Bạn đang xem bài viết Bị Sứa Cắn, Xử Trí Sao Cho Đúng? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sứa biển cắn là tai nạn xảy ra rất phổ biến ở những người có hoạt động bơi lội hay lặn. Tai nạn này tăng lên vào mùa hè khi mà những ngày này có rất nhiều người yêu thích bơi lội ở bãi biển. Mức độ bị sứa cắn rất đa dạng, nó có thể ở mức độ nhẹ như ngứa hay đỏ da hoặc phản ứng cơ thể nặng hơn. Đối với các vết thương với triệu chứng nhẹ thì chúng ta có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng thì các bạn nhanh chóng đến khám bác sỹ để được xử lý kịp thời. Trong bài viết này, bác sĩ Võ Thị Ngọc hiền sẽ hướng dẫn chúng ta cách xử lý đúng đắn khi bị sứa cắn.
Thông thường khi bị sứa cắn thì chỉ biểu hiện những triệu chứng nhẹ không gây nguy hiểm như:
Xuất hiện các lằn đỏ, nâu hay tím ở trên da.
Cảm giác bỏng rát, đau nhức, châm chích.
Cảm giác ngứa.
Da sưng vù.
Cảm giác đau theo nhịp đập và lan theo cánh tay hoặc chân.
Tuy nhiên ở những đối tượng đặc biệt như trẻ em, người lớn tuổi hay người có sức đề kháng suy giảm thì có thể bị các phản ứng nghiêm trọng hơn như:
Khó thở.
Yếu cơ.
Phát ban toàn thân.
Nôn ói.
Ngất xỉu.
Đối với các vết thương với triệu chứng nhẹ thì chúng ta có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng thì các bạn nhanh chóng đến khám bác sỹ để được xử lý kịp thời.1
Khi bị sứa cắn thì các bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu vết cắn như sau:
Nhanh chóng ra khỏi vùng biển đang bơi và lên bờ.
Rửa vùng da bị sứa cắn với giấm.
Nếu thấy xúc tu của sứa vẫn còn dính trên da, các bạn có thể gỡ bằng nhíp hoặc bằng tay đã đeo găng.
Ngâm vùng da bị cắn vào trong nước ấm (40-45 oC) trong vòng 20-40 phút.
Có thể bôi kem chứa corticoid hoặc uống thuốc kháng histamin nếu cảm giác ngứa và sưng phù nhiều.
Tiếp tục theo dõi vết cắn những ngày sau đó, nếu vết cắn không thuyên giảm thì các bạn nên nhanh chóng đến khám bác sỹ.
Ngoài những bước sơ cứu ở trên thì các bạn tuyệt đối không làm những việc sau đây tránh khiến cho vết cắn trở nên nặng hơn:
Rửa vết cắn bằng baking soda.
Rửa vết cắn bằng nước tiểu người.
Rửa vết cắn bằng cồn.
Rửa vết cắn bằng nước thịt.
Rửa vết cắn bằng nước ngọt.
Băng chặt vết cắn.
Chà sát vết cắn bằng khăn bông.
Trong các trường hợp sau đây thì cách tốt nhất các bạn nên nhanh chóng đến có sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời:
Trẻ em hay người lớn tuổi bị sứa cắn vì có nguy cơ diễn tiến nặng.
Vết cắn ở vùng mặt.
Bị sứa cắn một diện tích lớn trên cơ thể.
Có các triệu trứng nặng như đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực hay đau cơ sau khi bị cắn.2
Tránh bơi mùa sứa sinh sản. Đây là thời điểm các con sứa biển sinh sôi với số lượng rất nhiều. Mật độ của sứa ở trong nước cao sẽ tăng khả năng chúng ta đụng phải khi bơi lội. Vì thế bơi vào mùa sứa xuất hiện ít sẽ giúp giảm nguy cơ bị sứa cắn.
Mặc đồ bảo hộ. Sứa không chủ động cắn con người khi đang bơi ở biển. Thông thường là do chúng ta vô tình chạm phải con sứa khi đang bơi và dính các kim xoắn chứa nọc độc của nó. Vì vậy khi bơi hoặc lặn, chúng ta nên mặc đồ bảo hộ để nếu có vô tình chạm phải sứa cũng không bị chất độc dính vào da.
Không chạm vào sứa. Một vài con sứa có thể trôi dạt vào bờ biển. Do chúng có hình dạng và màu sắc đẹp nên dễ gây hiếu kỳ cho người xung quanh. Chúng ta cần nhớ rằng khả năng tiêm chất độc của sứa vẫn còn ngay cả khi chúng đã chết. Vì vậy không chạm tay hay dẫm đạp lên xác những con sứa này để tránh bị dính chất độc vào da.
Không bơi vào vùng có sứa. Khi bơi ở một vùng nước lạ, các bạn nên hỏi người hướng dẫn hoặc người dân địa phương. Nếu vùng nước đó có nhiều sứa thì tránh bơi vào để không bị sứa cắn.
