Xu Hướng 9/2023 # 7 Tiêu Chí Chọn Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Nên Biết # Top 12 Xem Nhiều | Konu.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # 7 Tiêu Chí Chọn Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Nên Biết # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Tiêu Chí Chọn Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Konu.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cây cảnh trồng trong nhà không còn xa lạ vì kiến trúc đô thị hiện nay có rất nhiều gia đình sử dụng cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà thêm gần gũi với tự nhiên. Bên cạnh đó, những cây cảnh trồng trong nhà này còn được sử dụng như một vật phong thủy giúp bố cục phong thủy trong nhà cho hợp với gia chủ. Tất nhiên, không phải cây cảnh nào cũng có thể được chọn làm cây phong thủy và không phải cây cảnh phong thủy nào cũng hợp gia chủ. Do đó, để chọn được một cây cảnh phong thủy phù hợp cũng không hề đơn giản. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giúp các bạn đưa ra 7 tiêu chí chọn cây phong thủy trồng trong nhà để các bạn hiểu rõ hơn khi chọn cây phong thủy để trong nhà.

7 tiêu chí chọn cây phong thủy trồng trong nhà

1. Cây có tác dụng phong thủy tốt

Như các bạn cũng biết, không phải cây nào cũng có thể được dùng làm cây phong thủy và không phải cây phong thủy nào cũng tốt. Có những cây phong thủy nếu không được đặt đúng vị trí thì sẽ trở nên phản tác dụng, có những cây phong thủy mặc dù có tác dụng phong thủy nhưng lại là tác dụng không tốt, cũng có cây phong thủy tốt với người này nhưng lại không tốt với người kia. Nói tóm lại, tiêu chí đầu tiên để chọn cây phong thủy trồng trong nhà đó là bạn cần phải chọn cây có tác dụng phong thủy tốt. Những cây có tác dụng phong thủy tốt sẽ là những cây hợp phong thủy với người trồng và được bố trí vị trí thích hợp đặt trong nhà. Tránh chọn những cây không hợp phong thủy hoặc những cây được đánh giá không tốt trong phong thủy.

2. Cây phong thủy để trong nhà phải hợp mệnh hợp tuổi

Như vừa nói ở trên, cây phong thủy đặt trong nhà cần phải là cây hợp phong thủy với người trồng. Vậy làm thể nào để biết cây hợp phong thủy với người trồng? Cái này đương nhiên là căn cứ theo cách chọn cây phong thủy theo từng trường phái phong thủy. Mỗi trường phái phong thủy sẽ có cách chọn cây khác nhau và có thể cùng một người nhưng cách chọn cây khác nhau sẽ chọn được những cây phong thủy khác nhau. Thông thường, các shop bán cây phong thủy thường chọn cây phong thủy theo tuổi và theo mệnh. Cách chọn cây này tương đối đơn giản căn cứ theo cung mệnh hoặc cung phi Bát Trach và ngũ hành sinh khắc để chọn cây.

3. Cây có ý nghĩa phù tốt phù hợp với mong muốn của người trồng

Cây phong thủy khi được bố trí trong nhà ngoài có tác dụng bố cục phong thủy mang lại thì bản thân cây phong thủy cũng có tác dụng phong thủy nhất định đi kèm với ý nghĩa của cây. Do đó, nếu bạn muốn trồng cây phong thủy trong nhà thì bạn nên chọn cây có ý nghĩa tốt phù hợp với mong muốn của bạn. Khi đó, cây phong thủy sẽ trợ giúp bạn đạt được mong muốn đó dễ dàng hơn. Lấy ví dụ, bạn muốn cầu tài lộc, sự nghiệp thăng tiến hay làm ăn thuận lợi thì nên chọn các cây có ý nghĩa mang lại tài lộc sẽ phù hợp hơn. Hoặc bạn muốn cầu tình duyên, hạnh phúc thì nên chọn các cây có ý nghĩa thiên về tình duyên, may mắn.

4. Cây có kích thước phù hợp với phòng

Khi chọn cây phong thủy thường sẽ có nhiều cây phù hợp với bạn nhưng không phải cây nào cũng phù hợp đặt trong phòng. Bạn không thể chọn một cây thân gỗ to đặt trong phòng khi mà phòng của bạn rất chật chội. Do đó, khi chọn cây phong thủy để trong nhà thì nên chọn cây có kich thước phù hợp với phòng là tốt nhất. Nếu có thể, bạn hãy cân nhắc chọn các cây bonsai hoặc cây có dang nhỏ sẽ thích hợp hơn khi đặt trong phòng.

5. Cây không quá rậm rạp

Cây đặt trong phòng kể cả là cây phong thủy hay không phải cây phong thủy thì bạn cũng không nên chọn cây có cành lá quá rậm rạp. Chọn cây có cành lá rậm rạp thường sẽ không phù hợp với tiêu chí của cây phong thủy. Bên cạnh đó, cây có cành lá rậm rạp rất dễ trở thành nơi côn trùng làm nơi trú ngụ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong nhà và chính bản thân bạn.

