Bạn đang xem bài viết Cách Làm Mạch Nha Quảng Ngãi Thơm Ngon Dẻo Quánh được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhắc đến khoai deo người ta nhớ đến Quảng Bình hay mè xửng liền biết ngay là đặc sản của Huế, tương tự mỗi khi nghe đâu đó hai từ “mạch nha” trong tiềm thức của nhiều người sẽ biết đó là đặc sản của Quảng Ngãi. Thứ quà đặc sánh, màu hổ phách, vị ngọt thanh ấy tuy đơn giản nhưng lại khiến con người ta nhớ da diết nếu quá lâu không được thưởng thức.
Đó không chỉ là thức quà ăn vặt mà còn là linh hồn ẩm thực Quảng Ngãi được những người con xa xứ rất coi trọng, xem đó là một thứ rất quý giá. Chủ đề hôm nay, chúng mình sẽ đưa quý độc giả cùng khám phá cách làm mạch nha Quảng Ngãi thơm ngon dẻo quánh kích thích mọi giác quan. Mời bạn theo dõi ngay sau đây!
Mạch nha – Đặc sản Quảng Ngãi nổi tiếng lừng danhMạch nha còn được gọi với nhiều cái tên như kẹo mạch nha, đường mạch nha. Là tên của loại đường kẹo làm từ ngũ cốc gồm lúa mạch, đại mạch, lúa mì, lúa, nếp… bằng phương pháp lên men tinh bột. Thức quà này được xem là linh hồn ẩm thực của người Thi Phổ, Mộ Đức nói riêng và người Quảng Ngãi nói chung.
Mạch nha sau khi chế biến có màu hổ phách, dẻo mà không dai, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi hương nếp. Nhưng rất ít người chỉ ăn mạch nha không, thay vào đó người ta thường thưởng thức thức quà này cùng với bánh tráng và đậu phộng rang.
Cách ăn cũng khá đơn giản, chỉ cần cho một ít đậu phộng rang vào lon mạch nha và nướng giòn bánh tráng. Cho một ít mạch nha cùng đậu phộng lên miếng bánh tráng là có thể thưởng thức ngay. Ôi! Cảm giác thật tuyệt! Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh nơi đầu lưỡi, độ dẻo của mạch nha, độ giòn của bánh tráng và vị bùi thơm của đậu phộng rang khó thể nào cưỡng lại được sức hấp dẫn của món ăn vặt này.
Mạch nha thường được người Quảng Ngãi dùng để tặng nhau trong dịp sui gia thăm viếng, làm quà cho người phương xa. Mở hộp mạch nha, trước mắt là một chất dẻo màu vàng trong óng nuột, thoang thoảng mùi thơm dịu kích thích mọi giác quan. Mặc dù ngày nay các thứ bánh kẹo khác đang dần xâm chiếm thị trường nhưng đâu đó mạch nha vẫn là linh hồn ẩm thực Quảng Ngãi.
Cách làm mạch nha Quảng Ngãi thơm ngon dẻo quánhĐể tạo ra thức quà đặc quánh, hổ phách ấy trước tiên chúng ta phải chế biến lúa thành bột mầm. Chọn những hạt thóc no tròn, phơi được nắng, đem thả vào nước lã, vớt sạch các hạt lép rồi ngâm qua một đêm. Qua ngày hôm sau vớt thóc ra để ráo nước rồi đưa vào ủ, tưới thêm nước giữ ẩm cho mộng nảy nhiều hơn.
Khoảng 5 ngày sau mộng lên dài khoảng 5 – 6 phân và kết rễ lại thành khối. Xé rời khối lúa mộng, giũ hết vỏ trấu, loại bỏ những mộng xấu, rửa sạch, ủ sơ qua cho héo trước khi phơi khô ngoài nắng. Mộng khô giã nhỏ hoặc xay thành bột và người ta gọi đó là bột mầm.
Đăng bởi: Tiên Phạm Thị Thủy
Từ khoá: Cách làm mạch nha Quảng Ngãi thơm ngon dẻo quánh
Cách Chọn Cốm Non Thơm Ngon Và Dẻo
Cốm non được xem là một đặc sản của mùa Thu Hà Nội, một thức quà trân quý của lúa non. Có dịp đến với Hà Nội, chúng ta đều chọn cho mình thức quà đặc sản mang tên cốm Hà Nội.
Ăn cốm vào mùa thu Hà Nội vẫn là ngon nhất mặc dù mỗi năm có đến hai mùa lúa. Giờ đang vào đầu mùa thu, những cây lúa non bắt đầu cho ta những hạt cốm xanh non tươi ngon. Những chiếc lá sen chuyển màu xanh đậm kết đọng với cái hương thơm ngào ngạt của lúa non, cứ thế cốm mùa thu theo chân những người bán hàng len lõi qua từng ngõ hẻm, con phố, mang theo tinh túy của đất trời. Mùa cốm, mọi người vội vã lựa chọn cho mình những thứ cốm non xanh mướt, dẻo thơm làm quà cho gia đình và người thân.
Màu sắc hạt cốm
Hình dáng cốm
Cốm có rất nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm tròn, cốm dẹp… Cốm được làm bằng nếp hoa vàng là loại cốm ngon nhất, điều này có lẽ những người sành ăn cốm không phải bàn cãi. Tuy nhiên, hiện nay lượng cốm tiêu thụ ra thị trường rất nhiều nên hầu hết nông dân không còn trồng cốm nếp hoa vàng này cho các ruộng cốm nữa nhằm tăng năng suất. Vì vậy, các bạn nên chú ý khi chọn mua những hạt cốm được làm bằng hạt lúa nếp chắc, mỏng và dẻo. Khi chúng ta cắn nhẹ và hạt cốm, ta sẽ cảm nhận được chúng hơi dai dai, bùi bùi và thơm mát.
Thời điểm mua cốm
Cốm tượng trưng cho mùa thu Hà Nội, vì vậy mùa thu là thời điểm chúng ta thu hái cốm. Nếu như bạn muốn mua cốm thì nên chọn mua vào buổi sáng, khi đó những loại cốm được bán vào buổi này là loại cốm mới, dậy hương thơm quyến rũ, khi ăn vào không sợ cứng hoặc đã bị hỏng. Còn nếu như bạn mua cốm vào buổi chiều thì đó có thể là những cốm cũ đã bán thừa của buổi sáng, hương vị của chúng lúc này chắc chắn sẽ không thơm ngon như buổi sáng rồi.
Cốm có rất nhiều cách thưởng thức. Có thể ăn ngay hoặc chế biến cốm thành các món bánh cốm, cốm xào và chè cốm… Mỗi món có một sức hấp dẫn riêng nhưng tuyệt nhất vẫn là nhâm nhi những hạt cốm mộc.
Bảo quản cốm
Nếu các bạn mua cốm tươi thì việc bảo quản của nó sẽ vất vả hơn so với bảo quản cốm khô. Vì vậy, nếu muốn ăn cốm tươi thì các bạn nên mua vừa đủ, không nên mua nhiều vì nếu để lâu nó sẽ mất đi hương thơm quyến rũ của loại cốm tươi này.