Sứa biển cắn là tai nạn xảy ra rất phổ biến ở những người có hoạt động bơi lội hay lặn. Tai nạn này tăng lên vào mùa hè khi mà nhiều người yêu thích bơi lội ở bãi biển. Phản ứng của cơ thể khi bị sứa cắn rất đa dạng từ nhẹ đến nặng. Khi bị sứa cắn, đối với các vết cắn nhẹ thì chúng ta có thể sơ cứu và chăm sóc tại nhà.
Bên cạnh đó, với các biểu hiện triệu chứng nặng sau khi bị sứa cắn thì mọi người nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Đặc biệt ở những đối tượng là trẻ em hay người lớn tuổi để hạn chế biến chứng nặng nề.
Huyết Áp Thấp Nên Làm Gì, Ăn Gì? Cách Xử Trí Khi Bị Tụt Huyết Áp
Huyết áp tâm thu (áp lực do tim bơm máu qua lòng động mạch) <90 mmHg.
Huyết áp tâm trương (áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập) <60 mmHg.
Đây là căn bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Đặc biệt, người cao tuổi và phụ nữ mang thai thường dễ bị huyết áp thấp.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp thấp. Bạn sẽ thường thấy 2 loại chính là huyết áp sinh lý và huyết áp bệnh lý.
Các yếu tố gia đình hoặc điều kiện sinh sống sẽ được phân loại vào nhóm huyết áp sinh lý. Còn lại, huyết áp bệnh lý xảy ra do rối loạn chức năng tim, thận, hoặc thay đổi hormone.
Ngoài ra, những người sử dụng rượu bia nhiều hoặc có tác dụng phụ với thuốc tây cũng sẽ dễ mắc bệnh huyết áp thấp.
Khi huyết áp giảm đột ngột, bạn sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đứng không vững hoặc có cảm giác buồn nôn. Nếu bệnh trở nặng, bạn có thể mất ý thức và rơi vào trạng thái mê sảng.
Huyết áp xuống thấp dẫn đến thiếu oxy khiến nhịp thở mỗi lúc nhanh hơn. Da bắt đầu tái nhợt và thị lực giảm dần. Tùy vào mức độ mà cơ thể bạn sẽ có những cơn đau đầu khác nhau.
Khi bị huyết áp thấp tại nhà, hãy từ từ ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngơi (lưu ý dùng gối kê đầu) ở nơi thoáng khí. Bạn có thể uống nước lọc để giúp điều hòa nhịp tim.
Hoặc khi bạn đang lái xe và xuất hiện những dấu hiệu như hoa mắt, giảm tập trung hoặc tim đập nhanh, bạn nên nhanh chóng tấp vào nơi gần nhất. Sau đó, dùng hai ngón tay nhẹ nhàng day đi day lại huyệt thái dương ở cuối mi mắt khoảng 20-50 lần.
Nếu vẫn cảm thấy chưa ổn, bạn có thể nhờ người xung quanh hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.
Khi thấy một người xuất hiện triệu chứng giống như huyết áp thấp, bạn nên đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát. Từ từ để họ ngồi xuống hoặc nằm trên bề mặt phẳng. Dùng gối hoặc vật có thể kê đầu và để chân cao hơn so với đầu.
Bạn có thể dùng trà gừng, nước chanh, cafe hoặc socola để giúp cơ thể bệnh nhân ổn định trở lại. Nếu không có sẵn thực phẩm trên, bạn cho họ uống nhiều nước lọc để giúp điều hòa nhịp thở bình thường.
Trường hợp bệnh nhân vẫn chưa phục hồi, bạn nên đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.
Những người có nguy cơ mắc huyết áp thấp cần chú ý chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như:
Nho khô: Kiểm soát chức năng tuyến thượng thận và làm giảm độ cứng của mạch máu giúp lưu thông máu tốt hơn.
Rễ cam thảo: Ổn định hàm lượng cortisol trong máu về mức cân bằng.
Loại muối chứa sodium: Làm tăng huyết áp để đưa cơ thể về trạng thái ổn định (lưu ý không sử dụng quá liều lượng).
Nước chanh: Chứa chất oxy hóa hỗ trợ lưu thông máu.
Hạnh nhân: Chứa hàm lượng potassium và sodium giúp chỉ số huyết áp trở về mức cân bằng.
Thực phẩm chứa caffein như trà, cafe, chocolate nóng,…
Các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan lợn, tôm, cá, trứng, khoai lang, rau dền, quả lựu,…
Bên cạnh đó, bạn không nên dùng những thực phẩm dễ làm hạ đường huyết như táo mèo, cà rốt, cà chua, mướp đắng, rau bina, cần tây,… Hạn chế sử dụng bia hoặc rượu vì chúng gây mất nước khiến huyết áp không ổn định.