6. Cây ưa bóng

Chọn cây phong thủy để trong nhà các bạn cần chú ý chọn những cây ưa bóng râm là tốt nhất. Lý do của việc chọn cây ưa bóng là vì cây sống chủ yếu trong nhà nên ánh sáng tự nhiên không nhiều, điều kiện như vậy chỉ phù hợp với những cây ưa bóng. Hiện nay các cây cảnh được bán trên thị trường có rất nhiều cây ưa bóng có thể tốt ở trong nhà nên bạn không cần phải quá lo lắng vì không chọn được một cây thuộc loại này.

7. Cây chịu hạn tốt

Top 20 Loại Cây Trồng Trong Nhà Dễ Sống, Phong Thủy Tốt 2023

13.000 ₫

Mua ngay

Cây lưỡi hổ được biết đến là một trong những loại cây trồng trong nhà có nhiều công dụng nhất:

Thanh lọc không khí

Làm giảm dị ứng cho da.

Giảm căng thẳng, giúp tinh thần được thoải mái.

Hỗ trợ ngủ ngon giấc.

Chữa hôi miệng hiệu quả.

Điều trị hen suyễn.

Trị các chứng bệnh đường tiêu hóa.

Vì loài cây này có ý nghĩa phong thủy cao nên khi làm quà tặng rất thích hợp. Các tuổi phù hợp với cây lưỡi hổ thuộc các mệnh kim, hỏa, thủy, mộc ứng với tuổi đinh mão, ất tỵ, canh tuất, nhâm thìn, ất hợi, kỷ hợi…

Cây lưỡi hổ có thể đặt ở các vị trí như phòng làm việc, phòng khách, lối ra vào của tòa nhà, chung cư…

5. Cây Nha Đam

Nha đam hay còn được gọi với cái tên khác như lô hội, lao vỹ, la hội… Cây có ý nghĩa mang đến sự thanh thản, nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống cho người trồng.

Công dụng của nha đam thì rất nhiều và được mọi người ứng dụng trong cả việc chữa bệnh cũng như tạo ra các món ăn ngon. Ngoài ra, nha đam cũng được mọi người trồng như một loại cây trồng trong nhà làm cảnh rất phổ biến hiện nay.

Cây phù hợp với người tuổi nhâm thìn, ất hợi, giáp tuất, đinh mão…

Nha đam chỉ nên đặt ở phòng bếp, bàn làm việc, bàn ăn, hay hiên nhà.

Cây này hợp với các tuổi Nhâm Thìn, Ất Hợi, Giáp Tuất, Đinh Mão…

Nơi mua tốt nhất

40.000 ₫

Mua ngay

Cây có công dụng rất tốt trong việc thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố giúp không khí trong lành hơn.

Vậy loài cây này hợp với tuổi nào? Vạn niên thanh rất hợp với những người tuổi thìn. Ngoài ra, cây cũng hợp với những người mệnh thủy và kim.

Vị trí để đặt cây tốt nhất là phòng làm việc, phòng khác, phòng ngủ hay trước thang máy.

7. Cây thiết mộc lan – Cây phát tài

Thiết mộc lan có ý nghĩa mang đến sự may mắn, tài lộc và tiền bạc cho người trồng. Cây được trồng trong nhà ở hướng đông nam hoặc hướng đông sẽ giúp gia chủ đón được nhiều may mắn, thuận lợi. Chính vì vậy, cây phát tài (thiết mộc lan) là một trong những loại cây trồng trong nhà được người dân Việt rất ưa chuộng. Thiết mộc lan có tác dụng chính là thanh lọc không khí, trang trí, chiêu may mắn, tài lộc và tạo ra không gian xanh trong nhà. Cây đại điện cho hành mộc nên theo ngũ hành thì rất hợp với người mệnh hỏa, mộc hay những người thuộc tuổi mậu tuất, kỷ hợi, mậu thìn, nhâm ngọ, giáp tuất, đinh dậu, bính dần, ất hợi… Vị trí đặt phù hợp nhất là ở sảnh chờ thang máy, dọc lối đi văn phòng, đặt ngay cửa phòng làm việc, phía trước cửa sổ hoặc phía sau của phòng khách…

Cây thiết mộc lan

Nơi mua tốt nhất

76.000 ₫

Mua ngay

Cây kim ngân có tác dụng rất tốt trong việc lọc không không khí, tạo ra không gian trong lành, đuổi côn trùng và giúp không gian trở lên sống động.

Cây kim ngân phù hợp với cả người mang mệnh mộc và mệnh hỏa.

Vị trí đặt cây kim ngân tốt nhất là khu vực cất giữ tiền như máy tính tiền, két an toàn, tủ, bàn làm việc,…

10. Cây kim tiền

Cây kim tiền mang ý nghĩa mang đến sự may mắn, phú quý và tiền tài.

Công dụng của cây kim tiền là để trang trí tạo ra không gian xanh, điều hòa không khí trong lành hơn.