Còn với cốm khô cũng có nhiều loại như cốm, cốm dẹt, cốm tròn… Khi mua các loại cốm này về, các bạn nhớ bảo quản riêng biệt, tránh để chúng hòa lẫn vào nhau gây mất mùi vị riêng biệt của từng loại cốm. Nếu vậy, khi thưởng thức bạn sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của từng loại.
Hãy nhớ luôn bảo quản cốm đã mua về ở những nơi khô ráo để tránh làm cốm bị ẩm mốc gây hư hỏng, mất vị tuyệt vời của cốm.
Đăng bởi: Hiển TrầnVăn
Từ khoá: Cách chọn cốm non thơm ngon và dẻo
10 Cách Làm Mứt Dừa Dẻo Ngon, Thơm Ngất Ngây Tại Nhà Dịp Tết
Mứt dừa là loại mứt tết phổ biến, bạn có thể dễ dàng làm tại nhà chỉ với vài nguyên liệu đơn giản là cùi dừa non, đường và vani. Hương vị mứt dừa non thành phẩm sẽ có vị ngọt ngọt, bùi bùi, giòn giòn, nhâm nhi cùng với một chút trà đắng là hợp lý cho những buổi trò chuyện cùng người thân, bạn bè.
Để làm món mứt dừa non ngon bạn nên chọn dừa non, đem đi bào thành sợi dài và mỏng, sau đó rửa sạch nhiều lần để loại bỏ phần dầu khỏi dừa.
Tiếp theo ngâm dừa với đường từ 1-2 giờ cho đến khi đường tan hết thì đem sên trên chảo lớn, hạ dần từ lửa lớn xuống lửa vừa đến khi có lớp bột trắng mịn, mứt cũng ráo và cứng lại là hoàn thành. Với cách này bạn có thể bảo quản trong hủ đựng, túi zip được trong khoảng 3-4 tuần.
Trong cách làm này, để mứt dừa màu vàng nghệ bạn sẽ dùng nguyên liệu tự nhiên là nghệ. Không chỉ có màu vàng đẹp mắt cho món mứt dừa, mà trong nghệ còn chứa curcumin là một chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả.
Cách thực hiện cũng không khác nhiều so với bình thường, sau khi tiến hành sơ chế cơm dừa thành những miếng mỏng, bạn trộn dừa với đường và bột nghệ ngâm trong khoảng 2 tiếng, sau đó đem đi sên trên lửa nhỏ. Đến khi cạn nước và xuất hiện những hạt đường mịn là hoàn thành. Lúc này mứt dừa có màu vàng vô cùng đẹp mắt, hương vị vẫn thơm ngon, lạ miệng.
Tuy mứt dừa thông thường đã có vị béo, ngọt nhưng để tăng thêm phần hấp dẫn thì nhiều người sẽ áp dụng cách thêm sữa vào trong lúc chế biến, để mứt dừa được béo ngậy hơn.
Với cách làm này mứt dừa sẽ có vị bùi bùi, beo béo và lại cực kỳ thơm mùi sữa, khi ăn cảm thấy tan đều trong miệng rất thích thú.
Cũng với các nguyên liệu phổ biến thường có khi chế biến món ăn này như: Cơm dừa, đường và một chút sữa tươi hay sữa đặc đều được. Sau khi sơ chế cơm dừa thành các miếng mỏng và ngâm với đường cho thấm đều. Bạn đem dừa đi sên trên chảo lớn, khi thấy nước đường cạn bớt thì thêm sữa đặc hoặc sữa tươi vào đảo đều và khi có kết tinh đường, dừa khô hẳn là hoàn thành cách làm mứt dừa sữa.
Tương tự như trong việc nấu xôi, để có màu vàng cam bắt mắt, nhiều người sẽ sử dụng nguyên liệu tự nhiên đó là quả gấc để tạo màu cho món ăn vừa đẹp mắt mà lại vừa an toàn không độc hại. Mứt dừa gấc vẫn giữ nguyên hương vị béo ngon, nhưng lại có một màu vàng cam đẹp mắt và mùi gấc thoang thoảng cuốn hút.
Cách làm mứt dừa gấc cũng không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Gấc sau khi bổ ra, bạn sẽ lọc lấy phần thịt bỏ hạt, sau đó thêm các sợi dừa đã được sơ chế thành từng miếng mỏng vào trộn đều với gấc và ướp đường trong khoảng 2-3 tiếng cho thấm đều.
Sau đó, bạn cho lên chảo sên từ mức lửa lớn giảm từ từ xuống lửa vừa trong khoảng 40-50 phút đến khi mứt dừa khô ráo có màu vàng là hoàn thành.
Khách đến thăm nhà sẽ rất ấn tượng nếu bạn làm được một dĩa mứt dừa hình hoa hồng vô cùng xinh xắn và đẹp mắt đấy. Tuy cần một chút sự tỉ mỉ, khéo léo cũng như mất nhiều thời gian hơn, nhưng tin chắc rằng khi ra thành phẩm sẽ không khiến bạn thất vọng.
Dừa sau khi cạo sạch vỏ rám, thái thành sợi thì trần qua nước sôi và rửa sạch nhiều lần cho bớt dầu. Đem dừa đi ngâm với đường và các màu tự nhiên vài tiếng rồi cho lên bếp để sên. Khi dừa có dấu hiệu se lại, đường trắng bám vào dừa thì bắt xuống. Lúc này bạn dùng tay cuốn sợi mứt thành hình tròn, quấn nhiều vòng và giữ chặt để tạo hình hoa hồng.
Với cách làm mứt dừa hình hoa hồng, những miếng mứt dừa giờ đây không còn đơn điệu mà với tạo hình hoa hồng bắt mắt, độc lạ.
Để thực hiện món mứt dừa viên, bạn cần đến các nguyên liệu như: Cùi dừa, đường, cùng các màu tự nhiên như lá dứa, sữa, cà phê, chanh dây, gấc,…Dừa sẽ được thái thành các viên nhỏ khoảng 1cm rồi đem đi rửa với nước ấm đến khi không còn màu nước đục. Sau đó thực hiện qua các bước: Luộc, ngâm nước đường và sên như bình thường.
Để thực hiện món mứt dừa cà phê cần có cùi dừa, đường, cà phê,…Sau đó thái dừa thành những sợi mỏng, mang đi ướp với cà phê và mang đi sên với nước đường là hoàn thành rồi đấy. Thật đơn giản phải không nào!
Mứt dừa cà phê có hương cà phê dịu dàng, sợi dừa thì sần sật họa quyện cùng với mùi vani thơm ngất ngây sẽ khiến bạn không kiềm lòng nổi. Mứt dừa có màu vàng nâu đẹp mắt không quá đậm, sợi dừa có đường bám đều, vị cà phê vừa phải, và không bị khét. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài ngay nào!