Huyết áp thấp có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả người trẻ tuổi. Để duy trì sức khỏe tốt, bạn nên bổ sung đa dạng thực phẩm dinh dưỡng, giàu sodium và vitamin.
Advertisement
Với những người bị huyết áp thấp thì ăn muối nhiều hơn nhưng vẫn sử dụng trong liều lượng cho phép. Hãy uống nhiều nước vì chúng giúp tăng thể tích máu và điều hòa huyết áp ổn định.
Nên chú ý đến thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên là cách giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Nhờ vào những hoạt động thể chất lành mạnh, bạn sẽ luôn giữ được tinh thần thoải mái và lạc quan.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để dễ dàng theo dõi tình trạng thay đổi với cơ thể.
Nguồn: Vinmec
Xử Trí Vấn Đề Kinh Nguyệt Không Đều Ở Tuổi Dậy Thì
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt ổn định
Để biết thế nào là kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì, chúng ta hãy tìm hiểu đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt ổn định có các đặc trưng như sau:
Độ tuổi bắt đầu có kinh: Với người Việt Nam hiện nay, độ tuổi trung bình bắt đầu có kinh là từ 10-18 tuổi. Có kinh trước độ tuổi này thường do các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết. Hoặc sau 18 tuổi chưa có kinh có thể là vô kinh do các bệnh lý khác.
Thời gian bắt đầu hành kinh và số ngày hành kinh: Đều đặn hàng tháng. Xê xích không quá 1-2 ngày.
Số ngày hành kinh: Trong khoảng từ 3 đến 7 ngày.
Tổng lượng máu trong mỗi chu kỳ kinh: Khoảng 30 – 80 ml.
Các triệu chứng trước, trong và sau khi hành kinh hằng định: Đau bụng, đau đầu, mụn, mỏi lưng… Ít khi ảnh hưởng tiêu cực quá lớn đến sinh hoạt và làm việc. Không cần can thiệp y khoa chuyên sâu.
Không ra máu âm đạo giữa các kỳ kinh.
Đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Có thể mất 1-2 chu kỳ kinh sau đó có lại.
Ngày bắt đầu hành kinh dao động nhiều.
Số ngày hành kinh thay đổi: Có khi rất ít từ 1-2 ngày, có khi kéo dài trên một tuần.
Đau bụng kinh (thống kinh) dữ dội, khiến các bé phải nghỉ học, mất tập trung, tinh thần sa sút.
Trong đó thường gặp nhất là kinh nguyệt ra ít, thường chỉ từ 1-3 ngày với lượng máu nhỏ. Các chu kỳ kinh không rải đều hàng tháng.
Bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các bé gái có rất nhiều thay đổi rõ rệt. Một trong số đó là xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Đây được xem là dấu hiệu của một hệ sinh sản hoạt động tốt và khỏe mạnh.
Hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta là một nhà máy lớn rất tinh vi. Trong đó, hệ sinh sản là một bộ máy quan trọng. Cũng giống như một bộ máy khi mới bắt đầu vận hành cần một khoảng thời gian “khởi động”, hệ sinh sản làm việc tương tự như thế. Cơ thể cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với sự hoạt động của các nội tiết tố sinh dục. Khoảng thời gian này thường tồn tại khoảng 2-3 năm. Sau đó, kinh nguyệt sẽ dần ổn định.
Cụ thể hơn, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là do hai yếu tố sau:
Hệ thống nội tiết tố sinh dục chưa hoạt động ổn định.
Cơ thể bé gái đang trong giai đoạn phát triển. Cơ quan sinh dục đặc biệt là buồng trứng chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, hầu hết quá trình này sẽ vận hành suôn sẻ sau 2-3 năm. Và sự thất thường của kinh nguyệt trong tuổi dậy thì được xem là không đáng lo ngại.
Trong trường hợp sự thất thường tiếp tục kéo dài thì có nguy cơ đó là rối loạn kinh nguyệt thực sự. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này. Lúc này, cần có sự can thiệp của y khoa kịp lúc và đúng cách.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợpKinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là hiện tượng tự nhiên trên hầu hết các bé gái. Đa phần hiện tượng này không cần can thiệp quá nhiều. Gia đình có thể hỗ trợ các bé để quá trình dậy thì được suôn sẻ và khỏe mạnh.
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé trước và trong khi dậy thì. Đặc biệt là bổ sung nhóm chất béo tốt từ các loại cá và dầu thực vật… Ở một số trường hợp, trẻ đến tuổi dậy thì với tâm lý thất thường có thể biếng ăn. Dinh dưỡng mất cân bằng sẽ khiến cơ thể không phát triển đầy đủ. Từ đó mà ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các nội tiết tố sinh dục.