Cây phù hợp với người mệnh mộc và hỏa thuộc các tuổi như giáp tuất, mậu thìn, nhâm ngọ…

Vị trí nên đặt là phòng khách, bàn tiếp khách, sảnh công ty…

Nơi mua tốt nhất

Tại Sao Nên Trồng Cây Xanh Trong Nhà? Nên Trồng Những Loại Cây Nào Và Cách Chăm Sóc Cây Trong Nhà

Tại sao nên trồng cây xanh trong nhà?

– Trồng cây trong nhà khiến cho không gian hài hòa, đẹp mắt, tạo cảm giác dễ chịu hơn khi nhìn vào, cho dù ngôi nhà của bạn được thiết kế theo phong cách nào.

– Một số loại cây xanh có tác dụng thanh lọc khí cực tốt, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống thường có trong sơn tường, thảm trải sàn, khí gas độc hại,… đem lại không gian sống trong lành, khỏe mạnh cho gia đình bạn.

– Về mặt phong thủy, nếu lựa chọn phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ, cây xanh còn giúp mang đến may mắn, tài lộc đầy nhà, sức khỏe dồi dào, tăng vận khí cho người trong nhà.

Một số loại cây thích hợp trồng trong nhà:

1. Cây thường xuân

Loài cây này thường được mọi người chọn trồng trong không gian hẹp, nhỏ và cây leo tốt ở những nơi như cửa sổ, lan can,…

Cây thường xuân có tác dụng hấp thụ một số chất độc hại thường có trong những vật dụng bằng gỗ dán, nhựa,… nhờ tán lá rậm rạp, xanh mát.

2. Cây lan ý

Lan ý hay huệ hòa bình là loại cây trồng trong nhà vô cùng phổ biến với nhiều gia đình, có thể lọc được những chất độc hại trong sơn nước, chất tẩy rửa,…hay sóng từ thiết bị điện tử,…

Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh…

3. Cây nha đam

Không chỉ có tác dụng giúp chị em phụ nữ làm đẹp hay chế biến thành những món ăn giải nhiệt bổ dưỡng, cây nha đam còn có tác dụng không ngờ khi đặt trang trí trong nhà.

Khi bạn thấy lá cây xuất hiện nhiều đốm nâu, chứng tỏ cây đã hút đi khá nhiều chất độc hại, bạn có thể mang cây ra cửa sổ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời để cây phát triển tốt trở lại.

4. Cây lưỡi hổ

Loại cây này không cần quá nhiều ánh sáng để phát triển, phù hợp đặt trong nhà ống hay nhà phố, vừa giúp trang trí lại vừa tốt cho sức khỏe.

Hãy đặt chậu cây nhỏ trong phòng ngủ của bạn để tăng oxy, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính,…

5. Cây ái mộc lá

Với những chiếc lá nhỏ xinh xắn, hình trái tim độc đáo, cây ái mộc lá được rất nhiều người lựa chọn đặt trong nhà còn bởi lợi ích mà nó mang lại.

Cây có khả năng tiêu diệt đáng kể lượng formaldehyde trong không khí, lại không mất quá nhiều thời gian chăm sóc.

6. CГўy trбє§u bГ

Trầu bà thường được các gia đình chọn trồng trước cổng nhà hoặc đặt ở bàn bếp, bàn làm việc để lọc chất độc formaldehyde có trong không khí. Ngoài ra, cây có tác dụng làm đẹp cảnh quan cực tốt với những tán lá xanh xum xuê, nhìn rất mát mắt.

Cách chăm sóc cây trồng trong nhà

Để cây trồng trong nhà luôn tươi tốt và phát huy tối đa tác dụng, hãy đảm bảo những yếu tố quan trọng sau:

– Ánh sáng tự nhiên cho cây:

Không phải bất kỳ vị trí nào trong nhà cũng có thể đặt cây xanh, bạn hãy đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển. Trong phòng khách thì nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên khoảng 2 – 3 giờ trước khi di chuyển cây đến chỗ khác.

– Tưới nước đều đặn:

Cũng giống như con người, cây xanh cũng cần có nước để duy trì và phát triển sự sống, vì vậy bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây. Không nên tưới quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước.

Ngoài ra, có thể dùng bình phun sương để phun cho cây, mùa hè 2 lần/ngày, mùa đông thì 1 lần/ngày để tăng thêm độ ẩm cho cây, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây.

– Bón phân:

Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Cứ khoảng nửa tháng – 1 tháng bạn nên bón phân tổng hợp cho cây 1 lần. Một mẹo nhỏ nếu bạn không có thời gian bón phân cho cây thường xuyên, hãy dùng nước vo gạo tưới cho cây.

– Phòng bệnh cho cây và cách hồi phục khi cây khô héo:

Cây cảnh trong nhà không nên sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại thuốc kích thích bởi có thể làm hại đến không khí trong nhà. Nếu cây bị bệnh, nên đưa cây ra vườn điều trị khỏi rồi đặt lại cây vào nhà.

Trong trường hợp cây khô quắt, lá vàng úa, héo rụng,…thì nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ. Đồng thời có thể hòa phân đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng.

