra, khách du lịch còn được tham gia, trải nghiệm ẩm thực bằng cách học và chế biến các món ăn truyền thống, giao lưu văn hóa – văn nghệ và tham gia thực hiện các công tác tình nguyện tại địa bản Bản.

Tính đến nay, sau hơn 20 năm hình thành và hoạt động. Mô hình du lịch cộng đồng Bản Hồ – xã Bản Hồ – huyện Sapa – tỉnh Lào Cai đã có những thành tựu đáng kể với điểm nhấn là trở thành một trong 6 điểm du lịch trọng điểm của huyện Sapa cùng với các xã Tả Phìn, San Xả Hồ, Tả Van, Nậm Cang, và Nậm Sài.

Hàng năm đem về một nguồn thu lớn, góp phần làm thay đổi cuộc sống làng bản nói riêng và địa bàn huyện nói chung. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, văn hóa, kinh tế và xã hội.

Mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác –  xã Chiềng Châu – huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình

Bạn Lác thuộc xã Chiềng Châu – huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hà Nội khoảng 135km và thị xã Hòa Bình 60km. Từ thành phố Hòa Bình đi về phía tây bắc, từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu, bản Lác- nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái đẹp như một bức tranh sơn thủy.

Những năm 1960 và 1970, Bản Lác được chính quyền huyện Mai Châu lựa chọn là “làng văn hóa” để thực hiện mục đích làm trọng điểm phát triển văn hóa của huyện dựa trên nét bản sắc văn hóa của của đồng bào dân tộc Thái Trắng.

Trước đây, dân bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Giữa năm 1980, chính quyền địa phương chủ động thực hiện công tác giới thiệu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số đến du khách quốc tế, Bản Lác bắt đầu đón những vị khách đầu tiên, chủ yếu là khách đến từ Xô Viết và Đông Âu. Năm 1993, trên cơ sở thực hiện tốt vấn đề giới thiệu và quảng bá văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số tại một số hội nghị, vẻ đẹp tiềm ẩn của bản Lác đã dần được du khách khám phá.

Và cũng từ đó, mọi người trong bản đều biết làm du lịch, đưa bản Lác trở thành một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu.

Trong năm 2005, nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh từ cộng đồng dựa vào nhiều yếu tố tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, đặc biệt là cộng đồng. Chính quyền quản lý nhà nước về kinh tế và văn hóa đã cấp giấy phép kinh doanh cho nhiều hộ trong Bản Lác. Chỉ sau hơn 5 năm thực hiện, số hộ đón khách du lịch ban đầu là 5 đã tăng lên 47 (năm 2002). Và cũng trong năm 2002, lượng khách du lịch đến Bản Lác đã đạt mức đỉnh điểm.

Tính đến thời hiện tại (năm 2023) bản Lác có 115 hộ/500 nhân khẩu đăng ký tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Đặc biệt toàn bản có 45 ngôi nhà sàn làm “khách sạn” cho khách lưu trú, được xây cất kiến trúc giản dị, không gian thoáng mát, được làm bằng mây, tre, nứa, hoặc những tấm gỗ tốt được thiết kế rất chắc chắn, phần mái nhà được lợp bằng lá cọ, lá cỏ tranh tết với nhau hoặc ngói.

Với 45 ngôi nhà sàn này, hoạt động lưu trú trong du lịch cộng đồng hàng năm đã mang về một khoản thu lớn cho nhiều hộ gia đình và trở thành nguồn thu chính trong hoạt động du lịch cộng đồng của bản.

Minh chứng cho điều này, trong văn bản thống kê và báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Lào Cai thì các hộ dân làm du lịch thu nhập bình quân đầu người đạt 20-30 triệu/hộ/năm, cao gấp 5 đến 10 lần so với những hộ không làm du lịch cộng đồng, có một số hộ đạt 100 triệu đồng/năm, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo cho các nhóm dân tộc thiểu số.