Giải đáp thắc mắc về tâm lýPhụ huynh nên giải thích cho các bé hiểu về tuổi dậy thì. Vì những thay đổi lớn và đột ngột lúc này có thể khiến các em sợ hãi và lo lắng bất an. Theo đó, tâm lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh nguyệt.
Mẹ nên hướng dẫn bé cách vệ sinh bộ phận sinh dục trong khi hành kinh. Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa các viêm nhiễm vùng sinh dục. Đồng thời hạn chế các rối loạn nội tiết do viêm nhiễm gây ra.
Một điều quan trọng, phụ huynh nên hướng dẫn các bé cách tự theo dõi các đặc tính trong chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Ngoài ra, cân bằng thời gian học hành, vui chơi và nghỉ ngơi trong ngày “đèn đỏ” hợp lý cũng là một cách để giảm bớt các rối loạn khó chịu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì thường không cần phải can thiệp y khoa. Đa phần kinh nguyệt sẽ ổn định sau khoảng thời gian từ 2-3 năm. Gia đình nên chủ động tâm sự và hướng dẫn các bé về kinh nguyệt tuổi dậy thì, cách theo dõi và cách vệ sinh hợp lí trong ngày hành kinh.
Chảy Máu Cam (Chảy Máu Mũi): Nguyên Nhân, Cách Xử Trí Tại Nhà
Chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi, bao gồm những trường hợp chảy máu từ phía trong mũi. Nhiều người thỉnh thoảng lại bị chảy máu cam, đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Mặc dù chảy máu mũi có thể khá đáng sợ, nhưng thường thì chúng chỉ gây ít phiền toái và không nguy hiểm. Chảy máu mũi thường xuyên khi xảy ra nhiều hơn 1 lần trong 1 tuần.
Niêm mạc lót phía trong mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ. Những mạch máu này nằm sát bề mặt nên rất dễ bị tổn thương và gây chảy máu mũi.
Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây chảy máu mũi là:
Không khí khô. Khi niêm mạc lót trong hốc mũi bị khô đi, chúng dễ dàng bị chảy máu và nhiễm trùng hơn.
Ngoáy mũi. Thường xảy ra nhất ở trẻ em.
Những nguyên nhân khác có thể gây chảy máu cam (chảy máu mũi) bao gồm:
Viêm mũi xoang (nhiễm trùng mũi xoang);
Viêm mũi dị ứng;
Cảm lạnh;
Dị vật mũi. Đặc biệt lưu ý ở trẻ nhỏ;
Bệnh máu khó đông, ví dụ như hemophilia;
Uống thuốc Aspirin;
Sử dụng thuốc kháng đông, ví dụ như warfarin and heparin;
Hít phải các hóa chất gây kích ứng niêm mạc mũi, như Amoniac (NH3);
Sử dụng Cocaine;
Vẹo vách ngăn;
Thuốc xịt mũi, nếu dùng quá thường xuyên và không đúng chỉ định của bác sĩ;
Viêm mũi không do dị ứng;
Chấn thương mũi.
Những nguyên nhân gây chảy máu mũi ít gặp:
Uống rượu, bia;
Bệnh giãn mạch chảy máu di truyền (tên tiếng anh Hereditary hemorrhagic telangiectasia);
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch;
Bệnh bạch cầu cấp (hay bệnh máu trắng);
Polyp mũi xoang;
Sau phẫu thuật mũi xoang;
Mang thai.
Thông thường, chảy máu mũi không phải là triệu chứng hay hậu quả của bệnh tăng huyết áp. Nhưng huyết áp tăng cao có thể khiến cho tình trạng chảy máu mũi của bạn kéo dài và nặng hơn.
Đa số tình trạng chảy máu mũi thường không nghiêm trọng và có thể tự cầm được.
Nên đến bệnh viện ngay nếu chảy máu mũi trong các tình huống sau:
Theo sau một chấn thương, ví dụ như tai nạn giao thông
Chảy máu mũi lượng nhiều
Gây khó thở
Kéo dài hơn 30 phút ngay cả khi đã thực hiện các bước tự cầm máu.
Xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi
Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi, ngay cả khi có thể tự cầm được, bạn cũng nên đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chảy máu.
Không nên tự lái xe đến bệnh viện nếu bạn đang chảy nhiều máu. Bạn nên gọi xe cấp cứu hay nhờ người khác chở đi.
Ngồi dậy và cúi người về phía trước. Tư thế ngồi có thể giúp làm giảm áp lực trong các mạch máu ở mũi. Điều này ngăn chảy máu mũi nặng hơn. Ngoài ra, cúi người về phía trước để máu không chảy xuống họng và vào dạ dày, vì nó có thể gây kích thích dạ dày.
Không cố gắng hỉ mũi mạnh hay khạc máu vì có thể khiến chảy máu nặng hơn. Bạn nên nhẹ nhàng lau sạch và bóp cánh mũi để đẩy máu cũ trong mũi ra. Nhổ nhẹ nhàng nếu máu chảy xuống họng.