Đăng bởi: Lộc Hoàng

Từ khoá: Tại sao nên trồng cây xanh trong nhà? Nên trồng những loại cây nào và cách chăm sóc cây trong nhà

Người Mệnh Kim Nên Trồng Cây Gì Trong Nhà?

Những người mang mệnh Kim nên trồng những cây gì trong nhà để hợp phong thủy, mang lại nhiều may mắn và tài lộc nhất? 

Nhũng người thuộc mệnh kim vẫn thường có những nét cá tính riêng, luôn mạnh mẽ và có phần độc đoán, mang nhiều tham vọng, hoài bão lớn lao. Những người này có nhược điểm rất lớn về tính cách, đó là sự cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ và thiếu sự linh hoạt, cả trong cuộc sống và công việc, sự nghiệp.

Một trong những cách giúp khắc chế tính cách cứng nhắc, bảo thủ ấy và hóa giải nhiều điều không may mắn có thể đến với những người mang mệnh kim chính là chọn một loại cây phong thủy phù hợp để trồng trong nhà hoặc nơi làm việc. Cha ông ta vẫn thường dạy: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Theo quan niệm phong thủy thì có rất nhiều loài cây có tác dụng mang lại sự may mắn, hóa giải tai ương và bảo vệ gia chủ được bình an.

Vì thế, người mệnh kim nên chọn cho mình một loài cây phong thủy nào đó hợp tuổi, hợp mệnh để đặt trong nhà hoặc nơi làm việc. Vậy, những loại cây phong thủy nào là tốt cho người mang mệnh kim?

Những cây phong thủy hợp với mệnh kim 1, Cây kim ngân

Cây kim ngân là một giống cây đã và đang được nhiều người chơi cây phong thủy biết đến như một loài thực vật giúp mang lại may mắn và giàu có, thịnh vượng. Cây giúp cân bằng các nguồn năng lượng cả xấu và tốt cho việc chi tiêu, cũng như làm ăn sinh lời của bạn. Cây cũng rất hợp với những người mang mệnh kim, như chính cái tên của nó đã mang sẵn ý nghĩa này và gần như là cây bản mệnh. Bạn có thể đặt cây ở cửa chính nhà, hoặc trong phòng khách đều được.

Chăm sóc kim ngân rất dễ. Loài cây này có khả năng chịu hạn rất tốt nên dù bạn có quên tưới nước khoảng 10 ngày thì cây vẫn sống tốt. Cây vẫn phát triển được trong điều kiện ánh sáng yếu như trong nhà hoặc trong phòng làm việc. Bạn nên trồng cây vào một chậu đất nung và một loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước cao.

2, Cây kim tiền

Cũng tương tự như cây kim ngân, kim tiền cũng là loài cây hợp với những người mệnh kim ngay từ chính cái tên của nó. Mang ý nghĩa tốt đẹp là thu hút các nguồn năng lượng tốt lành, giúp cho gia chủ giàu có và may mắn, loài cây này cũng được trồng khá phổ biến trong nhà.

Cây còn có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ chất độc hại trong không khí, giảm khói bụi và tiếng ồn, cho bạn một không gian tươi mát, sạch sẽ và có lợi cho sức khỏe. Loài cây này có thể ra hoa, và theo quan niệm phong thủy, nếu cây ra hoa thì là dấu hiệu của sự may mắn đáng mừng nhất.

Chăm sóc cây này cũng rất đơn giản, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu như trong nhà, trong văn phòng, công ty,… Bạn cũng nên hạn chế tưới nước cho cây, khoảng 1 tuần thì tưới cây một lần và trồng cây trong loại đất có khă năng thoát nước tốt.

3, Cây phong lan trắng

Phong lan hoa trắng là loài cây tượng trưng, biểu tượng cho vẻ đẹp của trí tuệ, tư chất thông minh, là một giống hoa mang vẻ thanh lịch, tao nhã, thuần khiết và khiêm tốn, nhã nhặn. Những điểm này vừa hay lại có thể bù trừ cho tính cách cứng nhắc, bảo thủ, thiếu linh hoạt của những người manh mệnh kim. Vì thế cây phong lan trắng rất phù hợp với mệnh kim.

4, Cây lan ý (Huệ hòa bình)

Đây là một trong những giống cây luôn được nhiều yêu cây cảnh, đặc biệt là những người chơi cây phong thủy ưa chuộng. Cây này còn có tên là huệ hòa bình, là cây lọc không khí, có khả năng loại bỏ nhiều chất độc hại và bụi bẩn, cho ta bầu không khí trong lành, tươi mát hơn.

Cây này cũng nằm trong nhóm những cây trồng trong nhà hợp với mệnh kim, giúp mang lại sự may mắn, bình an, hòa thuận và tương tác tốt  trong các mối quan hệ từ gia đình đến làm ăn, cũng như các mối quan hệ trong cuộc sống. Những người mệnh kim nên trồng loài cây có hoa trắng thuần khiết này trong phòng khách hoặc phòng làm việc để có được những lợi ích tuyệt vời mà cây mang lại.