Tháng 7 năm 2014, bản Lác được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hòa Bình công nhận là khu du lịch cộng đồng thuộc cấp tỉnh. Đây là dấu ấn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của du lịch bản Lác, đồng thời thể hiện sự thành công của mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác sau 10 năm áp dụng và thực hiện.

Có được thành công như mong đợi này là nhờ có sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài, công ty du lịch Hòa Bình và sự quan tâm đặc biệt của Uỷ ban tỉnh Hòa Bình cũng như sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch Lào Cai, chính quyền huyện Mai Châu.

Từ đó, các bên tham quan làm nền tảng để tạo ra một mô hình du lịch cộng đồng với điểm nhấn mạnh được thể hiện rõ qua các sản phẩm phong phú, đa dạng để cung cấp cho khách du lịch.

Cụ thể, mô hình du lịch cộng đồng ở Bản Lác mở ra cho du khách một cơ hội hòa mình với cộng đồng, với văn hóa thông qua hoạt động cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân bản địa như: cùng lao động – sản xuất trên nương rẫy, cùng trải nghiệm các nghề truyền thống như đan, dệt, thổ cẩm, vật dụng gia dụng trong cuộc sống hàng ngày, cùng tham gia trải nghiệm các nghi thức, lễ hội của cộng đồng; cùng tìm hiểu, trải nghiệm nét ẩm thực cộng đồng thông qua việc tự tay chế biến các món ăn truyền thống, … và rất nhiều các hoạt động khác trong bản.

Không những vậy, trong quá trình tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, du khách có thể tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống cũng như những nét văn hóa đặc sắc của người Giáy; thưởng thức nhiều món ăn do chính dân bản nấu. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến là món xôi 7 màu.

Sau gần 26 năm triển khai, khai thác và áp dụng mô hình du lịch cộng đồng vào năm 1993. Bản Lác đã thực sự trở thành điểm du lịch trọng điểm của huyện Mai Châu nói riêng và tỉnh Hòa Mình nói chung. Sự phát triển này không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa mà còn khẳng định vị thể du lịch của tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Từ cơ sở thực tiễn qua hai mô hình du lịch cộng đồng của mô hình du lịch cộng đồng tại Bàn Hồ – thị trấn Sapa – huyện Sapa – tỉnh Lai Châu và mô hình hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác –  xã Chiềng Châu – huyện Mai Châu – tỉnh Hòa Bình có thể rút ra những kết luận, đồng thời làm bài học kinh nghiệm cho mô hình du lịch phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm có tiềm năng triển khai, phát triển tại Ninh Thuận.

Đầu tiên, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng nên trong quá trình triển khai, thực hiện hoạt động du lịch cộng đồng phải hoàn toàn dựa vào cộng đồng và luôn luôn lấy cộng đồng làm nền tảng.

Trong quá trình khai thác, triển khai du lịch cộng đồng phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc để đánh bật lên vai trò cũng như ý nghĩa của hoạt động du lịch cộng đồng. Đặc biệt là những nguyên tắc và vai trò của hoạt động du lịch cộng đồng phải bám sát với thực tiễn văn hóa cộng đồng trong vấn đề bảo lưu, gìn gìn và phát triển theo chiều hướng tích cực.

Thứ hai là động du lịch cộng đồng trước khi thực hiện phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể, rõ ràng. Những điều này phải được thể hiện chi tiết trong vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm, và quyền lợi của các bên tham gia du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là bốn bên chính là cộng động địa phương, chính quyền quản lý nhà nước, công ty điều hành du lịch và khách du lịch.

Thứ ba, hoạt động du lịch cộng đồng phải luôn luôn thể hiện được tính công bằng, đoàn kết và tương hỗ của tất cả thành viên trong cộng đồng. Qua đó tạo mối quan hệ, tác động theo chiều hướng tích cực giữa cá nhân với công đồng, cộng đồng với các bên tham gia.