Xịt thuốc co mạch mũi – các thuốc xịt giảm nghẹt mũi (nếu có).
Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt 2 bên cánh mũi, ngay cả khi chỉ chảy máu 1 bên mũi. Thở nhẹ nhàng bằng miệng. Tiếp tục bóp chặt trong khoảng 10 – 15 phút. Động tác này giúp chèn chặt vào điểm chảy máu tại niêm mạc mũi và thường có thể làm ngưng chảy máu cam.
Đặt một túi chườm lạnh lên mũi để các mạch máu mũi co lại và làm đông máu nhanh hơn, giúp giảm chảy máu.
Lặp lại các bước trên nếu chảy máu chưa ngưng hẳn.
Khi chảy máu mũi đã ngưng, để ngăn không bị chảy lại, bạn không nên ngoáy mũi hay hỉ mũi mạnh. Tránh cuối đầu xuống thấp vì có thể làm tăng áp lực ở mạch máu niêm mạc mũi. Nên giữ đầu ở tư thế cao hơn tim.
Nếu bạn đã thực hiện các bước trên mà chảy máu mũi không giảm, bạn nên đến bệnh viện để được xử trí thích hợp.
Giữ ẩm cho niêm mạc mũi. Đặc biệt trong những tháng lạnh, hanh khô.
Dùng nước muối sinh lý xịt mũi. Xịt mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi. Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý xịt mũi ở các quầy thuốc. Khi bạn cảm thấy mũi bị khô, hãy xịt 1-2 nhát vào mỗi bên mũi.
Đừng bôi Vaseline, dầu khoáng hoặc sản phẩm dạng dầu khác (như dầu dừa) vào bên trong mũi. Đặc biệt ở trẻ, nếu trẻ hít phải một lượng nhỏ những chất này vào phổi, cũng có thể gây viêm phổi.
Cắt móng tay cho trẻ. Trẻ thường hay ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạc dẫn đến chảy máu. Vì vậy bạn nên thường xuyên cắt ngắn móng tay cho trẻ.
Dùng máy làm ẩm không khí.
Chảy máu mũi hay chảy máu cam là một tình trạng thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra. Chảy máu mũi thường không nguy hiểm và có thể tự cầm tại nhà. Nếu chảy máu mũi nhiều hoặc kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được xử trí thích hợp. Nếu chảy máu mũi xảy ra thường xuyên, dù có thể tự cầm, bạn cũng nên đến khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chảy máu.
Cách Bài Trí Căn Hộ Đúng Phong Thủy Để Được Nghe Đúng, Nhìn Đẹp
Chọn chốn cư ngụ là chọn môi trường sống, với đầy đủ các mặt Cát Hung song hành trong cùng nhất thể. Giữa vô vàn âm thanh, tiếng động từ ngoài vào trong công trình, chọn lựa giải pháp nào để người cư ngụ được nghe đúng, nhìn đẹp, là điều không dễ.
Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng nói: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao” rất ứng nghiệm với thời đại xô bồ ồn ã hôm nay, khi nhiều người muốn “dại” cũng khó có thể tìm được nơi tĩnh lặng giữa bao nhiêu ồn ã của thị thành.
Tính âm, chất thô mộc, gần gũi… là những tiêu chí cơ bản cho một góc nghe nhạc, thư giãn ấm áp, giản dị
Làm kiến trúc và nội thất, mục tiêu cao nhất luôn là tạo dựng chốn cư ngụ bình an. Để đảm bảo các giác quan của con người được “chiều chuộng” đúng mức, trong đó phần thính giác luôn khó xử lý nhất, đòi hỏi không ít nỗ lực, từ tìm tòi về xử lý kỹ thuật theo văn minh tây phương, đến quan điểm bài trí nội thất thuận với văn hóa đông phương, trong đó có phong thủy.
Đông Tây nghe nhìn tuy hai mà một
Từ các nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của tiếng ồn, cũng như trị liệu bằng âm nhạc cho con người, đô thị tại các nước văn minh phương tây đã luôn xác định quy hoạch khu nhà ở bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão… ở khu vực yên tĩnh, đảm bảo cách âm chống ồn, không thể “sống chung” gần các khu có công năng động và ồn như trục giao thông, công nghiệp, sân thể thao, thương mại…
Trong khi đó các nước mang đặc thù đô thị hóa từ cơ cấu làng xã nông thôn, do quần cư tự phát mà nên như Việt Nam lại hòa trộn nhiều kiểu công trình gần nhau đến mức lẫn lộn, tĩnh động đan xen, khó đảm bảo đúng nguyên tắc khoa học việc giảm ồn cách âm cho môi trường sống.