Món mứt đừa nhiều màu cùng không tốn quá nhiều công sức để lại, nhìn khó nhưng thật chất rất đơn giản. Bạn cũng chuẩn bị như làm mứt dừa bình thường nhưng chỉ khác là cần bột trà xanh, bột nghệ,…để tạo màu. Lần lượt bạn cắt dừa, ướp dừa với đường và nước màu rồi mang đi sên là hoàn thành rồi đấy!
Để làm nên món mứt dừa hoa cúc thì bạn cần cơm dừa, đường và hạt chi tử để tạo màu cho những sợi mứt. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các loại bột khác để tạo màu nếu thích. Sau đó làm chế biến, cắt sợi, ướp màu rồi sên với đường, để tạo hình hoa cúc thì đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ 1 chút.
Những bông hoa cúc với nhiều màu khác nhau vô cùng bắt mắt, dừa dẻo thơm, ngọt dịu hòa cùng hương vị của vani ngon ‘mê ly’. Mứt dừa hoa cúc siêu đẹp đảm bảo sẽ khiến khách đến nhà phải trầm trồ khen ngợi đấy!
Để làm nên món mứt dứa có màu xanh đặc biệt này thì bạn cần lá dứa, cơm dừa. Bạn cắt nhỏ cơm dừa thành sợi sau đó ướp với nước lá dứa rồi mang đi sên với đường là có thể thưởng thức.
Mứt dừa lá dứa là sự kết hợp của sợi dừa dai dai, beo béo và hương lá dứa thơm lừng. Mứt có màu xanh bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn. Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay món mứt lá dứa ngon đúng chuẩn cho dịp Tết.
Tương tự như mứt dừa, cách bảo quản này bạn có thể sử dụng với nhiều loại mứt khác như: Mứt gừng, mứt bí…
Bảo quản mứt dừa trong các túi nilon hoặc là hũ kín. Tốt nhất bạn nên bảo quản trong hũ thủy tinh kín khí.
Khi bảo quản trong lọ đựng, bạn nên cho vào trong đó 1 lớp đường mỏng. Lớp đường sẽ có chức năng hút ẩm cho mứt, sẽ giúp bảo quản mứt lâu hơn.
Ngoài ra, mách nhỏ các bạn là khi mứt xuất hiện dấu hiệu chảy nước, đừng vội bỏ đi, cho vào chảo đảo kĩ lại và phơi khô sẽ dùng được tiếp đấy.
Ngoài ra, bạn cần biết thêm bí quyết sên mứt dừa để giúp cho món mứt được thơm ngon, hấp dẫn hơn.
12 Món Ngon Và Đặc Sản Quảng Ngãi Làm Quà Hấp Dẫn
Đến Quảng Ngãi ăn gì? Món ngon Quảng Ngãi – Don
Thuộc họ nhà hến, chỉ sống ở sông Trà, sông Vệ ở Quảng Ngãi, các món làm từ Don trở thành món ăn đặc sản của người nơi đây. Sau khi thu hoạch, Don được rửa sạch, luộc chế biến như hến. Thịt Don phi cùng tỏi băm nhuyễn, hanh tây và một ít tiêu say. Cuối cùng kết hợp với bánh tráng, nước dùng, hành tây, ớt quả để tạo nên món canh đậm đà, thanh mát…
Món Don
Quán Don -578 Đường Quang Trung, Nghĩa Chánh Bắc, Quảng Ngãi
Don Cổ Lũy- Nghĩa Chánh Bắc, Quảng Ngãi
Don Gáo Dừa – Nghĩa Phú, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi
Quán Ăn Don Sông Trà -26 Lê Trung Đình, Nghĩa Chánh Bắc, Quảng Ngãi
Don Sông Trà – 119 Chu Văn An, Nghĩa Lộ, Quảng Ngãi
26 Võ Thị Sáu, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi
Ẩm thực Quảng Ngãi – Mắm NhumMắm Nhum là loại mắm mà thuở xưa, người Quảng Ngãi dùng để tiến vua. Nguyên liệu chính là thịt những con Nhum biển được người dân ủ muối theo tỉ lệ rồi vìu trong bếp hoặc phơi nắng trong khoảng 20 ngày. Mắm ủ càng lâu càng có vị ngon đúng điệu.
Mắm Nhum
Mắm Nhum Châu Me – Ngã tư đường mới, Châu Me, Đức Phổ, Quảng Ngãi
Món ngon Quảng Ngãi – Sò điệpSò điệp nướng là một trong những món hải sản nổi tiếng nhất ở Quảng Ngãi. Sò điệp được tách vỏ, đem nướng trên than hồng, rải thêm một ít mỡ hành, đậu phộng ăn kèm với rau răm và nước mắm chua ngọt chắc chắn sẽ khiến du khách thích thú.
Sò nướng ngon nức lòng du khách
Chợ Quảng Ngãi
Ẩm thực Quảng Ngãi – Bún cá ngừ umLà một món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, bún cá ngừ um kết hợp giữ thịt cá ngừ đặc biệt thơm, ngọt, ăn kèm với bún tươi, các loại rau thơm, thêm chút ớt cay nồng kích thích vị giác.
Bún cá ngừ um
Mỹ Lệ – Ẩm Thực Xứ Quảng – 73 Lê Đại Hành, Tp. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Quán Bún cá gần khu vực biển Quảng Ngãi
Món ngon Quảng Ngãi – Cúm núm Sa HuỳnhNếu ghé qua biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi thì đừng quên thưởng thức loại hải sản này. Cúm núm được vùi trong đống lửa cho đến khi chín, thưởng thức cùng vài lon bia sẽ là một kỉ niệm khó quên đối với du khách.
Cúm núm nướng không thể không thử khi đến Quảng Ngãi
Nhà hàng đồ biển tại thành phố Quảng Ngãi, Sa Huỳnh
Ẩm thực Quảng Ngãi – Ram bắp Quảng NgãiRam bắp là một món ăn dân dã, bình dị, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày của người dân Quảng Ngãi. Ram bắp được làm từ bắp non, thịt, tôm khô và hành tiêu rồi dùng bánh tráng cuốn nhỏ, sau đó chiên giòn. Đĩa ram ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt tạo nên hương vị hấp dẫn.
Ram bắp cũng là một đặc sản Quảng Ngãi làm quà được du khách yêu thích, chỉ cần chiên lại giòn thì ngồi nhà bạn cũng có thể cảm nhận được hương vị của mảnh đất này.
Ram bắp Quảng Ngãi
Ram bắp Quảng Ngãi – 176 Tống Phước Phổ, Hoà Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà Đặc sản Quảng Ngãi làm quà – Cá Bống sông TràCá Bống sông Trà kho tiêu gắn bó mật thiết với những bữa cơm của người dân địa phương từ bao đời nay. Cá bống sau khi được làm sạch kho cùng một số gia vị như tiêu, ớt, tỏi trong nồi đất tạo thành món ngon nên thử khi đến mảnh đất này.