Đây là cây ưa nước nên bạn cần tưới cây 2-3 lần mỗi ngày. Bạn cũng nên cho cây tắm nắng nhẹ nhàng để đủ ánh sáng cho sự phát triển tốt nhất.

5, Cây bạch mã hoàng tử

Bạch mã hoàng tử được biết đến là loại cây thân có màu trắng, lá xanh mướt, tán rộng, các đường gân lá và cả sống lá màu trong suốt. Lá cây này tươi rất lâu và có ý nghĩa phong thủy tốt lành nên cây thường được đặt trong phòng khách, hoặc phòng làm việc.

Theo quan niệm phong thủy, bạch mã hoàng tử có ý nghĩa mang lại sự may mắn và bình an cho người sở hữu cây và đặc biệt, cây rất phù hợp với những người mang mệnh kim.

loài cây này không ưa nước nên bạn chỉ cần tưới một lượng nước vừa đủ với số lần tưới là mỗi tuần một lần, để cây không bị ngập rễ, úng rễ. Ngoài ra, bạn cũng nên cho cây ra ngoài ánh sáng khoảng 2 lần/ tuần để cây luôn xanh tốt, phát triển nhanh hơn.

6, Cây ngọc ngân

Đây là một loài cây lá có màu xanh sẫm, với các đốm trắng rất nổi bật. Chính sự tương phản về màu sắc này giúp cho người ta bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cây này cũng rất phù hợp với người mang mệnh kim, có khả năng hóa giải những điều không may mắn, đem lại sự bình an cho gia chủ hoặc người sở hữu cây. Nếu bạn là người mang mệnh kim, đây sẽ là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Có thể trồng cây trong nhà, đặt trước sảnh, trong phòng khách hoặc nơi làm việc.

Cây Ngọc Ngân khá ưa nước, nên bạn cần tưới khoảng mỗi ngày một lần. Mỗi tuần bạn nên cho cây ra ngoài ánh sáng mặt trời trực tiếp từ 1-2 lần để cây có thể phát triển tốt nhất và luôn xanh mướt nhờ quá trình quang hợp. Nên trồng cây trong những loại chậu chuyên dụng và bằng loại đất thoát nước tốt.

Những lưu ý khi trồng cây phong thủy cho người mệnh kim

Màu vàng là màu của mệnh kim, vì thế bạn nên chọn những loại hoa, loại cây có một bộ phận nào đó trên cây mang màu vàng.

Mệnh kim còn hợp với màu trắng bạc, nếu bạn không tìm được cây có một phần chứa màu này thì có thể lựa chọn màu cho chậu trồng hoặc những đồ trang trí treo trên cây.

Mệnh kim rất kị màu đỏ nên cần tránh những cây có hoa màu đỏ.

Nên chọn những cây có hình lá hơi nhọn, hoặc càng nhọn càng tốt.

Bạn nên đặt khoảng từ 4- 9 chậu cây cảnh trong nhà là thích hợp nhất để tăng khí vận

Người mệnh kim rất hợp với hai hướng là hướng Tây và hướng Tây Bắc. Vì vậy, bạn nên trồng hoặc đặt cây thiên về hai hướng này để có ý nghĩa phong thủy tốt lành nhất.

Những cây trồng trong nhà thường không cần quá nhiều công chăm sóc và nhiều ánh sáng, nhưng bạn vẫn nên dành thời gian chú ý chăm sóc cây tốt nhất để cây phong thủy luôn xanh tốt. Bởi lẽ sự tươi tốt của cây chính là sự may mắn và tài lộc đến với bạn. Nếu cây chết hoặc khô héo, có thể ý nghĩa là vận may cũng đã tận.

Những loài cây khác dành cho người mệnh kim

Các loài hoa: Hoa ngọc lan, hoa bách hợp, hoa mai vàng, hoa ngâu, hoa thủy tiên, cửu ly hương,…

Các loài cây: Cây tùng, cây tre vàng, bách Nhật Bản, cây hàm tiếu, cây quất, quýt, vạn lưỡng kim, cây trầu bà, cây nhện,…

Trồng cây không chỉ là niềm vui, là mang lại những lợi ích cho không khí và môi trường sống, mỗi loại cây còn mang những ý nghĩa phong thủy đầy may mắn và tốt lành cho người sở hữu nó. Đối với những người có mệnh kim, nên chọn loại cây phong thủy thích hợp để khắc chế bớt tính cách bảo thủ, cứng nhắc của mình để mọi việc trong cuộc sống diễn ra suôn sẻ, bình an hơn. 

Ý Nghĩa Và Cách Trồng Cây Đinh Lăng Trong Phong Thủy Đem Lại Sức Khỏe Dồi Dào

Cây đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá, được trồng phổ biến ở Việt Nam với tác dụng chính là để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.

Có nhiều loại cây đinh lăng như đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá tròn, đinh lăng rang,..Chúng đều có mùi thơm, trong đó đinh lăng lá nhỏ được trồng và sử dụng nhiều nhất.