Sau cùng trong mô hình hoạt động du lịch cộng đồng phải thường xuyên thể hiện sự mới mẻ thông qua các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của du khách. Đặc biệt các sản phẩm phải luôn luôn được tối ưu, hoàn thiện để đi tới hoạt động du lịch bền vững.

Bài viết dựa trên nội dung Khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Ninh Thuận” của tác giả Đào Thanh Quốc Kafin – Sinh viên Khoa Du Lịch – Trường Đại học Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Travel Writer

Blogger Kafin

Đăng bởi: Yến Trần

Từ khoá: Tám chuyện :”Du lịch Ninh Thuận và câu chuyện về hoạt động du lịch cộng đồng” [Phần 1]

Đền Ta Prohm Và Câu Chuyện Về Sự Thống Trị Bí Ẩn Của Thiên Nhiên

Campuchia được biết đến rộng rãi với Angkor Wat cùng vẻ đẹp bất chấp thời gian của những ngôi đền. Cách đó không xa, Prasat Ta Prohm (Đền Ta Prohm) lại là nơi được chụp ảnh nhiều nhất và thu hút không đếm xuể những nhà thám hiểm từ khắp nơi trên thế giới. Điều mang lại ấn tượng mạnh mẽ cho du khách không chỉ là giá trị của lịch sử trong quá khứ mà còn là hình ảnh rễ cây khổng lồ và quái dị của cây trẩu trơn (tung tree) và cây canh ki na ôm trọn lấy ngôi đền. Ngôi đền này được coi là một biểu tượng quyền lực của thiên nhiên. Những dấu vết của những cây gỗ khổng lồ đi xuyên qua các bức tường hoặc mái của các tòa tháp cổ tạo thành cảnh quan hiếm có. Nếu bạn thích khám phá lịch sử và kiến trúc cổ đại, thì đền Ta Prohm chắc chắn là vùng đất trong mơ bạn nhất định phải ghé đến một lần.

Đền Ta Prohm là một ngôi đền đặc biệt không giống bất cứ ngôi đền nào trên thế giới. Chỉ cần bước qua cánh cổng, ngay lập tức bạn như đang bước vào chiều không gian khác của thế giới huyền bí nơi thiên nhiên làm chủ. Điều khiến ngôi đền nổi bật là những gốc cây khổng lồ uốn lượn trên những bức tường đá đổ nát, những cây cổ thụ cao chót vót với tán cây khổng lồ, và những hành lang sân dài tối tăm thu hút những ai mê khám phá.

Trong khi viên ngọc Angkor Wat là tâm điểm của khu vực, thì ngôi đền Ta Prohm chỉ cách đó vài trăm mét mang một số phận và ẩn chứa trong mình một câu chuyện hoàn toàn khác. Ở đây, rừng rậm đã len lỏi vào hầu khắp mọi nơi trong đền: rễ dày ép chặt các phiến đá vôi, trong khi dây leo bám vào mái ngói. Trong hàng trăm năm, Ta Prohm bị rừng rậm Campuchia nuốt chửng. Cây cối bắt đầu mọc lên từ khe kẽ của các bức tường, mọc xuống từ mái đến và khi chúng lớn hơn, chúng bắt đầu lật đổ những bức tường đá. Những cây cổ thụ này, với bộ rễ cây khổng lồ xâm lấn, là đặc điểm làm tăng thêm vẻ đẹp và bí ẩn của Ta Prohm.

Gần đây, Ta Prohm là trọng tâm của một dự án cải tạo. Giàn giáo, giá đỡ bằng kim loại, lối đi bằng gỗ và hàng rào dây thừng đang được thêm vào để cải tạo và bảo vệ khu vực tuyệt vời này ở Campuchia. Không chỉ giàn giáo và hàng rào sẽ chặn tầm nhìn của bạn mà còn có hàng trăm khách du lịch mỗi ngày đổ xuống các ngôi đền ở Xiêm Riệp, đặc biệt là trong mùa cao điểm từ tháng 11 đến tháng 2.