CГЎ Bб»‘ng sГґng TrГ
18-20 Bà Triệu, Lê Hồng Phong, Quảng Ngãi
Chợ Quảng Ngãi – số 219 Nguyễn Bá Loan, phường Nguyễn Nghiêm, tp Quảng Ngãi
39 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà – Tỏi, hành Lý SơnĐược mệnh danh là vương quốc tỏi, tỏi , hành Lý Sơn từ lâu đã nức tiếng gần xa và được nhiều người ưa chuộng. Loại tỏi có kích thước nhỏ, vị thơm dùng chưa nhiều bệnh như ra mồ hôi tay, cảm cúm, tiêu hóa kém, cao huyết áp, …
Tỏi cô đơn Lý Sơn
Chợ hoặc các cửa hàng tạp hóa tại Quảng Ngãi
Đại lý trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà – Kẹo gươngCó màu vàng, đính mè và được dát mỏng, Kẹo gương được làm từ đường cát, mạch nha và đậu phộng, sự kiên nhẫn là yếu tố then chốt để có kẹo gương ngon.
Kẹo gương
Thu Xà – xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa
Các cửa hàng tạp hóa tại Quảng Ngãi
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà – Đường phèn, đường phổiĐường phèn
Chợ Quảng Ngãi – số 219 Nguyễn Bá Loan, phường Nguyễn Nghiêm, tp Quảng Ngãi
39 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà – Mạch nhaCó nhiều loại mạch nha khác nhau nhưng đặc sắc nhất phải kể đến mạch nha làm từ mộng lúa và nếp. Lọai mạch nha này có màu vàng đậm đặc trưng hơn so với mạch nha pha giữa bột mì và mộng nếp hay mạch nha làm từ tinh bột mì. Mạch nha giúp đường tiêu hoá tốt hơn cộng với vitamin B, C giúp chữa bệnh phù do thiếu vitamin.
Mạch nha- đặc sản Quảng Ngãi làm quà lý tưởng
Mạch nha Thiên Bút – 583 Quang Trung, TP.Quảng Ngãi
Đặc sản Quảng Ngãi Chính Gốc – ĐT621, Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi
Đặc sản Quảng Ngãi làm quà – Quế Trà BồngNằm trong top 8 đặc sản Việt Nam lập kỷ lục Châu Á, Quế Trà Bồng là loại dược liệu quý hiếm này không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe mà còn là nguyên liệu không thể thiếu trong một số món ăn tại vùng đất này.
Trà Quế Hồi là đặc sản Quảng Ngãi làm quà được nhiều người ưa chuộng
Đăng bởi: Tiến Nguyễn
Từ khoá: 12 món ngon và đặc sản Quảng Ngãi làm quà hấp dẫn
Các Món Ăn Ngon Ở Quảng Ngãi
ALONGWALKER – Cũng như hầu hết cư dân ven biển miền Trung, người Quảng Ngãi sống trên mảnh đất có những dải đồng bằng hẹp phù sa sông, xen kẽ với những dải đất bạc màu, nghiêng về phía biển là lô nhô cồn cát, đầm, phá, cù lao. Cá từ biển, cây trái từ nguồn theo đường bộ, đường sông giao lưu hai chiều xuôi ngược, ngang qua những vùng đồng bằng, nhiều gạo, nhiều ngô khoai, khiến các món ăn ngon ở Quảng Ngãi nhiều khi thấy đủ cả hương vị của rừng, sông, ruộng, biển.
Ngoài các thắng cảnh, các món ăn ngon ở Quảng Ngãi cũng là điểm nhấn dành cho các tín đồ ẩm thực (Ảnh – murilo_andes)
DonMón Don (Ảnh – thuy_van_17291)
Món don của người Quảng Ngãi chỉ đơn giản là tô nước có những con don bé xíu và một ít hành tây, hành lá ăn kèm với bánh tráng sống, bánh tráng nướng chín bẻ nhỏ. Không chỉ để mời khách phương xa mà người Quảng tha hương trở về đều tìm đến quán ăn bát don quê. Vị cay của của ớt bay, vị ngọt dịu của bát don có màu đùng đục… từ lâu món don ăn dân dã trở thành đặc sản của tỉnh này…
Ram thịt nướngRam hay còn gọi chả giò, nhưng Ram thịt nướng của Quảng Ngãi thì đặc biệt hơn nhiều. Bánh tráng dùng để cuốn phải là bánh rất mỏng, nếu bánh được tráng bằng tay thì sẽ ngon hơn bánh được sản xuất bằng máy, khi ăn cảm giác bánh giòn tan và thơm hơn. Nhân bên trong thì có thịt, tôm và hành cắt nhỏ, tẩm ướp gia vị cho vừa ăn, cuốn bánh xong thì được nẹp vào thẻ tre nướng trên bếp than hồng. Một cuốn ram có ngon hay không, phần lớn phụ thuộc vào mùi vị của tôm, tôm tươi phải còn nguyên con, được tẩm ướp gia vị vừa ăn, xào sơ qua trước khi gói ram để nướng. Phần thịt bò cuốn lá phải chọn những lá lốt non, thịt bò được ướp khoảng 1 tiếng đồng hồ cùng với sả, tỏi, tiêu…Món ăn đúng vị không thể thiếu chén nước chấm với hương vị rất đặc trưng.
Ram thịt nướng (Ảnh – duylucky)
Nhiều du khách khi đến Quảng Ngãi đều tìm đến quán ram thịt nướng 72 Nguyễn Nghiêm, Tp Quảng Ngãi để thưởng thức các món ăn được chế biến theo công thức gia truyền, với hương vị đậm đà khó quên. Đây là quán ăn nổi tiếng đã mở được trên 50 năm.
Mì Quảng Sông VệMì quảng ở Quảng Ngãi (Ảnh – duylucky)
Mì Quảng sông Vệ hương vị không giống như mì Quảng ở Quảng Nam mà có hương vị đặc trưng riêng của miền quê Quảng Ngãi. Mì Quảng sông Vệ có nhiều biến thể khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò… nhưng đậm đà hơn cả là mì tôm kết hợp với thịt. Tô mì với đủ sắc màu, sợi mì vàng hoặc trắng đục tùy sở thích của khách, kèm theo vài miếng thịt nướng, vài con tôm, rắc tí đậu phụng, lá thơm ăn kèm với rau sống, bánh tráng. Khi trộn đều nước gia vị từ dưới đáy tô lên rồi thưởng thức, vị ngọt của nước thịt, vị cay của tiêu, ớt, độ béo của đậu phụng, giòn tan của bánh tráng… tất cả quyện vào nhau, tạo nên hương vị thật đậm đà khó quên.
Bánh xèo Tịnh KhêBánh xèo ở chợ quê Tịnh Khê (Ảnh – Cao Minh Ha)
Tịnh Khê không chỉ nổi tiếng với bãi biển thơ mộng, mà còn có cả những hàng quán bánh xèo thơm lừng, nóng hổi với hương vị đặc trưng khó cưỡng. Bánh xèo nơi đây có hương vị đặc trưng, bánh mỏng, có tôm, mực băm nhuyễn, nên có vị ngon, ngọt. Nếu muốn thưởng thức, các bạn chỉ cần chạy dọc tuyến đường Mỹ Khê – Trà Khúc, đến chợ Tịnh Khê sẽ thấy rất nhiều dãy quán đúc bánh xèo.