Nhất vị trí, nhì tiện nghi là các ưu tiên hàng đầu khi bài trí không gian nghe nhìn tại gia
Xét theo đạo học phương Đông, Kinh Dịch có viết: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, thủy lưu thấp, hỏa tựu táo”. Có nghĩa là cùng một tiếng thì dễ cộng hưởng, cùng một chí nguyện thì dễ hòa hợp, giống như nước chảy chỗ trũng, lửa tìm chỗ khô. Sự vật giống nhau về bản chất dễ dàng tương hợp, mà con người, môi trường tương đồng về tính cách cũng như vậy.
Vì thế, việc chọn lựa môi trường sống hợp với tính cách, sức khỏe và thói quen sinh hoạt là điều nên làm. Khi môi trường chung chưa thể đảm bảo giảm ồn cách âm, thì có thể xem xét tạo dựng môi trường riêng trong nhà, trong phòng đáp ứng các chuẩn về âm thanh, tạo phòng nghe nhìn hợp phong thủy và đúng kỹ thuật. Đó cũng là cách Đông Tây gặp nhau trong xử lý không gian nghe nhìn tại nhà, rộng hơn là tạo một môi trường nghe – nhìn hợp lý và cân bằng.
Màu của hành Thổ “vàng, nâu” giúp không gian nghe nhìn ấm áp và trung hòa hơn, chất gỗ giúp tăng tính thân thiện và trang âm tốt hơn
Do âm thanh truyền đi tốt nhất trong môi trường chất rắn, rồi đến chất lỏng, chất khí. Vì vậy những bề mặt vật liệu càng cứng (như bê tông, tường gạch, mang tính Dương cao) thì khả năng phản xạ và lan truyền âm thanh càng cao. Cân bằng Âm Dương giúp giảm ồn, cách âm tốt chính là gia tăng bề mặt vật liệu mềm, xốp, rỗng, bề mặt uốn lượn, lồi lõm… để giảm âm, tiêu âm. Và trong môi trường chân không thì âm thanh hoàn toàn không truyền đi được, mà triết học Lão Tử nói là “dụng ở chỗ không”.
Vì vậy, những Thiền Viện xưa nay đều bố trí các khoảng sân trống, hồ nước, hoặc một ô vuông, tròn có nước, trống trải, rỗng không… như cách thức để tạo khoảng không tĩnh lặng cả về giá trị vật chất (ngăn ồn, giảm động) đến giá trị tinh thần của chữ “ không” đó. Kỹ thuật cách âm hiện đại thường dùng kính hai lớp (ở giữa có một lớp chân không) đối với cửa sổ, cửa ra vào hoặc vách ngăn kính. Các nhãn hiệu cửa nhôm, cửa nhựa lõi thép hiện nay cũng dùng lớp kính hộp hút chân không như vậy để tăng hiệu quả cách âm.
Một phòng nghe chuyên nghiệp, với đầy đủ Thủy Mộc tương phùng
Chất liệu cách âm mềm mại cũng khá đa dạng, từ tường thiết kế thành hai lớp vách ở giữa để trống, hoặc lót các vật liệu dạng sợi, như sợi bông, sợi gai, sợi thủy tinh… cho đến dùng mouse xốp hoặc mouse trứng gà, gỗ khoan lỗ và gỗ vụn lồi lõm… Nói chung là cần có khoảng trống ở giữa các lớp vật liệu dạng mềm. Mục đích là để các rung động âm thanh không có môi trường thích hợp để truyền đi, triệt tiêu hiện tượng cộng hưởng âm.
Khi lùi lại xem xét phần cứng, tức là cấu trúc, vị trí, tương quan của phòng nghe nhìn, rạp hát tại gia với tổng thể ngôi nhà, sẽ cần định vị một số tiêu chí sau cho hợp lý về phong thủy hơn:
Thính giác thuộc Thủy, tính giáng, lắng xuống và không phô trương, nên phòng nghe nhạc nên đặt về phía bắc, cuối hướng gió chủ đạo, trường hợp nhà không đúng trục bắc nam thì phòng nghe nhìn cũng nên đặt về phía sau, tránh nguồn gây ồn phía ngoài và không bị hệ trục giao thông, cầu thang làm ảnh hưởng.
Nhóm vật liệu có độ mềm, xốp, thô mộc…luôn là chọn lựa phù hợp với khí hậu nhiệt đới cho không gian phòng karaoke, chơi nhạc, rạp hát tại gia
Thị giác thuộc Mộc, tính thăng, khi kết hợp cùng thính giác (phòng nghe – nhìn) sẽ hình thành cấu trúc Thủy Mộc tương sinh. Cấu trúc này vừa mang tính trang trí, thư giãn thiên nhiên (với cây cối, mặt nước trong vườn cảnh đông phương), vừa mang tính giải trí hiện đại (với thiết bị nghe nhìn, chất liệu gỗ, phòng nghe chất lượng…) cần chuẩn bị từ ý tưởng ban đầu.