Không có gì lạ khi nơi đây được chọn làm bối cảnh cho bộ phim Tomb Raider (Lara Croft: Kẻ cướp lăng mộ) năm 2001: Đó là hình ảnh hoàn hảo về một tàn tích cổ xưa bị rừng nuốt chửng và không thể phủ nhận là một trong những địa điểm mang vẻ hoang tàn ma mị nhất.

Lịch sử đền Ta Prohm

Đền Ta Prohm được xây dựng vào năm 1186 sau Công nguyên trong thời Đế chế Khmer. Vua Jayavarman VII đã cho khởi công với mục đích ban đầu là một tu viện Phật giáo và trường đại học như là một phần của kế hoạch cơ sở hạ tầng cho đế chế.

Ta Prohm lúc bấy giờ được biết đến với cái tên Rajavihara, hay “Tu viện của Nhà vua”, và được xây dựng để tôn vinh gia đình Jayavarman với hình ảnh của Prajnaparamita, nhân vật linh thiêng nhất trong đền thờ, được chạm khắc theo hình dáng giống mẹ của vua. Các phần khác của ngôi đền được dành riêng cho anh em của vua và đạo sư của mình. Ta Prohm được cho là tạo thành một cặp với ngôi đền Preah Khan, một ngôi đền khác được xây dựng vào năm 1191, nơi hình ảnh trong đền được mô phỏng theo cha Jayavarman.

Có một thời gian, nơi này là nhà của 12.500 người – bao gồm 18 linh mục cao cấp và 615 vũ công Apsara – và cung cấp dịch vụ cho hơn 800.000 người sống ở các ngôi làng xung quanh. Tuy nhiên, sau khi đế chế Khmer sụp đổ vào thế kỷ 15, Ta Prohm đã rơi vào tình trạng khốn đốn khi bị bỏ rơi, lãng quên và bị hủy hoại trong hàng trăm năm.

Vinh quang trở lại

Khi Ta Prohm được người Pháp phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19, họ cho rằng việc cố gắng tách ngôi đền khỏi khu rừng rậm xung quanh là bất khả thi. Nhận thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của đền và cây cối trong suốt thời gian dài, họ tập trung vào nỗ lực bảo tồn Ta Prohm trong tình trạng đền bị nuốt chửng một nửa bởi cây cối, tái tạo và ổn định một số khu vực chưa bị tác động.

Kết quả là cảnh quan tuyệt vời như chúng ta thấy ngày nay khi vừa có thể hiểu được cấu trúc ban đầu vào thời hoàng kim của nó, vừa chiêm ngưỡng sự ấn tượng của rễ cây và rừng rậm được bảo tồn.

Bên cạnh việc tận hưởng công trình vĩ đại của thiên nhiên, bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử và nghệ thuật thông qua kiến ​​trúc của các tòa tháp. Ta Prohm không chỉ là một ngôi đền; nó là một mê cung. Ngôi đền có số lượng ô cửa và cửa sổ trông giống nhau nhiều đến mức ngạc nhiên. Một số con hẻm dẫn đến ngõ cụt, bị chặn bởi những đống đá lộn xộn. Mặc dù Ta Prohm bị hư hại một phần bởi cây cối và thời gian, bạn có thể khám phá bí mật ẩn giấu trong bức tường của các tòa tháp hoặc hành lang bằng đá. Điều thú vị về việc khám phá các hành lang là bạn có thể thấy rất nhiều bức phù điêu. Giống như hầu hết các ngôi đền ở Angkor, Ta Prohm cũng có những bức chạm khắc đá trang trí công phu được trưng bày trên các bức tường và cột trụ của nó. Những khuôn mặt Javavarman là điển hình cho tác phẩm điêu khắc khéo léo và được chạm khắc rất ấn tượng. Có một điều không thể giải thích được là rễ cây tránh đi qua những khuôn mặt này. Đây quả thật là một bí ẩn, khi mặc dù có sức mạnh hủy diệt mạnh mẽ, nhưng thiên nhiên có lẽ muốn tôn trọng con người. Bạn cần chú ý khi khám phá hoặc đi bộ xung quanh, nhớ rằng không bao giờ được trèo lên tường hoặc các cây cột vì chúng có thể sụp đổ.