Cá tào laoMón cá tào lao nướng (Ảnh – Nguyen Tri)
Cá tào lao hay còn gọi là cá chìa vôi, cá phóng lao sinh sống tập trung ở vùng biển các tỉnh miền Trung. Chúng trú ngụ ở những rạn san hô và săn mồi bằng chiếc mỏ như mỏ vịt, nhưng rất dài đặc trưng của mình nên có biệt danh là “cá tào lao”.
Cá tào lao là loại cá có giá trị kinh tế cao vì giá trị dinh dưỡng của nó lớn, thịt cá giàu canxi, chất béo, chất đạm, vitamin, kali… Cá nung núc thịt, thịt ngọt, béo, dai, thơm lừng, có thể chế biến thành những món như nướng muối ớt, nướng sa tế, nấu lẫu, chiên giòn, làm gỏi…, trong đó món nướng được nhiều người ưa chuộng vì vừa ngon lại dễ chế biến.
Cá niêngCá niêng nướng (Ảnh – Hoài Phương)
Nếu có dịp đến các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà địa bàn cư trú của dân tộc H’re, du khách sẽ được thưởng thức cá niêng nướng chấm muối ớt. Đây là một món ăn địa phương dân dã nhưng hấp dẫn nhiều du khách.
Cá niêng sống ở những dòng thác, ăn rong rêu và phù du nên khá sạch và thịt rất thơm. Cá niêng ngon nhất là khi to bằng ba ngón tay. Cá bắt được dùng xiên tre đem lụi nướng trên vỉa than hồng. Khi vừa chín tới đem chấm muối sống giã với ớt hiểm để ăn thì thịt cá rất béo, ruột vừa đăng đắng vừa bùi. Nếu không muốn nướng, thì đem luộc rồi chấm với muối ớt. Dùng món cá niêng nếu có thêm rau húng, rau thơm ăn kèm sẽ hấp dẫn hơn.
Cá thài bai sông TràCá thài bai (Ảnh – Hộp Nguyễn)
Cá thài bai là loại cá rất đặc biệt, hình thù giống cá bống con, thân nhỏ như chiếc que tăm trắng toát. Không chỉ vì nó rất nhỏ, mà dòng đời, nơi sinh sống… cũng rất lạ. Cá thài bai ngon nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân. Khoảng thời gian này là thời điểm cá sinh trưởng và phát triển.
Chả cá Định TânẢnh – FB Chả cá Định Tân
Thôn Định Tân xã Bình Châu, Bình Sơn nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi bởi món đặc sản nổi tiếng này. Nghề làm chả cá “đỏ lửa” quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất là từ tháng 3 đến tháng 6, vì đây là lúc thu hoạch cá đỏ, nguyên liệu chính của món chả cá.
Để có độ dai, giòn, chả cá Định Tân phải trải qua nhiều công đoạn. Nhưng công đoạn đầu tiên mang tính bắt buộc là phải róc xương, lấy thịt cá bằng phương pháp thủ công, đó là dùng muỗng để nạo thịt. Sau khi ướp các loại gia vị để tăng độ thơm ngon, chả cá bắt đầu được “tạo hình”, từ đây tùy theo nhu cầu của khách mà chả cá được giữ nguyên dạng tươi sống hoặc chế biến sơ trước khi giao hàng.
Mít hôngMít hông (Ảnh – tadao_pham)
Người Quảng Ngãi có nhiều món ăn rất độc đáo. Một trong những món đó là món mít hông nổi tiếng mà khi về xứ Quảng, nhiều du khách đã tìm bằng được để thử một lần thưởng thức.
Mít hông là món ăn dân dã, nhưng từ lâu đã trở thành đặc sản của người dân miền núi xứ Quảng. Món ăn này độc đáo trước hết ở cách chế biến. Đầu tiên, người ta chọn những quả mít vừa chín tới. Mít chín quá khi hông sẽ bị nhão. Mít được chọn thường là loại mít múi to. Sau khi từng múi mít được bóc ra, người ta rạch một đường nhỏ vừa đủ để lấy hạt mít. Đây là nguyên liệu không thể thiếu khi làm mít hông.
Điều thú vị nhất của mít hông nằm ở phần nhân. Nhân mít hông được làm từ chính hạt mít. Hạt mít khi được lấy ra người ta đem luộc, sau đó bóc vỏ và giã nhỏ. Hạt mít giã xong sẽ được nêm gia vị với bột ngọt, hạt tiêu và một ít muối rồi đem xào. Đặc biệt, trước khi xào, dầu phải được khử với củ nén hoặc củ hành thì mới thơm và “đúng bài”. Dầu ăn nếu là dầu đậu phụng (cách gọi dầu lạc của người Quảng Ngãi) ép thủ công thì sẽ càng ngon hơn.
Làm nhân mít hông cũng khá đơn giản. Hạt mít sau khi xào chín được cho vào bên trong các múi mít đã bóc hạt trước đó. Sau đó, mít được đem hông (hấp cách thủy) trong khoảng 15 phút. Không nên hông quá lâu vì sẽ làm mít bị nhão.
Mít hông thường được ăn kèm với dừa nạo và đậu phụng rang. Món ăn này có nguyên liệu và cách chế biến khá đơn giản, nhưng lại thơm ngon rất hấp dẫn. Ăn mít hông phải ăn lúc mít vừa được hông xong mới cảm nhận hết được hương vị thơm ngon quyện với vị ngọt dịu của múi mít cùng vị béo, bùi của nhân bên trong.
Dưa hấu Hắc Mỹ NhânDưa hấu Hắc Mỹ Nhân thường được trồng xen kẽ hoặc sau khi thu hoạch tỏi (Ảnh – Đặng Đức Hưng)
Tuy là cây trồng truyền thống nhưng diện tích dưa trên đảo không nhiều như hành, tỏi và bắp. Trước đây cây dưa hấu trồng ra chỉ cung cấp cho người dân trên đảo, còn bây giờ dưa hấu Lý Sơn đã được nhiều người biết đến như một đặc sản của vùng đất này.
Nếu như dưa hấu trong đất liền được trồng rất công phu thì dưa ở Lý Sơn không cần lên luống, không cần phủ bạt, không phân bón, dưa được trồng phủ khắp mặt ruộng theo cách tự nhiên. Khi cây dưa ra quả, họ không phải chọn lựa những trái lớn như trong đất liền. Dưa chín đến đâu hái bán đến đó. Mỗi ngày họ chỉ bán vài ba tạ cho thương lái. Dưa hấu Lý Sơn không to, quả lớn nhất cũng chỉ 3- 4kg. Tuy nhiên, hương vị của nó thì rất đặc biệt, ngọt, thanh và có mùi thơm rất riêng. Chính vì thế mà dưa hấu Lý Sơn trở thành một sản phẩm độc đáo, vừa ngon lại vừa lành.