Đặc điểm bên ngoài

Cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm, có thân cây nhỏ, cao khoảng từ 1- 2m, cành mọc so le, lá có răng cưa nhọn không đều, hoa đinh lăng màu trắng hay màu lục nhạt, trái đinh lăng mọc thành chùm có màu trắng bạc, hình trứng, có vòi.

Công dụng tốt cho sức khỏe

Ngoài việc trồng cây đinh lăng làm cảnh thì đinh lăng còn biết đến như một loại cây đa năng thần kỳ vì các bộ phận của cây có thể được sử dụng trong đời sống như gia vị chế biến món ăn và có thể dùng để chữa bệnh.

Người ta thường chọn lá đinh lăng nhỏ có nhiều răng cưa để làm rau sống ăn kèm với các món gỏi hoặc cho vào để gói nem.

Ngoài ra, lá đinh lăng còn có thể kho chung với cá lóc, cá diêu hồng,..thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Củ đinh lăng được dùng để ngâm rượu rất thích hợp với các ông bố.

Còn trong y học cây đinh lăng được mệnh danh là cây nhân sâm của người nghèo, có thể chữa và phục hồi nhiều bệnh lâu năm.

Lá đinh lăng dùng để nấu nước uống giúp bồi bổ cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Dùng đinh lăng phòng và điều trị bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng, suy nhược thần kinh hay bệnh tiền đình, chóng mặt, mất ngủ,..

Các căn bệnh của người già như đau lưng, mỏi gối, đau khớp, thấp khớp kiên trì uống nước thân đinh lăng sắc chung với một số loại thuốc Bắc theo đơn của thầy thuốc thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Hoặc các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thì dùng lá đinh lăng khô sắc uống sẽ nhanh khỏi và khi bị thương ngoài da, nhai lá đinh lăng hoặc giã nát rồi đắp lên vết thương sẽ làm dịu cơn đau.

Các căn bệnh như khó tiểu, liệt dương, ho suyễn, sốt rét, viêm gan mãn tính,…người ta cũng sử dụng đinh lăng để chữa trị.

Nhiều gia đình lựa chọn cây đinh lăng bày trí hay làm cảnh trong nhà bởi vì bên trong cây đinh lăng mang một năng lượng xanh rất dồi dào, đem lại không khí trong lành, dễ chịu cho mọi người.

Loại cây này giúp ngăn chặn các điềm xấu và giữ được tài lộc cho gia chủ của mình.

Cách trồng

Chuẩn bị nguyên liệu

Đất trồng: Đất tơi, xốp

Chậu trồng có thể bằng xi măng hoặc bằng nhựa to

Phân chuồng hoặc phân NPK

Cách thực hiện

Bước 1: Giâm hom giống trong đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK và tưới một ít nước.

Bước 2: Sau khi trồng xong nên phủ lên trên một lớp rơm hoặc bèo tây để giữ độ ẩm và tạo độ mùn cho đất.

Bước 3: Sau khoảng 25 – 30 ngày thì lá non bắt đầu ra, lá ra bắt đầu nhiều và dài tầm 10cm thì bạn có thể nhổ trồng ra chậu.

Đinh lăng là một loại cây rất dễ trồng, cây không thích sống trong môi trường đọng nước, phát triển nhanh nếu được trồng trong đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.

Cây có thể trồng được vào bất kỳ mùa nào trong năm nhưng tốt nhất bạn nên trồng vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 đến tháng 4.

Advertisement

Cách chăm sóc

– Cây đinh lăng dễ trồng cũng dễ sống nên phát triển quanh năm, có tính chịu hạn, ít bị sâu bệnh hại cho nên bạn không cần phải tưới cây liên tục.

– Trường hợp cây bị đọng nước phải thoát nước cho cây. Từ năm thứ 2 trở đi, bạn cần phải tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 9.

– Không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây.

Cây Xương Rồng Trong Phong Thủy Mang Ý Nghĩa Gì?

NỘI DUNG CHÍNH

1. Tổng quan về cây xương rồng 1.1 Cây xương rồng

Cây xương rồng thuộc họ Cactaceae được trồng khắp mọi nơi trên thế giới. Chúng xuất hiện từ rất lâu nên có khoảng 1500 đến 1800 loài với 125 chi khác nhau. Xương rồng thường sống ở những nơi như sa mạc, vùng nhiệt đới, hoang mạc, những nơi có khí hậu khô nóng.

Xương rồng có hoa nhưng hoa nở chậm, chu kỳ hoa từ 6 đến 12 tháng ra một lần. Hoa mọc trực tiếp từ thân, mặc dù cả thân đầy gai góc nhưng hoa nở vô cùng đẹp với nhiều màu như cam, vàng, hồng, đỏ…

Cây xương rồng có nhiều hình dáng tùy theo loại nhưng chúng hầu hết là loại cây có khả năng trữ nước để có thể tự tồn tại trong điều kiện khô hạn. Tuổi thọ của chúng có thể lên từ 300 đến 300 năm.

1.2 Tác dụng của cây xương rồng

Mang trong mình vẻ ngoài gai góc có thể gây sát thương nhưng loại cây này lại có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong đời sống. Hãy điểm qua những lợi ích sau:

Lấy xương rồng làm món ăn

Bạn đã bao giờ được thấy hoặc nếm thử những món ăn được làm từ xương rồng chưa?