Ta Prohm có 39 tòa tháp lớn nhỏ được liên kết bởi các khu vực trưng bày. Khu bảo tồn được bao quanh bởi năm bức tường hình chữ nhật với phần tường ngoài dài 1km và rộng 600m, đủ để bạn hình dung nơi này rộng lớn đến mức nào. Có bốn cổng vào nhưng chỉ hiện tại bạn chỉ có thể ra vào từ cửa Đông và cửa Tây. Bên cạnh các khu trưng bày, còn có thư viện và các đền thờ vệ tinh. Giống như các ngôi đền Khmer khác, Ta Prohm tự hào có một kiến trúc vĩ đại đồng thời thể hiện sức mạnh của rừng rậm, rất xứng đáng để bạn dành nửa buổi tham quan khi du lịch Campuchia.

Kể Lại Câu Chuyện Về Ông Nguyễn Đăng Khoa (4 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 5 Tuần 22

Nhờ đó, sẽ rèn thật tốt kỹ năng kể chuyện, cũng như nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong tiết Kể chuyện tuần 22. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Kể chuyện tuần 22 cho học sinh của mình. Mời các em cùng thầy cô tham khảo bài viết:

Kể lại từng đoạn câu chuyện về ông Nguyễn Đăng Khoa Mẫu 1

Tranh 1: Nguyễn Khoa Đăng là vị quan án có tài xét xử. Một lần, có anh hàng dầu bị mất cắp tiền, nghi là bị một kẻ mù lấy. Đi hỏi thì người này ra sức chối.

Tranh 2: Bắt giải lên quan, quan sai người múc một chậu nước, rồi bắt anh ta bỏ tiền vào. Chậu nước nổi váng dầu, kẻ cắp hết đường chối cãi. Nghĩ hắn giả mù quan cho lính lấy roi đánh, chỉ ba roi sau hắn đành mở cả hai mắt.

Tranh 3: Trong vùng bọn cướp hoành hành dữ dội. Để bắt bọn cướp quan cho dân sĩ cải trang thành dân phu ngồi trong hòm gỗ có lỗ thông hơi rồi đánh tiếng là hòm vàng bạc của một vị quan sắp về quê đi qua. Bọn cướp mắc mưu cướp lấy đem về tận sào huyệt.

Tranh 4: Về đến nơi, các võ sĩ bất ngờ xông ra, vừa lúc quân triều đình ập đến. Bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Mẫu 2

Tranh số 1: Anh hàng dầu mất tiền. Bởi vì trước đó có người mù cứ lảng vảng hàng của anh đuổi thế nào cũng không đi nên anh đâm ra nghi ngờ. Tìm người mù đòi tiền. Nhưng người mù lại nhất mực từ chối.

Tranh số 2: Quan sai người đem một chậu nước, rồi đem túi tiền mà người mù tự nhận là của mình vào chậu nước. Trên mặt nước nổi lên váng dầu từ đó biết được đó là tiền của anh bán dầu. Quan vừa vạch trần người mù là kẻ ăn cắp, vừa vạch trần hắn là kẻ giả mù đi ăn xin.

Tranh số 3: Để bắt được bọn cướp ở truông nhà Hồ quan sai chế một chiếc hòm đặc biệt để người bên trong có thể ngồi ở đó và bật nắp ra dễ dàng. Đồng thời phao tin có vị quan lớn sắp đi qua truông mang theo nhiều vàng bạc của cải để thu hút bọn cướp. Đồng thời sai quân mặc quần áo dân thường khênh những hòm có các võ sĩ ở trong đi qua truông. Bọn giặc quả nhiên sập bẫy.