Xu xoa Lý SơnXu xoa Lý Sơn (Ảnh – Huỳnh Châu)
Khi đến với Lý Sơn trong những tháng hè nóng bức đều tò mò tìm hiểu và nhiệt tình thưởng thức những chén xu xoa được người dân Lý Sơn bày bán khắp đất đảo, thế nhưng mấy ai biết được rằng để có được chén xu xoa thanh ngọt, là món quà vặt dân dã giúp giải nhiệt trong mùa hè oi nồng phải qua nhiều công đoạn trong quá trình chế biến khá công phu.
Chén xu xoa thanh ngọt được người dân Lý Sơn chế biến từ loại rau có tên là rau đông. Khi mùa mưa đến rau đông mọc trên các gành đá vòng quanh huyện đảo và được người dân thu hoạch từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch hằng năm. Sau khi vớt lên từ biển, rau đông sẽ được người thu mua phơi trên các bờ thành quanh đảo. Sau con nắng đầu tiên, rau đông sẽ được rải ra đầm cho rụng bớt đá bám trên rễ cây.
Rau đông khô ngâm qua một đêm, rửa lại cho sạch tạp chất và nấu cùng nước ngọt, sạch. Sau khi rau tan hoàn toàn trong nước bắt đầu đổ ra chén hoặc các khuôn làm bánh theo sở thích của người nấu và được gọi là xu xoa. Xu xoa chỉ ngon khi ăn kèm với nước đường được sên từ đường vàng hoặc đường muỗng và một ít gừng tươi đập nát sau khi đã được nướng vàng trên lửa.
Gỏi cá cơmGỏi cá cơm Quảng Ngãi (Ảnh – Xuan Trân)
Cái con cá nghèo hèn đã làm nên món nước mắm Nam Ô trứ danh tại Đà Nẵng, vào đến Quảng Ngãi lên được bàn tiệc, mà lại là gỏi cá sống mới tài. Để làm món ngon trứ danh này, người Quảng Ngãi lấy cá cơm tươi bỏ đầu, bỏ ruột, chẻ cá làm đôi theo chiều từ đầu xuống đuôi để loại bỏ xương, rồi rửa sạch, để cho thật ráo nước.
Chanh trái vắt nước (nếu không có chanh thì dùng giấm, nhưng chanh thì ngon hơn), cho cá vào ngâm khoảng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ. Khi nào thấy cá chuyển sang màu trắng trong, dậy mùi thơm là cá đã chín, sau đó vắt cá thật khô, nước vắt giữ lại để làm món tương chấm.
Dùng gạo rang, giã nhuyễn trộn đều vào cá, mục đích giữ cho cá được khô và thơm lâu. Tiếp đó cho hành tây cắt mỏng (đã ngâm muối), gia vị vừa ăn, thêm chút dầu phộng đã phi hành, tỏi, ớt xanh thái nhỏ vào chung với cá đã trộn gạo rang. Chuẩn bị một ít đậu phộng rang chín, giã dập và vài cái bánh tráng nướng.
Ăn gỏi cá cơm không thể thiếu rau xà lách, cải tầu ô, cải canh xanh mướt, dăm trái cà chua chín đỏ và đôi ba trái chuối chát được xắt lát mỏng trộn đều…
Gỏi bòng bòng Lý SơnGỏi bòng bòng hay còn gọi là gỏi rong biển (Ảnh – Hà Xuyên)
Mỗi năm, rau bòng bòng chỉ sinh trưởng từ tháng 2-4 âm lịch. Bởi vậy mà đến Lý Sơn những tháng này, du khách mới có dịp thưởng thức món đặc sản tuyệt vời này – món gỏi bòng bòng hay rau cum cúm.
Bòng bòng vừa nhổ về, cắt đi phần gốc, rồi ngâm qua đêm trong nước cho bớt vị tanh. Khi cần chế biến, chỉ việc cho mớ bòng bòng qua nước sôi rồi vớt ra để giữ được độ giòn. Sau đó thái nhỏ, trộn dầu ăn đã khử chín cùng các gia vị gồm mắm, chanh, đường, bột nem… sao cho vừa miệng. Khi gần ăn, người Lý Sơn cho thêm các loại rau thơm và đậu phộng rang vào, là đã có món gỏi bòng bòng tuyệt vời để xúc bánh tráng hay ăn cùng cơm. Những cộng bòng bòng dòn sựt, vị rong biển đặc trưng khó lẫn hòa cùng mùi thơm của mắm, chanh và hạt đậu bùi bùi, tạo nên cảm giác ngon khó tả.
Mắm nhumMắm nhum Quảng Ngãi (Ảnh – A Kiều)
Theo sử sách, vào đời vua Minh Mạng, mỗi năm người dân Quảng Ngãi phải nộp mắm nhum để tiến cống cho triều đình và bắt buộc phải cống bằng vật phẩm, không được thay thế bằng tiền. Vì thế, mắm nhum còn được gọi với cái tên hoa mỹ là mắm tiến vua hay mắm ngự.
Nhum có thể chế biến làm nhiều món, hưng ngon nhất là chế biến thành mắm nhum. Thịt nhum cho vào chai, rải muối và tiêu rồi đậy nắp kín, để nắng nửa tháng chuyển sang đặc sền sệt màu hồng đỏ ăn với thịt ba rọi cuốn bánh tráng, rau sống. Cũng chính vì hương vị đặc trưng của các món chế biến từ nhum mà các thực khách đến đây thường không bỏ qua món nhum biển.
Gỏi cá trích Đức MinhGỏi cá trích ở Đức Minh (Ảnh – A Kiều)
Món cá trích chỉ được làm chín bằng thứ duy nhất là nước cốt chanh, nhưng ngon đến lạ kỳ! Cái nôi của món gỏi ngon nức tiếng này là vùng biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức. Chính cái ngon kỳ lạ ấy mà đến mùa cá trích, các quán ăn ở vùng biển xã Đức Minh đông nghẹt khách khắp nơi đến để thưởng thức món gỏi cá trích cho thỏa. Khi thưởng thức, thực khách cầm lên một miếng bánh tráng sống cho vào vài cộng rau thơm rồi cho gỏi cá lên trên quấn lại, chấm với nước mắm. Gỏi cá trích đặc biệt ở mùi thơm, vị ngọt, bùi của cá hòa quyện với mùa thơm của bột gạo làm từ bánh tráng trộn và các loại rau gia vị.
Hến kình sông ThoaĐĩa hến luộc chấm bột nêm vắt tí nước tắc (Ảnh – Trang Thy)
Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức. Khi vào địa phận Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển, nên được xem là sông mẹ.
Hến kình là loài thủy sinh thân mềm có hai mảnh vỏ bên ngoài, trông rất giống hến nhưng lớn hơn hến gấp nhiều lần. Vì thế, những người dân nơi đây gọi là hến kình. Sau khi mang về, hến kình được sửa sạch và ngâm trong nước vo gạo vài giờ đồng hồ. Tiếp đến, vớt hến ra rổ rồi sơ chế, bỏ hai mảnh vỏ bên ngoài, lấy phần thân trong rồi rửa sạch. Thân hến dùng để chế biến các món: Nấu cháo, nấu canh, xào, nướng… đậm đà hương vị sông quê. Đơn giản và không kém phần ngon ngọt là món hến luộc chấm với bột nêm vắt thêm ít nước tắc.