Có lẽ nhiều người khá bất ngờ trước thông tin này nhưng thực ra những loại quả thuộc họ xương rồng có thể quen thuộc nhất chính là thanh long. Đây là loại quả phổ biến có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và các vitamin cho con người.

Một loại quả thường xuyên được chế biến thành thạch và rượu vang chính là Xương rồng Saguaro. Một loại xương rồng được dùng thường xuyên trong bữa ăn của người Ấn Độ, hạt cũng được nghiền và dùng làm thực phẩm.

Quả xương rồng gai Echinocactus có ngoại hình như quả thanh long nhưng nhỏ hơn và có vị dâu tây khi ăn. Tại Nam Mỹ hay Châu Phi các món ăn từ lá, nụ, hoa và quả thuộc họ Opuntia, ví như món hoa xương rồng Cholla xào hành tây, trộn salad, nước sinh tố từ quả cây xương rồng lê gai với cách chế biến đặc biệt.

Ngoài ra xương rồng là loại cây thường được dùng làm thức ăn khô cho động vật ở Ấn Độ.

Dùng cây cảnh trang trí và bảo vệ

Đặc tính nhiều gai nhọn, dễ gây sát thương nên cây xương rồng được trồng ở các hàng rào có tác dụng bảo vệ quanh khu nhà, tường rào tạo cảnh quan đẹp mắt và đảm bảo an ninh.

Hiện nay nhiều người dùng những loại cây xương rồng nhỏ để trang trí trong những không gian như phòng làm việc, phòng bếp….

Dùng làm thuốc chữa bệnh

Ngoài công dụng thường ngày như thực phẩm cho người, động vật thì trong 1500 đến 1800 loại xương rồng cũng có loại có tác dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học. Chẳng hạn như:

Xương rồng Lophocereus Schittii có tác dụng chống ung thư và tiểu đường tốt.

Selenicereus grandiflorus có thân và hoa được chế biến thành thuốc chống bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và đau thắt ngực.

Một số loại khác được biết đến với công dụng như sát trùng, tiêu nhũng, thông tiện. Lá cây giúp thanh nhiệt, giải độc. Nhựa giúp chống ngứa, chữa đau bụng. Quả có thể trị ho gà.

Thanh lọc không khí

Cây xương rồng tuy có rất nhiều gai nhưng có khả năng hấp thụ bức xạ xấu trong nhà. Đặc biệt loại cây này chứa một nội hàm phong thủy khá tốt.

Có thể bạn chưa biết: Cây trồng trong nhà tốt nhất

1.3 Ý nghĩa cây xương rồng

Xương rồng sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn khỏe mạnh, vững trãi. Chính vì vậy nó là biểu tượng nhắn nhủ đến con người luôn phải tiến về phía trước cho dù khó khăn, đắng cay như thế nào.

Tuy bên ngoài gai góc, khó gần nhưng bên trong lại mềm mại mọng nước. Chứng tỏ ý nghĩa sâu sắc rằng những người bề ngoài khá khô khan nhưng bên trong họ lại giàu tình cảm, giàu lòng nhân ái. Chính là ứng với câu “đừng nên nhìn mặt mà bắt hình dong”.

2. Cây xương rồng trong phong thủy

Xương rồng là cây mọng nước, có vô số gai nhọn phân bổ khắp thân. Chúng được yêu thích bởi hình dáng kỳ lạ, phong phú, dễ chăm sóc. Vậy cây xương rồng trong phong thủy có tác dụng gì?

2.1 Ý nghĩa về mặt phong thủy

Như những phần phía trên đã nói, cây xương rồng mang ý nghĩa phong thủy khá lớn, nó thuộc điềm tốt cho chủ sở hữu bởi nó tượng trưng cho:

Đối với bạn bè hay đôi lứa yêu nhau thì đay là loại cây tượng trưng cho sự vĩnh cửu trong tình yêu, tình bạn. Nam và nữ dùng cây xương rồng tặng cho nhau thì tình cảm sẽ không bao giờ nhạt phai và có thể cùng nhau vượt qua nhiều rào cản.

Đối với những người có gia đình thì cây xương rồng sẽ tượng trưng cho một gia đình hạnh phúc, bền lâu, sức khỏe dẻo dai để vượt qua nhiều bão tố.

Hơn nữa, theo quan niệm phương Đông, hình dáng cây xương rồng thuộc loại đặc biệt, thân phát triển theo hướng đi lên, giống như biểu tượng cho sức mạnh, chí tiến thủ của người trồng.

Tuy nhiên, khi đặt cây xương rồng trong nhà cũng cần chú ý đến vị trí, hướng đặt để mang lại một không gian tài lộc, may mắn cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ cho các thành viên trong gia đình.