Tranh số 4: Về tới hang ổ của bọn cướp các võ sĩ bật nắp xông ra tiêu diệt hết bọn địch.

Kể lại toàn bộ câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng

Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan án có tài xét xử, được dân mến phục.

Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu, có kẻ thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mất tiền, anh hàng dầu nhớ hồi nãy có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp, bèn gửi gánh hàng cho người quen rồi đi tìm người mù. Người này ra sức chối, nói rằng mình mù biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên xô xát, lính bắt họ giải lên quan án Nguyễn Khoa Đăng.

Thấy người mù khăng khăng chối không ăn cắp tiền, quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có, nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa đây. Của ai rồi sẽ rõ.

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc ra một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Một lát thấy trên mặt nước có váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi, đành nhận tội.

Vụ án tưởng đã xong, không ngờ quan lại phán:

– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù vì nếu mù thật thì làm sao hắn biết người bán dầu để tiền ở đâu mà lấy.

Ông sai lính nọc tên mù ra đánh, kì đến khi hắn mở mắt mới thôi. Lúc đầu, người mù còn chối, chỉ sau 3 roi hắn đành mở cả hai mắt.

Trong thời kì ông Nguyễn Khoa Đăng làm quan án, ở Quảng Trị có truông nhà Hồ là nơi bọn gian phi dùng làm sào huyệt đón đường cướp của.

Để bắt bọn cướp, quan sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ở trong có thể mở tung ra dễ dàng. Ông kén một số võ sĩ, đem theo vũ khí, ngồi vào hòm. Rồi sai quân sĩ ăn mặc như dân thường, khiêng những hòm ấy qua truông, ra vẻ như khiêng những hòm của cải nặng. Lại cho người đánh tiếng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp đánh hơi, nghĩ đây là cơ hội làm ăn hiếm có, rình lúc đoàn người đi qua cửa truông thì cướp, rồi hí hửng khiêng những hòm nặng ấy về tận sào huyệt.

Về đến nơi, vừa đặt hòm xuống thì những cái hòm bật mở toang, các võ sĩ ngồi trong tay lăm lăm vũ khí bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp. Đang lúc hoảng hốt chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình từ ngoài ùn ùn kéo vào đông như kiến cỏ, bọn cướp đành chắp tay xin tha mạng.

Bọn cướp ấy, Nguyễn Khoa Đăng đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông cho đưa dân đến lập làng xóm ở dọc hai bên truông khiến một vùng núi rừng xưa vắng vẻ trở thành những xóm làng dân cư đông đúc bình yên.

Kể câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng

Ngày xưa, có ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan có tài xét xử được dân mến phục vì tài năng lẫn đức tính tốt lúc nào cũng lo trừ hại cho dân.

Có một lần, anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có kẻ đã thò tay vào bị lấy trộm tiền biết bị mất tiền, anh mới nhớ lại, lúc nãy có một gã mù cứ quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mãi không đi. Anh đoán hắn là kẻ cắp bèn gửi gánh hàng lại cho người quen chạy đi tìm hắn. Người này chối lấy lí do bị mù, biết tiền để đâu mà lấy. Hai bên cãi cọ một hồi thì bị lính bắt giải về quan. Thấy người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:

– Anh có mang tiền theo không?

Người mù đáp:

– Có. Nhưng đấy là tiền của tôi.

– Cứ đưa ra đây.

Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù hết đường chối cãi đành nhận tội.

Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:

– Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ cất tiền mà lấy.

Nói rồi, quan sai lính nọc kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van xin quan tha tội.

Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chúng ta mới càng khâm phục đức độ, tài năng tiêu diệt bọn gian trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.

Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, có khóa bên trong, rồi ông đưa những võ sĩ tài giỏi có vũ khí ngồi vào đó, Ị sai quân sĩ ăn mặc thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông. Lại phao tin lên rằng có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê đem theo những cái hòm của cải quý giá. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi. Chúng đón đường rồi khiêng những cái hòm về sào huyệt. Vừa đặt xuống thì đồng loạt nắp hòm bật tung ra, các võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ tấn công lu cướp. Bị bất ngờ không đối phó kịp, tất cả bọn chúng đảnh hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ong dùng bọn này đi khai khẩn đất hoang ở biên giới lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm làng dọc hai bên truông. Biến một vùng rừng núi âm u thành những bản làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.

Tập Làm Văn Lớp 4: Kể Lại Câu Chuyện Bàn Chân Kì Diệu (4 Mẫu) Kể Chuyện Lớp 4 – Tuần 11

Kể lại từng đoạn câu chuyện Bàn chân kì diệu

Tranh 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Tranh 2: Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.

Tranh 3: Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.

Tranh 4: Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.

Tranh 5: Cô giáo Cương sắp xếp cho Ký một chiếc chiếu cuối lớp để ngồi học, kẹp bút vào ngón chân để tập viết trên trang giấy.Những ngày đầu gặp bao nhiêu là khó khăn khi thì cây bút không chịu nghe lời, lúc thì trang giấy nhàu nát, khi thì mực bê bết,… có khi luyện viết nhiều quá, mỏi cơ Ký bị chuột rút. Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp

Tranh 6: Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Kể chuyện Bàn chân kỳ diệu

Đoạn 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách đến trường, Kí thèm lắm. Kí quyết định đến lớp xin cô giáo vào học. Cô giáo cầm tay Kí thấy hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động cô không dám nhận em vào học. Kí thất vọng trở về vừa đi vừa khóc.

Đoạn 2: Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Kí. Bất chợt cô thấy Kí ngồi ở giữa sân hí hoáy dùng chân tập viết. Cô rất cảm động cho em mấy viên phấn. Một thời gian sau, Kí lại đến lớp. Lần này, cô giáo nhận em vào học. Cô dọn cho Kí một chỗ riêng ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào chân luyện viết. Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, Bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắp lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.

Đoạn 3: Sau một thời gian Kí đã thành công. Hết lớp Một Kí đuổi kịp các bạn. Chữ của Kí mỗi ngày đẹp hơn. Bao năm khổ luyện Kí đã tốt nghiệp phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngay Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Kể lại toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu

Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy một cậu bé thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

– Em muốn hỏi gì cô phải không?

Cậu bé khẽ nói:

– Thưa cô, em xin cô cho em vào học. Có được không ạ?

Cô giáo cầm tay Ký. Hai cánh tay em mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu: Khó lắm em ạ. Em hãy về nhà. Đợi lớn lên ít nữa xem sao đã.

Cô thoáng thấy đôi mắt Ký nhòe ướt. Em quay ngoắt lại, chạy về nhà. Hình như em vừa chạy, vừa khóc.

Cô giáo trở vào lớp. Suốt buổi học hôm ấy, hình ảnh cậu bé với hai cánh tay buông thõng luôn hiện lên trước mắt cô.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Ký. Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết. Cậu cặp một mẩu gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khỏe của Ký rồi cho em mấy viên phấn.

Thế rồi, Ký lại đến lớp. Lần này em được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho Ký ngồi tập viết ở đó. Em cặp cây bút vào ngón chân và tập viết vào trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn của Ký. Bàn chân em giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngón chân Ký mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì cho Ký. Ký lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng Ký vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng cậu nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân Ký bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái giống “chuột rút” làm khổ Ký rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, Ký quăng bút vào góc lớp định thôi học. Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyến khích em hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu, giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân hì hục tập viết. Ký kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi… nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký.

Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công. Hết lớp Một, Ký đã đuổi kịp các bạn. Chữ Ký viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Có lần Ký được 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi Ký thi đại học, trở thành sinh viên Trường Đại học Tổng hợp.

Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngày Bác Hồ còn sống, đã hai lần gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.

Hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Ký là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là tác giả bài thơ Em thương trong sách Tiếng Việt 3, tập hai.

Kể lại câu chuyện Bàn chân kì diệu theo lời kể của Ký

Tôi bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách tới trường, tôi thèm lắm, bèn quyết định đến lớp xin vào học.

Sáng hôm ấy, cô giáo Cương đang chuẩn bị viết bài học vần lên bảng thì thấy tôi thập thò ngoài cửa. Cô bước ra, dịu dàng hỏi:

– Em muốn hỏi gì cô phải không?

Tôi rụt rè khẽ nói:

– Thưa cô, em xin cô cho em vào học, có được không ạ ?

Cô giáo cầm tay tôi, hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động. Cô giáo lắc đầu:

– Khó lắm em ạ, hãy về nhà, đợi lớn lên ít nữa xem sao.

Cô thoáng thấy đôi mắt tôi nhoè ướt. Tôi quay ngoắt lại, chạy về nhà, vừa chạy, vừa khóc.

Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà tôi. Chắc cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động khi thấy tôi đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết bằng cách cặp một mảnh gạch vào ngón chân và vẽ xuống đất những nét chữ ngoằn ngoèo. Cô giáo hỏi thăm sức khoẻ của tôi rồi cho mấy viên phấn.

Sau lần ấy, tôi được nhận vào học. Cô giáo dọn một chỗ ở góc lớp, trải chiếu cho tôi ngồi tập viết ở đó. Tôi cặp cây bút vào ngón chân và tập viết lên trang giấy. Cây bút không làm theo ý muốn, bàn chân giẫm trên trang giấy, cựa quậy một lúc là giấy nhàu nát, mực giây be bét. Mấy ngón chân tôi mỏi nhừ. Cô giáo thay bút chì, tôi lại kiên nhẫn viết. Mấy ngón chân quắp lại giữ cho được cây bút đã khó, điều khiển cho nó viết thành chữ còn khó hơn, nhưng tôi vẫn gắng sức đưa bút theo nét chữ. Bỗng tôi nằm ngửa ra, chân giơ lên, mặt nhăn nhó, miệng xuýt xoa đau đớn. Cô giáo và mấy bạn chạy vội tới. Thì ra, bàn chân tôi bị chuột rút, co quắp lại, không duỗi ra được. Các bạn phải xoa bóp mãi mới ổn. Cái bệnh “chuột rút” làm khổ tôi rất nhiều. Nó đã rút một lần thì sau quen cứ rút mãi. Có lần đau tái người, tôi quẳng bút vào góc lớp định thôi học.

Advertisement

Nhưng cô giáo Cương an ủi, khuyên nhủ tôi hãy kiên nhẫn tập dần từng tí một. Các bạn cũng mỗi người nói một câu, giúp một việc. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo, những cử chỉ thân thương của bè bạn tiếp sức cho tôi. Tôi lại quắp bút vào ngón chân, hì hục tập viết.

Tôi kiên nhẫn, bền bỉ tập viết. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi…nhưng tôi không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ, tôi không bao giờ vắng mặt.

Nhờ luyện tập kiên trì, tôi đã thành công. Hết lớp Một, tôi đã đuổi kịp các bạn. Chữ tôi viết ngày một đều hơn, đẹp hơn. Nhiều lần tôi được cô cho 8 điểm, 9 điểm rồi 10 điểm về môn Tập viết. Bao năm khổ công, thế rồi tôi học hết phổ thông, thi vào đại học và trở thành sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Sinh thời, Bác Hồ đã hai lần gửi tặng Huy hiệu cao quý của Bác cho tôi. Bác âu yếm gọi tôi là cậu học trò dũng cảm, giàu nghị lực.

Tôi càng thấm thía điều mà ông cha ta đã dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Chuyện Rùa Và Thỏ “Tân Thời” Và Bài Học Trong Kinh Doanh trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!