Xử lý màu sắc, chất liệu tương hòa
Thưởng thức âm nhạc, phim ảnh là chia sẻ thú vui văn nhã với người đồng điệu, cho nên cần có không gian tương ứng, phù hợp thì sẽ phát huy tốt các cung bậc cảm xúc, giá trị tinh thần. Cùng với hoạt động hướng ngoại như đi nhà hát, phòng trà, quán cà phê… nhu cầu thư giãn tại nhà ngày càng tăng để tận hưởng, thư giãn, giảm bớt căng thẳng, tái tạo sức lao động… với không gian nghe nhìn, phòng karaoke hay rạp hát tại gia. Sử dụng màu sắc cho các không gian này ngoài yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ còn cần lưu ý cả vấn đề âm dương ngũ hành, với ba yếu tố chính là tính giao tiếp, tính thư giãn và tính tương thích.
Nhạc cụ, thiết bị hiện đại phối kết với không gian nhà phố theo bộ ba tương sinh Kim – Thủy – Mộc
Tính giao tiếp: không gian giải trí, nghe nhạc có tính trung hòa và tạo điểm gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người (khách và nội bộ gia đình), nên quy luật màu sắc đặc trưng hành Thổ (không thăng, không giáng, bình ổn). Màu sắc của hành Thổ ít thiên lệch và đi từ sậm (nâu) đến tươi tắn (vàng) giúp bố trí vật dụng thuận lợi hơn. Ví dụ, sử dụng màu vàng nhạt hay trắng ánh kem (thuộc Kim, Tương Sinh bởi Thổ) thì các đồ gỗ sậm màu cổ điển hay hiện đại tươi trẻ đều dễ dàng sắp xếp mà không bị xung đột với màu của thiết bị nghe nhìn.
Màu thuộc Thổ còn có thể tạo bởi vật liệu thuộc Thổ, như gạch gốm, đá granite hay marble, màu gỗ (thuộc Mộc nhưng bề mặt màu là Thổ) là nhóm màu nhà truyền thống Việt xưa nay đều rất chuộng hòa sắc Mộc – Thổ bởi tính ấm áp và dung hòa giúp gia chủ dễ dàng tạo dựng môi trường giao tiếp thân thiện.
Do không gian nghe nhìn có khá nhiều trang thiết bị hiện đại như tivi, dàn âm thanh, máy lạnh, quạt… đều thuộc hành Kim, nên bổ sung các sắc độ của trắng và bề mặt sáng của Kim sẽ giúp nội thất mở rộng hơn, tạo cảm giác nhẹ nhàng, hiện đại.
Các xử lý trần phòng nghe nhìn theo dạng Kim – Thủy hiện đại
Tính thư giãn: là chỗ gia chủ tùy nghi sinh hoạt, trưng bày những vật kỷ niệm yêu thích, trọn vẹn cảm xúc riêng tư. Đối với người làm việc văn phòng nhiều, thường tiếp xúc với giấy tờ, máy vi tính… thì tại nhà riêng nên bổ sung yếu tố thiên nhiên (Thủy, Mộc), dùng màu sắc tươi tắn hơn. Việc có được cảm giác hưng phấn, kích thích các giác quan cũng là một cách thư giãn tích cực. Không gian phòng nghe nhạc, karaoke… cũng cần mang tính sáng tạo và vui vẻ hơn so với những nơi khác trong nhà. Màu thuộc hành Hỏa (cam, đỏ) và Thổ (vàng, nâu) cũng nên dùng tại những không gian này, tất nhiên là phải được phối hợp và gia giảm, để đem lại hiệu quả hưng phấn, tính hòa đồng và trẻ trung.
Tính tương thích: Việc dùng màu sắc cho những không gian nghe nhìn có thể theo hai hướng tùy chọn sao cho tương thích về không gian và trang thiết bị. Hướng thứ nhất là đồng bộ, cùng màu với toàn nhà hoặc cùng tông màu. Ví dụ như nhà chủ yếu dùng tông xanh biển nhạt thì nơi nghe nhìn cũng như vậy nhưng đổi chất liệu sao cho lợi về mặt âm thanh, như dùng rèm vải dày, sơn gai, tấm thạch cao và thảm….
Hướng thứ hai là nổi bật, tạo sự đối lập để nhấn mạnh, đồng thời cũng tách bạch. Hầu hết các rạp chiếu phim trên thế giới đều sử dụng tông màu tím đậm hay xanh đen (nói chung là màu tối) cho các bức tường và trần nhà. Bởi chỉ những màu này mới mang lại những sự tương phản tạo nên hình ảnh tốt nhất khi trình diễn và không làm mất tập trung khi nghe nhìn. Không gian phòng nhờ vậy cũng trở nên sâu hơn và ít bị phản chiếu ánh sáng lóa mắt hơn. Những gam màu tối đó cũng chính là hành Thủy, hành đặc trưng cho thính giác và các loại sóng lan truyền (như sóng âm, sóng ánh sáng).