Canh rau xanh ốc đáĐồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. Có nhiều cách chế biến ốc đá và rau ranh. Trong đó, thơm ngon độc đáo nhất là món canh rau ranh ốc đá. Ở miền núi xứ Quảng, rau ranh và ốc đá có quanh năm nhưng ngon nhất là vào thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè.
Làm món canh rau ranh ốc đá khá đơn giản. Nguyên liệu chính chỉ có ốc và rau. Ốc bắt về đem ngâm một ngày cho sạch. Sau khi ngâm, chà ốc cho sạch phần vỏ, chặt bỏ đuôi để dễ hút. Ốc được nêm gia vị (phải có ớt, sả và một ít lá chanh non thì mới ngon) rồi đem xào cho thấm, sau đó cho nước vào nấu. Cho thêm một ít gạo hoặc đậu xanh sẽ ngon hơn. Nước sôi một hồi lâu thì cho rau ranh vào. Đợi canh sôi lại, nêm nếm vừa ăn rồi nhắc xuống là được.
Đặc sản Quảng Ngãi mua về làm quà Tỏi Lý SơnTỏi được người dân bày bán trên đảo Lý Sơn (Ảnh – cungphuot.info)
Đảo Lý Sơn từ lâu nổi tiếng với nghề trồng tỏi. Tỏi Lý Sơn nức tiếng thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của một vùng đất tiền tiêu của Tổ quốc.
Cam đường Lý SơnCam đường dại trên Đảo Bé (Ảnh – Cao Ngọc Cảnh)
Mang tên cam đường, nhưng quả chỉ bé bằng quả chanh, hạt thì lớn như hạt bưởi. Và dẫu lớn lên trong nắng gió khắc nghiệt của đảo Bé (Lý Sơn), nhưng loại cam đặc biệt ấy vẫn có vị ngọt lịm, mùi thơm dìu dịu.
Là loại cây ăn quả hiếm hoi thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của đảo, nên cam đường được người dân đảo Bé trân quý, nâng niu. Kết trái vào mùa hè, đến đầu đông thì cho thu hoạch. Cây cam mọc khá thấp, nhưng vì cành nhánh có nhiều gai, nên người thu hoạch cam đường đòi hỏi phải khéo léo, để không bị gai đâm vào tay chân.
Loài quả này nhỏ hơn chanh thông thường, mỗi quả có từ 4 đến 6 hạt, khi chín vỏ chuyển sang màu vàng nhạt, ăn có vị ngọt và thơm. Tuy chỉ là những cụm cây thấp, mọc hoang ngoài bờ, ngoài bụi, nhưng mỗi bụi cam đường vẫn sản sinh hàng trăm quả chín mọng, đủ cho 75 nóc nhà trên đảo Bé đều có cơ hội thưởng thức.
Quế Trà BồngNằm phía đông của dãy Trường Sơn (liền về phía tây là đỉnh Ngọc Linh cao khoảng 1.500m), miền đất quế bao gồm các huyện Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi), Nam Trà My, Bắc Trà My (Quảng Nam), có độ cao trung bình 400 – 500m. Sản phẩm quế ở đây được thị trường đánh giá cao, vì có mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao nên được nhiều thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng
Mạch nha Mộ ĐứcMạch nha Quảng Ngãi (Ảnh – Tường Vi)
Mạch nha là sản phẩm thủ công truyền thống của Quảng Ngãi. Dư địa chí tỉnh Quảng Ngãi ghi rõ: Vào những năm 1930 – 1935, tại các hội chợ danh tiếng được tổ chức ở Huế và Hà Nội, sản phẩm mạch nha đã được trưng bày và tạo được tiếng vang bởi hương vị ngọt thơm, thanh dịu và thuần khiết.
Đây là tên một loại đường kẹo làm từ ngũ cốc (lúa mạch, đại mạch, lúa mì, lúa, nếp…) bằng phương pháp lên men tinh bột. Đường mạch nha có màu vàng hổ phách, dẻo mà không dai, vị ngọt thanh, thoang thoảng mùi hương nếp.
Bánh ít lá gai Lý SơnBánh ít lá gai ở Lý Sơn (Ảnh – cungphuot.info)
Bánh ít lá gai là một trong những loại bánh truyền thống ở huyện đảo Lý Sơn nên có rất nhiều người biết làm loại bánh này, song để có người làm bánh chuyên nghiệp quanh năm, thì rất ít. Huyện đảo Lý Sơn hiện chỉ có còn khoảng chục hộ làm nghề gói bánh ít lá gai.
Để tạo ra sản phẩm bánh ít lá gai vừa ngon, vừa đẹp, cần chọn những lá gai non, bỏ gân, mang đi luộc, sau đó vắt khô rồi cho vào cối giã đến khi lá gai dẻo, chắt lọc lấy nước để trộn vào bột nếp khuấy đều tạo thành một khối bột màu xanh thẫm.
Đặc biệt, bánh ít lá gai ở huyện đảo Lý Sơn người dân quết bánh bằng tay, chứ không quết máy như nơi khác. Quết bánh ít thủ công bằng tay tuy vất vả và lâu hơn nhưng bù lại là sẽ sẽ làm cho cái bánh được mềm dẻo hơn và khi ăn sẽ ngon hơn.
Chính sự công phu và tỉ mỉ trong từng công đoạn nên bánh ít lá gai Lý Sơn có hương vị thơm ngon đặc trưng, khác với bánh ít lá gai ở những nơi khác. Bánh ít Lý Sơn có độ dẻo vừa, khi ăn sẽ cảm nhận được vị tinh khiết của lá gai trên đất đảo, vị thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dừa, vị bùi của đậu hòa quyện trong chiếc bánh.
Bánh mè Trì BìnhBánh mè Trì Bình được tiêu thụ nhiều đặc biệt mỗi dịp cận Tết (Ảnh – P Tiên)
Làng Trì Bình thuộc xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn), là một vùng quê nổi tiếng từ lâu đời với nghề làm bánh mè gia truyền.
Công việc đầu tiên là phải chọn loại gạo phân dân, vo đãi sạch sẽ rồi xay nhuyễn; sau đó gia với bột nghệ; tiếp đến dùng khuôn đóng bột gạo thành từng chiếc bánh vuông vứt rồi mang đi hấp chín. Lúc bánh gạo vừa chín tới lập tức mang ra xếp lên lò sưởi cho chiếc bánh săn lại; khô ráo; hoàn toàn giòn tan. Tiếp đó là thắng đường. Đường vàng thắng kéo tơ thì nhắc xuống; để than đảm bảo nồi nóng thường xuyên. Dùng đũa nhúng chiếc bánh gạo đã nướng vào nồi đường kéo tơ bám quanh chiếc bánh rồi nhanh tay lấy ra. Công đoạn hoàn thiện là lúc cho bánh đã nướng nhúng vào thau mè rang ngay bên cạnh; phủ kín mè vào bánh. Khi ấy, chiếc bánh đã thành phẩm nhưng cần phải để thật nguội mới đóng gói nếu không muốn làm mất đi độ giòn.