Cây xương rồng được bao bọc bởi gai nên có khả năng hóa hung cao. Đối với cuộc sống hôn nhân, trong quan niệm dân gian, nếu cây được đặt tại vị trí có con giáp tương ứng với vợ hoặc chồng sẽ giúp cả hai thông cảm và hiểu cho nhau hơn. Nếu được trồng sau nhà thì sẽ giúp xua đuổi năng lượng xấu xâm nhập vào nhà.

Cũng chính vì quá nhiều gai nên có thể mang lại sát khí, những chiếc gai này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Vì vậy nên nắm rõ được ý nghĩa của cây xương rồng cũng như các lưu ý để không gặp rắc rối.

2.2 Cây xương rồng hợp với người tuổi gì?

Cây xương rồng có bề ngoài và mang cốt cách của loài rồng vì vậy nó phù hợp với người tuổi Thìn. Người tuổi Thìn thường khoan dung đại lượng, tràn trề sinh lực và có sức khỏe dồi dào. Tài vận của họ cũng khá thịnh nhưng lại dễ bị tiểu nhân cản trở. Bởi vậy chưng một cây xương rồng sẽ mang lại điều tốt, ngăn chặn điều xấu về tình duyên lẫn sức khỏe.

Những người tuổi Thìn năm: 1940, 1952, 1976, 1988, 2000….

Về mệnh, những người phù hợp với cây xương rồng mang mệnh kim. Người mệnh kim nếu trồng cây xương rồng sẽ giúp hóa giải những điều xui xẻo, phòng trừ tiểu nhân đồng thời mang lại may mắn và tài lộc cho bản thân họ.

Những người mệnh Kim sinh năm: Canh Thìn (1940), Tân Tỵ (1941), Canh tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985)…

2.3 Đặt cây xương rồng hướng nào tốt?

Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy thì nhiều người còn quan tâm đến hướng đặt, nơi đặt. Vậy nên đặt nơi nào mới tốt cho phong thủy?

Cây xương rồng thích hợp với tuổi Thìn nên hướng đặt cũng là hướng của người tuổi Thìn là Tây Bắc. Đặt ở hướng này không chỉ mang lại thuận lợi trong đường công danh mà còn mang đến bình an cho gia đình.

Trong phong thủy, loài cây này thích hợp với mệnh Kim nên cũng thích hợp với hướng Tây, Tây Bắc. Đặt hướng này giúp hóa giải, tiêu diệt những nguồn năng lượng xấu nên vô cùng thích hợp.

Cây xương rồng cũng là loài cây thích hợp trồng trước mộ vì nó có sức sống mãnh liệt mà không cần sợ rắn, rết hay ngập úng. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa cầu mong cho người quá cố được an yên, khỏe mạnh bên thế giới bên kia.

3. Những điều cấm kỵ khi trồng cây xương

Cây xương rồng là loại cây không cần nhiều nước nên chúng ta nên hạn chế việc tưới nước nhiều. Như vậy sẽ dễ bị úng nước và thối gốc sẽ mất hết tài lộc.

Không nên đặt ở những nơi tối tăm ít ánh sáng.

Không nên đặt ở phòng ngủ bởi nó sẽ dễ gây ra những cảm xúc, tổn thương không đáng có.

Không đặt trong phòng khách bởi phòng khách là nơi giúp chúng ta thư giãn, nếu đặt ở đây sẽ bị cây làm tiêu tan đi những nguồn năng lượng tốt.

Không đặt cây xương rồng ở trong văn phòng công ty bởi nó ảnh hưởng đến người đứng đầu.

Không đặt cây xương rồng trong phòng tân hôn vì đối đầu, ăn miếng trả miếng của những chiếc gai sắc nhọn của cây. Đặt cây xương rồng sẽ khiến trong phòng tân hôn sẽ khiến vợ chồng không bao dung, nhẫn nhịn, gây tổn thương và ảnh hưởng đến cảm xúc, tình cảm vợ chồng.

Không đặt gần bếp lửa bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây.

Do cây xương rồng có nhiều gai nhọn nên chúng ta nên đặt ở trên cao tránh những va chạm, xây xước ngoài ý muốn.

4. Cách chăm sóc cây xương rồng

Là loài cây dễ sống, dễ chăm sóc nhưng để chúng có thể dễ dàng ra hoa và khỏe mạnh thì cần chú ý những yếu tố như nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng.

Về nước, không để chúng bị úng và ngập. Nên chọn loại đất xốp pha cát cho dễ thoát nước. Khi trồng cây, nên chú ý đến đường thoát nước và chú ý che chắn để không bị chết rễ.

Về không khí và ánh sáng, để cây phát triển và sinh trưởng tốt mỗi ngày thì cây này cần được “hứng” nắng trực tiếp từ 3-5 tiếng. Còn đối với những cây được để những nơi thiếu ánh sáng như nhà vệ sinh, nhà tắm… thì thường xuyên đem ra phơi nắng ít nhất 1 lần/ngày.

Về nhiệt độ, nhiệt độ tốt nhất là từ 20 đến 28 độ. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng, thậm chí gây chết cây.

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 1

Tặng 5 sao khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Tiêu Chí Chọn Cây Phong Thủy Trồng Trong Nhà Nên Biết trên website Konu.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!