Bảng tính chất ngũ hành, thính giác thuộc Thủy, thị giác thuộc Mộc giúp tham khảo vật liệu, màu sắc sử dụng
Như vậy, để có được nơi nghe nhìn tại gia đáp ứng nhu cầu nghe đúng, nhìn đẹp, cần kết hợp tốt giữa các quan niệm bài trí theo phong thủy Đông phương và khả năng xử lý âm học, bố trí thiết bị kỹ thuật đúng khoa học Tây phương. Nên chọn lọc và xử lý sao cho vật liệu trang âm cũng góp phần vào trang trí, hạn chế và loại bỏ những cấu trúc bất lợi cho âm thanh, đồng thời biến những phối kết về phong thủy trong màu sắc, chất liệu trở thành nét duyên riêng, ghi dấu ấn cá nhân và đạt tính thư giãn cao.
Đăng bởi: Nguyễn Tiến Đông
Từ khoá: Cách bài trí căn hộ đúng phong thủy để được nghe đúng, nhìn đẹp
Xử Trí Nhanh 5 Lỗi Thường Gặp Ở Remote Máy Lạnh Đơn Giản Nhất
Remote không có tiếng “bíp” nhưng vẫn lên hình
Nguyên nhân
Thông thường, bất kì đồ điều khiển nào của chiếc máy lạnh, khi bạn điều chỉnh nhiệt độ hay sử dụng chức năng nào đó cũng đều nghe tiếng “bíp” mỗi khi nhấn nút.
Thế nhưng, nếu bạn không nghe tiếng “bíp” từ remote máy lạnh (mặc dù màn hình vẫn hiển thị) thì có thể do mắt thần của remote có vấn đề như bị bụi bẩn che chắn đi hoặc phần tiếp điện của mắt thần bị đen.
Cách khắc phục
Bạn hãy dùng khăn khô lau bộ phận mắt thần. Nếu vẫn chưa nghe được tiếng “bíp” thì bạn liên hệ nhân viên kỹ thuật điện lạnh để được hỗ trợ.
Remote bị mất màn hìnhNguyên nhân
Màn hình của remote hiển thị giúp chúng ta dễ dàng nhìn thấy chức năng hoặc nhiệt độ đang được điều chỉnh.
Tuy nhiên, nếu một ngày bạn không nhìn thấy màn hình hiển thị trên remote thì có thể do pin bị rỉ sét. Phần đầu của pin tiếp xúc kém, làm cho bo mạch của remote và pin mất đường dẫn.
Cách khắc phục
Để khắc phục hiện tượng này, bạn hãy lấy pin cũ ra, cạo phần rỉ sét còn đọng lại trên phần tiếp giáp với pin. Sau đó ráp pin mới vào để sử dụng.
Remote không hiện nhiệt độNguyên nhân
Tương tự như nguyên nhân trên, nếu remote không hiển thị nhiệt độ thì khả năng cao do pin của bạn bị rỉ sét, ảnh hưởng đến board mạch của remote khiến cho pin mất đường dẫn.
Cách khắc phục
Remote có màn hình bị chập chờnNguyên nhân
Nguyên nhân của hiện tượng này là do điều khiển bị rơi hoặc bị cấn, làm cho mạch điều khiển trên remote bị hở (thậm chí các khớp remote bị bong tróc, lỏng lẻo), gây hiện tượng màn hình chập chờn. Ngoài ra, việc pin yếu cũng khiến màn hình remote lúc hiển thị, lúc không.
Cách khắc phục
Đối với nguyên nhân remote do pin yếu: Bạn cần thay pin mới vào là xong!
Đối với nguyên nhân remote do bị rơi hoặc cấn: Tốt nhất bạn cần liên hệ với nhân viên kỹ thuật điện lạnh để kiểm tra và xử lý.
Remote không kết nối với điều hoàNguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất là do bộ phận board của thân điều hòa bị hư, tín hiệu từ điều hòa đến remote sẽ bị ngắt, dẫn đến việc remote không kết nối với điều hòa.
Khám Phá Thêm:
Hướng dẫn 2 cách đổi tên Facebook khi chưa đủ 60 ngày
Cách khắc phục
Một số lưu ý khi sử dụng remote máy lạnhĐể sử dụng remote máy lạnh hiệu quả nhất, bạn lưu ý một số vấn đề sau:
Chú ý thay pin cho remote sau thời gian dài sử dụng để remote hoạt động ổn định hơn.
Advertisement
Bảo vệ cẩn thận remote để tránh bụi bẩn, rơi rớt, cũng như hạn chế nước làm ảnh hưởng đến các mạch bên trong.
Vệ sinh máy lạnh và remote theo định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Sứa Cắn, Xử Trí Sao Cho Đúng? trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!