Tìm trên Google:
các món ăn ngon ở Quảng Ngãi
đặc sản Quảng Ngãi làm quà
ăn gì khi du lịch Quảng Ngãi
các quán ăn ngon ở Quảng Ngãi
đến Quảng Ngãi nên ăn gì
địa điểm ăn uống Quảng Ngãi
ẩm thực Quảng Ngãi
Đăng bởi: Lê Hiền
Từ khoá: Các món ăn ngon ở Quảng Ngãi
Quảng Ngãi Có Gì Vui? Chơi Gì Ở Quảng Ngãi?
Bài viết sẽ tổng hợp những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí thư giãn “check-in” hấp dẫn tại tỉnh Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Quảng Ngãi, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng tầm 146 km về phía Bắc, và cách thủ đô Hà Nội chừng 908 km về phía Bắc theo đường quốc Lộ 1A.
Quảng Ngãi được tái lập vào năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố: Quảng Ngãi, 1 thị xã: Đức Phổ, và 11 huyện: huyện Ba Tơ, Bình Sơn, Lý Sơn (huyện đảo), Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.
Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung bộ được chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn và 6 cửa biển giàu nguồn lực hải sản cùng nhiều bãi biển đẹp.
Ngũ Quảng là một từ khá xưa gồm 5 vùng đất: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vào thời Gia Long, vùng Thừa Thiên gọi là dinh Quảng Đức. Qua thời Minh Mạng, dinh Quảng Đức đổi thành phủ Thừa Thiên. Sau năm 1945, phủ Thừa Thiên được đổi thành tỉnh Thừa Thiên, và hiện nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Khí hậu Quảng Ngãi chia làm hai mùa. Mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến hết tháng 2 năm sau, thường xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khốc liệt như: bão, dông, lốc, lũ, ngập úng,… cùng không khí lạnh của những đợt gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ giảm sâu, thấp nhất có thể trạm xuống 10 – 13 độ C. Các tháng còn lại là mùa khô (hay mùa nắng) có thời tiết nắng, nóng và tạnh ráo, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 – 27 độ C. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để du lịch Quảng Ngãi.
Một góc biển Mỹ Khê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Một góc cảng địa phương ở Quảng Ngãi
Nắng sớm trên biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ
Đầm An Khê thuộc thị xã Đức Phổ
Một góc đồng muối Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ
Bãi Dừa Tư Nghĩa
Cửa biển Sa Cần
Biển Dung Quất
Biển Khe Hai (biển Thiên Đàng)
Biển Bình Châu – “làng chài cổ vật” Châu Thuận Biển
Biển Ba Làng An (mũi Ba Làng An, Ba Tân Gân)
Làng Gò Cỏ
Cảng Sa Kỳ – Đảo Lý Sơn (gồm có 2 đảo: đảo Lớn, còn gọi là đảo chính – đảo Lý Sơn – Cù Lao Ré; đảo Bé, còn gọi là đảo An Bình – Cù Lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu) gồm: cổng Tò Vò, đỉnh Thới Lới, hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, cánh đồng tỏi Lý Sơn, làng bích họa đảo Bé,…
Suối nước Hố Giang (hồ Hố Giang, thác Hố Giang)
Hố Giang Thơm
Sông Trà Khúc (sông Trà) – Bờ kè sông Trà
Chợ đêm Sông Trà
Đầm Nước Mặn
Đầm An Khê
Đèo Vi Ô Lắc
Đèo Long Môn (đèo Cóp)
Cung đường Trường Sơn Đông đi qua các tỉnh lộ TL630 – 623 – 626 – 622
Thảo nguyên Bùi Hui (xã Ba Tang, huyện Ba Tơ)
Núi Thiên Ấn (Kim Ấn Sơn)
Núi Cà Đam (núi Vân Phong)
Núi Răng Cưa
Núi Phú Thọ (núi Đá, Thạch Sơn) – Đá Hòn Chồng – Thôn Cổ Lũy (Cổ Lũy cô thôn)
Làng bích họa Thọ An
Làng bích họa Gành Yến
Làng cổ Thiên Xuân
Thành cổ Châu Sa
Các di chỉ của văn hóa Sa Huỳnh
Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Khu chứng tích Sơn Mỹ
Quần thể di tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm
Di tích và đền thờ Bùi Tá Hán
Chùa Thiên Ấn (Sắc Tứ Tổ Đình Thiên Ấn, Tổ Đình Sắc Tứ Thiên Ấn)
Chùa Hội Phước
Chùa Ông Thu Xà (chùa Ông, Quan Thánh tự, Đại Tự Quan Thánh)
Chùa Minh Đức
Chùa Diêm Điền
Chùa Diệu Giác
Chùa Hoa Nghiêm
Chùa Phước Long
Chùa Phước Lộc
Chùa Phước Sơn
Chùa Phước Quang
Chùa Thình Thình – Núi Thình Thình
Miếu Phú Long
Nhà thờ Thánh Anphongsô
Nhà thờ Trà Câu
Nhà thờ giáo xứ Bàu Gốc
Giáo xứ Quảng Ngãi
Giáo xứ Phú Hòa
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Khu du lịch Thác Trắng Minh Long
Khu phức hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP
“Tuyệt Tình Cốc” (Đá Bàn – Bình Trị)
Đập Thạch Nham
Nhà thờ giáo xứ Cù Và
Một số món ăn ngon, đặc sản quyến rũ mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà khi du lịch Quảng Ngãi:
Chim mía Quảng Ngãi
Cúm núm Sa Huỳnh
Don Quảng Ngãi
Nhum Quảng Ngãi
Ốc hút Quảng Ngãi
Sò điệp Quảng Ngãi
Cá bống sông Trà
Cá niên nướng
Cá cơm Quảng Ngãi
Bún cá ngừ um Quảng Ngãi
Bún riêu cua Quảng Ngãi
Ram bắp (chả ram bắp, chả giò bắp, nem rán bắp)
Bánh xèo Quảng Ngãi
Bánh bèo chén Quảng Ngãi
Bò hít Quảng Ngãi
Bánh tráng mắm ruốc
Quế Trà Bồng
Xu xoa Quảng Ngãi
Kẹo gương đậu phộng
Mạch nha Quảng Ngãi
Bánh in Quảng Ngãi
Bánh bó (bánh cây)
Bánh nổ
Bánh thuẫn Quảng Ngãi
Bánh tráng Quảng Ngãi
Cốm rang
Đường phèn Quảng Ngãi
Đường phổi Quảng Ngãi
Tương ớt Quảng Ngãi
Tỏi Lý Sơn
Cua huỳnh đế Lý Sơn
Hàu son Lý Sơn
Chả cá Lý Sơn
Rong mứt Lý Sơn (rong biển đen)
Rau câu chân vịt
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.
Đăng bởi: Tân Phạm
Từ khoá: Quảng Ngãi có gì vui? Chơi gì ở Quảng Ngãi?
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Mạch Nha Quảng Ngãi Thơm Ngon Dẻo Quánh trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!